V tb = mo − mt
5. EC: chuẩn epicatechin
3.2.4.2. Ảnh hưởng của nồng độ caffein
Caffein tách trực tiếp từ chè búp khô được pha trong dung dịch nền HCl 1M thành các dung dịch thử nghiệm nồng độ 0,01 g/l đến 5,00g/l trong dung dịch HCl 1M khảo sát khả năng ức chếăn mòn thép CT38. Ảnh hưởng của nồng
độ caffein tới sự ăn mòn thép CT38 trong dung dịch HCl 1M được nghiên cứu bằng ba phương pháp: phương pháp tổn hao khối lượng, phương pháp điện hóa và phương pháp tổng trở.
a) Phương pháp tổn hao khối lượng
Mẫu thép CT38 ngâm 1 ngày trong dung dịch thử nghiệm xác định tốc độ ăn mòn trung bình sau 1 ngày theo công thức 2.2, tính hiệu quả ức chế ăn mòn theo công thức 3.5. Kết quả tính toán thu được trong bảng 3.13
Bảng 3.13: Các thông số quá trình thử nghiệm ăn mòn thép CT38 trong môi trường HCl 1M có mặt caffein nồng độ khác nhau theo phương pháp tổn hao khối lượng.
C (g/l) S(cm2) mo (g) mt (g) ∆m(g) vtbx10 2 (g/cm2.ngày) H (%) 0,00 58,3438 45,0657 43,3952 1,6705 2,86 0,01 57,0492 44,8175 43,3257 1,4870 2,61 8,97 0,05 56,2482 44,6105 43,2945 1,3160 2,34 18,29 0,10 55,9998 43,9625 43,1627 0,7998 1,43 50,12 0,50 56,0838 44,0044 43,5954 0,4090 0,73 74,53 1,00 56,1758 44,5568 44,3573 0,1995 0,36 87,60 2,00 55,9326 44,2840 44,1128 0,1712 0,31 89,31
3,00 56,6104 44,5730 44,4696 0,1034 0,18 93,62
5,00 56,6766 45,0250 44,9057 0,1193 0,21 92,65
Ở nồng độ nhỏ (dưới 0,10g/l) hiệu quả bảo vệ rất thấp, mẫu bị ăn mòn rõ rệt, các mẫu sau khi ngâm 1 ngày chuyển sang màu đen và bọt khí sủi mạnh trong khi các mẫu ngâm trong dung dịch có nồng độ caffein từ 1,00g/l trở nên
được bảo vệđáng kể, bằng mắt thường quan sát các mẫu trắng sáng và hầu như
không sủi bọt khí. Kết quả tính toán cũng cho thấy khi nồng độ caffein tăng, tốc
độăn mòn trung bình giảm rõ rệt. Hiệu quả bảo vệ cao nhất đạt 93,62% ở nồng
độ dịch chiết 3,00g/l. Dung dịch 5,00g/l caffein có độ bền không cao, dung dịch sau khi pha khoảng 1 tuần là bị cặn lơ lửng.