Tình hình khuyến nông ở Cao Bằng và Nguyên Bình

Một phần của tài liệu Đánh giá và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông tại xã quang thành huyện nguyên bình tỉnh cao bằng giai đoạn 2012 2014 (Trang 29)

2.3.3.1. Khuyến nông Cao Bằng

 vị trí và chức năng

Trung tâm Khuyến nông là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng, chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác chuyên môn của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư Quốc gia (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

Trung tâm có chức năng giúp Giám đốc Sở NN & PTNT triển khai các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, thủy sản, bảo quản, nông, lâm, thủy sản và Phát triển nông thôn trên địa bàn Tỉnh.

Trung tâm có tư cách pháp nhân, kinh phí hoạt đọng, có con dấu riêng, được mở tài khoản do Kho bạc nhà nước để hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

 Nhiệm vụ

- Đề xuất cho sở NN&PTNT và trung tâm khuyến nông –khuyến ngư Quốc gia công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch, cơ chế chính sách về hoạt động và chương trình, dự án,thuộc lĩnh vưc khuyến nông hàng năm và dài hạn.

- Tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình, dự án, đề án, hoạt động khuyến nông được các cấp có thẩm quyền phê duyệt trên địa bàn Tỉnh.

- Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực khuyến nông trên địa bàn Tỉnh.

- Công tác thông tin tuyên truyền.

- Công tác bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo.

- Xây dụng mô hình và chuyển giao khoa học công nghệ. - Tư vấn và dịch.

21

- Tổng kết đánh giá việc thực hiện các kế hoạch, chương trình, dự án , đề án hoạt động khuyến nông trên địa bàn Tỉnh.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở NN&PTNT giao.

 Thành tựu

Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Cao Bằng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Về công tác thông tin tuyên truyền, Trung tâm đã kịp thời phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ, Bộ Nông nghiệp & PTNT, của tỉnh và sự chỉ đạo của Sở Nông nghiệp & PTNT về sản xuất nông, lâm nghiệp trên địa bàn,nêu gương các điển hình tiên tiến trong sản xuất phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp. Trong năm, Trung tâm đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề " Một số giải pháp phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm vùng cao bền vững" với hơn 220 đại biểu tham dự.

Năm 2013, Trung tâm đã tổ chức 2 lớp tập huấn về kỹ thuật ươm giống cây lâm nghiệp và kỹ thuật chăn nuôi lợn an toàn sinh học cho 60 học viên; 2 lớp tập huấn ngoài mô hình dự án máy khuyến công cho 60 nông dân; 2 lớp tập huấn ngoài mô hình cây lâm nghiệp cho 60 nông dân. Các lớp tập huấn diễn ra đảm bảo theo đúng tiến độ và yêu cầu của hợp đồng.

Dự án gieo thẳng lúa bằng công cụ sạ hàng, quy mô 22 ha, triển khai tại xã Hoàng Tung, huyện Hoà An và xã Lý Bôn, huyện Bảo Lâm với 170 hộ tham gia. Đã tổ chức triển khai tập huấn, tham quan tổng kết, tổ chức tập huấn ngoài mô hình cho 60 học viên nông dân (thời gian 4 ngày).

Dự án trồng rừng cây nguyên liệu thâm canh (keo tai tượng), quy mô 113 ha/70 hộ tham gia tại các xã Trương Lương huyện Hoà An, xã Thái Cường huyện Thạch An, xã Hồng Đại huyện Phục Hoà. Tổ chức tổng kết 3 năm, cây phát triển tốt, cao 1-2 m, các hộ tham gia dự án tiếp tục theo dõi chăm sóc. Qua mô hình giúp cho người dân hiểu thêm về KHKT, tạo công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập, góp phần định canh định cư ổn định đời sống, phủ xanh đất trống, bảo vệ môi trường. Dự án máy khuyến công, trong đó có 05 máy làm đất đa năng tại xã Kim Đồng huyện Thạch An, 01 máy gặt đập liên hợp tại xã Quý Quân huyện Hà Quảng. Tổ

22

chức tập huấn, cung ứng máy móc, tham quan tổng kết. Qua đánh giá mô hình nâng cao hiệu quả, tiết kiệm chi phí sản xuất, tăng hệ số sử dụng đất, tiết kiệm công lao động, tăng năng suất cây trồng, đảm bảo tiến độ, thời vụ gieo trồng.

Ngoài ra, Trung tâm còn phối kết hợp với các dự án về nông nghiệp trên địa bàn tỉnh như: Dự án Kinh doanh với người nghèo nông thôn (DBRP Cao Bằng), Dự án PSARD, Dự án Helvetas… tổ chức 07 lớp tập huấn TOT về lớp học hiện trường (FFS) cho trên 200 học viên là cán bộ khuyến nông, bảo vệ thực vật, thú y các huyện, xã của dự án nhằm trang bị kiến thức về phương pháp, kỹ năng tổ chức thực hiện lớp học hiện trường cho các huyện, xã để phục vụ công tác tập huấn FFS tại cơ sở.

Trung tâm còn phối hợp với Dự án khí sinh học thành lập văn phòng Dự án khí sinh học tỉnh Cao Bằng địa điểm đặt tại Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư tỉnh Cao Bằng, tổ chức tập huấn về kỹ thuật viên và thợ xây khí sinh học cho 15 học viên, sau khoá học các học viên sẽ trực tiếp tổ chức xây dựng các bể Biogas do dự án hỗ trợ tại cơ sở. Tham gia với Dự án Helvetas hướng dẫn quy trình kỹ thuật làm phân compost; tờ gấp về kỹ thuật chế biến thức ăn thô xanh cho trâu bò; tham gia điều tra các hộ dân tộc về thực trạng trồng trọt chăn nuôi tại huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm.

2.3.3.2. khuyến nông Nguyên Bình

Trạm Khuyến nông huyện Nguyên Bình quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của Trạm được thể hiện trong sơ đồ sau:

Hình 2.3: Sơ đồ chức năng, nhiệm vụ của trạm khuyến nông huyện Nguyên bình

23

Trạm khuyến nông huyện Nguyên Bình là đơn vị sự nghiệp có chức năng, nhiệm vụ sau:

- Xây dựng kế hoạch hoạt động khuyến nông trình lên cơ quan cấp trên đề nghị phê duyệt và tổ chức thực hiện.

- Giúp Trung tâm khuyến nông tỉnh đưa các tiến bộ KHKT, kinh nghiệm sản xuất và các điển hình tiên tiến về sản xuất nông nghiệp vào thực tế sản xuất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bồi dưỡng cho cán bộ khuyến nông cơ sở về kỹ thuật, quản lý kinh tế, thông tin thị trường, tay nghề… Nhằm nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở.

- Hướng dẫn thực hiện các quy trình kỹ thuật, triển khai các chương trình dự án khuyến nông, xây dựng các mô hình trình diễn khuyến nông trên địa bàn huyện Nguyên Bình.

- Xây dựng kế hoạch, hướng dẫn hoạt động cho đội ngũ khuyến nông cơ sở. Thực hiện nhiệm vụ khác do UBND huyện giao cho.

Kể từ khi thành lập cho tới nay, Trạm đã tổ chức nhiều hoạt động mang lại hiệu quả cho người nông dân trong sản xuất nông nghiệp góp phần cải thiện đời sống với các hoạt động thực tiến như: tập huấn kỹ thuật cho hàng vạn lượt người tham gia về lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi. Xây dựng thành công nhiều mô hình trình diễn, chuyển giao thành công các tiến bộ KHKT mới tới người dân, cung cấp thông tin thị trường…

Trạm còn thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển nông nghiệp nông thôn.

Trạm thường xuyên phối hợp với đài phát thanh huyện, đài phát thanh các xã, thị trấn để tuyên truyền khuyến cáo các tiến bộ KHKT, các mô hình sản xuất hiệu quả, các kinh nghiệm sản xuất, các điển hình sản xuất… Đến người dân góp phần nâng cao nhận thức của người dân thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, xây dựng nông thôn mới.

24

Phần 3 ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Các hoạt động khuyến nông của xã Quang Thành, Nguyên Bình, Cao Bằng.

- Hiệu quả của công tác khuyến nông trong phát triển nông nghiệp nông thôn.

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn xã Quang Thành, Nguyên Bình, Cao Bằng.

- Phạm vi thời gian:số liệu nghiên cứu năm 2012-2014 và số liệu điều tra phỏng vấn năm 2014.

3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

3.2.1. Địa điểm

Xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng 3.2.2. Thời gian nghiên cứu

Từ ngày 5 tháng 1 đến tháng 5 tháng 4 năm 2015

3.2. Nội dung nghiên cứu

- Nghiên cứu thực trạng công tác khuyến nông xã Quang Thành, Nguyên Bình, Cao Bằng.

- Phân tích tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động khuyến nông tại xã.

- Đánh giá hiệu quả của công tác khuyến nông trong phát triển nông nghiệp nông thôn.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông tại địa phương.

25

3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu

* Số liệu thứ cấp

Những số liệu thu thập từ các tài liệu đã công bố của cán bộ khuyến nông, báo cáo tổng kết cuối năm của xã Quang Thành.

* Số liệu sơ cấp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp, gián tiếp và đồng thời quan sát thông qua hoạt động khảo sát thực tế.

- Phương pháp phỏng vấn.

+ Trực tiếp: Phỏng vấn của cán bộ khuyến nông, của nông dân để tìm hiểu thực trạng các hoạt động khuyến nông của xã.

+ Gián tiếp: Thông qua phiếu điều tra, bảng hỏi để phỏng vấn một số hộ nông dân trên địa bàn xã.

- Phương pháp quan sát.

Là phương pháp mà người theo dõi, quan sát trực tiếp, tiếp xúc với đối tượng được kiểm tra, giám sát để quan sát, xem xét một cách cụ thể diễn biến các hoạt động và kết quả hoạt động khuyến nông để thu thập thông tin số liệu. quan sát thu thập thông tin đã được sử dụng gồm cách thức tiếp cận và thu thập thông tin từ thực tế.

Quan sát trực tiếp là một cách tốt để kiểm tra chéo các thông tin, những câu trả lời của những người phụ trách công tác khuyến nông xã và các câu trả lời của người dân khi phỏng vấn.

- Phương pháp điều tra chọn mẫu:

Chọn mẫu điều tra theo phương pháp ngẫu nhiên

Chọn danh sách các hộ theo danh sách do khuyến nông viên cơ sở, các trưởng thôn tại các xóm chọn điều tra cung cấp.

Xác định mẫu ở mỗi nhóm hộ. Căn cứ vào thực tế sản xuất của từng địa điểm nghiên cứu.

26

Phiếu điều tra được em xây dựng thông qua các bước:

Bước 1: Dự thảo nội dung phiếu điều tra với các nội dung nghiên cứu. Bước 2: Tiến hành điều tra thử ở một số các địa điểm nghiên cứu.

Bước 3: Bổ xung, chỉnh sửa và hoàn thiện mẫu phiếu điều tra chính thức cho các địa điểm chọn nghiên cứu của đề tài.

Nội dung phiếu điều tra bao gồm các phần: - Thông tin cơ bản về hộ

- Tình hình sử dụng đất đại của hộ - Thông tin chi tiết về vấn đề điều tra

+ Với các phiếu câu hỏi chuẩn bị sẵn, kết hợp với các câu hỏi mở em tiến hành phỏng vấn trực tiếp các hộ.

3.3.2. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu sau khi đã được thu thập được tiến hành tổng hợp và phân tích bằng các chương trình Microsoft office Excel. Sau đó so sánh hiệu quả và tốc độ phát triển giữa các thời kỳ, tìm ra những mặt tích cực và những biện pháp để khắc phục những hạn chế trong hoạt động khuyến nông nhằm nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông xã.

27

Phần 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Quang Thành

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Quang Thành nằm về phía Nam của huyện cách trung tâm huyện 22 km, có diện tích tự nhiên là 5.911,16 ha; có 12 thôn, xóm phân bố rải rác trên các ven sườn núi và ven các thung lũng và là xã đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 135 giai đoạn II.

- Phía Nam giáp xã Hưng Đạo. - Phía Tây giáp xã Thành Công.

- Phía Bắc giáp Thị Trấn Nguyên Bình, Tĩnh Túc và xã Thể Dục. - Phía Đông giáp xã Tam Kim.

4.1.1.2. Điều kiện địa hình, địa thế và tài nguyên thiên nhiên của xã (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Điều kiện địa hình, địa thế

Quang Thành là xã một xã ở vùng núi cao nên diện tích đất đồi núi chiếm 92,8% tổng diện tích tự nhiên. Phía Bắc được bao bọc bởi các dãy núi cao, đỉnh cao nhất 1.888,8m (so mặt biển) và thấp dần về hướng Nam. Phía Nam được bao bọc bởi các dãy núi: Nà Nỉ đỉnh cao 1.584 m và dãy núi Khan Dinh cao 1.188 m (so mặt biển) và thấp dần về phía Bắc dọc theo hệ thống sông (Lũng Mười) Đất đai của xã hầu hết trên độ cao 750m và dốc trên 250. Dọc theo sông Lũng Mười có những dải đất ở độ dốc thấp, độ cao khoảng 400 - 450m đây là địa bàn sản xuất của xã.

* Tài nguyên nước.

Nguồn nước phục vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân trong xã được khai thác từ hai nguồn nước mặt và nước ngầm, cụ thể:

- Nguồn nước mặt: Đây là nguồn nước chính phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân trong xã, trong đó đặc biệt quan trọng là hệ thống sông suối và

28

hệ thống ao trên hồ toàn xã. Do địa hình dốc nên khả năng giữ nước còn hạn chế, mặt khác nguồn nước mặt phân bố không đồng đều trên lãnh thổ dẫn đến một số khu vực thường thiếu nước vào mùa khô.

- Nguồn nước ngầm: Hiện tại chưa có công trình, dự án nào nghiên cứu, khảo sát về trữ lượng nước ngầm trên địa bàn xã, song qua điều tra khảo sát sơ bộ ở một số khu vực người dân đã đào giếng và sử dụng nước ngầm phục vụ sinh hoạt, chất lượng khá tốt. Tuy nhiên do địa hình cao nên khả năng giữ nước hạn chế và ở tầng sâu, theo cấu trúc địa chất của toàn vùng cho thấy mức độ chứa nước ngầm không nhiều.

* Tài nguyên đất

Với tổng diện tích tự nhiên của xã là 5.911,16 ha, so với mặt bằng trung của huyện thì tài nguyên đất của xã Quang Thành là không nhiều. Ở đây chủ yếu là đất rừng, đất trồng cây lâu năm và đất đồi núi cao. Diện tích đất canh tác và đất ở, đất có khả năng sản xuất nông chỉ chiếm tỷ lệ ít. Vì vậy đất đai cần được sử dụng hợp lý, hiệu quả và tránh lãng phí.

29

Bảng 4.1: Tình hình sử dụng các loại đất chính của xã Quang Thành

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh(%)

Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 13/12 14/13 BQ Tổng diện tích đất tự nhiên 5.911,16 100 5.911,16 100 5.911,16 100 100 100 100 1. Đất nông nghiệp 475,81 8,04 474,95 8,03 464,67 7,86 99,9 97,9 98,9 2. Đất Lâm nghiệp 5.230,63 88,5 5.230,63 88,5 5.239,63 88,6 100 100,1 100,1 3. Đất nhà ở 17,60 0,29 17,63 0,23 17,66 0,29 79,3 126,1 102,7 4. Đất chuyên dung 70 1,18 71 1,20 72,55 1,22 101 101,7 101,4 5. Đất chưa sử dụng 117,12 1,98 116,95 1,97 116,65 1,97 99,5 100 99,75

30

* Nguyên nhân

Để phục vụ dự án làm đường của Nhà nước, xây dựng trường học, nhà cửa ...nên diện tích đất nông nghiệp, đất nhà ở, đất chuyên dùng tăng lên. Diện tích đất lâm nghiệp tăng lên nhờ các chương trình dự án về trồng rừng để phủ xanh đồi núi…

* Tài nguyên rừng

Theo số liệu thống kê đất đai năm 2014, diện tích đất lâm nghiệp của xã là 5.239,63 ha, chiếm 88,6% diện tích đất tự nhiên toàn xã, trong đó toàn bộ là đất rừng phòng hộ. Công tác khoanh nuôi rừng, bảo vệ và trồng mới rừng đã được chính quyền và nhân dân quan tâm, nhiều dự án chương trình 661, chương trình

Một phần của tài liệu Đánh giá và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông tại xã quang thành huyện nguyên bình tỉnh cao bằng giai đoạn 2012 2014 (Trang 29)