Ban hành văn bản hướng dẫn Luật BHXH

Một phần của tài liệu Thực thi pháp luật bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 70)

Mục tiêu đặt ra khi xây dựng Luât BHXH sửa đổi đó là mở rộng đối tượng tham gia BHXH, hoàn thiện các chế độ chính sách BHXH, đảm bảo sự bình đẳng trong tham gia và thụ hưởng BHXH, đảm bảo nguyên tắc đóng hưởng, sự bền vững của hệ thống BHXH, tổ chức thực hiện minh bạch, đơn giản, thuận tiện hơn. Nhiều chế độ chính sách được hoàn thiện sẽ đem lại lợi ích thiết thực cho NLĐ; sẽ mở rộng nhiều đối tượng tham gia, nhất là lao động khu vực phi chính thức và đặc biệt, NLĐ nghèo sẽ được ngân sách nhà

64

nước hỗ trợ khi tham gia BHXH; chế độ thai sản linh hoạt hơn, tỷ lệ đóng hưởng BHXH công bằng hơn...Luật BHXH sửa đổi năm 2014 hướng tới các mục tiêu quan trọng: Bảo đảm an sinh xã hội cho người dân thông qua việc bổ sung, điều chỉnh chính sách để mở rộng diện bao phủ BHXH, phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 50% số lực lượng lao động tham gia BHXH. Bảo đảm an toàn, cân đối quỹ BHXH thông qua việc xây dựng lộ trình hợp lý nhằm điều chỉnh công thức tính lương hưu theo nguyên tắc đóng - hưởng; nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan BHXH, đẩy mạnh cải cách thủ tục BHXH; nâng cao tính tuân thủ pháp luật về BHXH thông qua việc tăng chế tài xử phạt vi phạm pháp luật..[22]. Luật BHXH 2014 đã được ban hành và đến ngày 1/1/2016 mới chính thức đi vào có hiệu lực, nhưng trên thực tế chúng ta chưa có cơ sở nào để kiểm nghiệm được hiệu quả mà nó mang lại, vì thế nên rất cần khẩn trương xây dựng, ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật, chuẩn bị các công việc, điều kiện bảo đảm cho việc triển khai Luật hiệu quả để tránh gặp phải những sai sót, nhầm lẫn không đáng có trong quá trình thực hiện pháp luật BHXH trên cả nước.

3.2.2. Bổ sung một số các quy định về Pháp Luật BHXH tự nguyện.

Pháp luật hiện hành mới chỉ quy định có hai chế BHXH tự nguyện đó là hưu trí và tử tuất. Tuy nhiên, đây là hai chế độ BHXH dài hạn, người tham gia bảo hiểm phải đóng góp trong thời gian ít nhất là 20 năm. Trong khi đó thu nhập của Lao động tham gia loại hình này thì hầu hết lại không ổn định, không liên tục do công việc mang tính thời vụ. Như vậy, rất khó để đảm bảo sự tham gia BHXH liên tục của đối tượng lao động này mà tính liên tục lại là một điều kiện được chi trả BHXH. Mặt khác, việc thực hiện mở rộng, bổ sung các quy định và tăng số lượng chế độ BHXH tự nguyện nhằm tăng sự bảo vệ của BHXH tự nguyện cho đối tượng tham gia, góp phần ổn định đời sống cho người lao động khi ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, đồng thời tạo cho BHXH tự nguyện tăng thêm tính hấp

65

dẫn, thu hút được sự quan tâm của các đối tượng. Qua thực tế tại Thái Nguyên và một số tỉnh khác qua 5 năm thực hiện và đối chiếu những quy định về BHXH tự nguyện theo Luật mới (2014) thì có thể nhận thấy một vài vấn đề nên nghiên cứu rà soát và bổ sung, cụ thể là:

Thứ nhất, bổ sung các chế độ BHXH tự nguyện

Luật BHXH gồm hai chế độ là hưu trí và tử tuất. Quy định này trong điều kiện hiện nay là phù hợp. Tuy nhiên, về mặt pháp lý và nhu cầu của người dân, BHXH tự nguyện cần tính đến việc tăng thêm các chế độ BHXH, trước hết là chế độ tai nạn lao động. Chế độ tai nạn lao động là một trong những chế độ được thực hiện sớm nhất thế giới khi công nghiệp khai thác phát triển. Đối với Việt Nam, hiện nay, chúng ta đang tiến hành công nghiệp hóa đất nước, nhất là thực hiện công nghiệp hóa ở nông thôn, các cơ sở sản xuất nhỏ sẽ phát triển, điều này làm nguy cơ tăng tai nạn lao động. Do đó, nhu cầu về chế độ bảo hiểm tai nạn lao động có thể tăng. Tuy nhiên, trên thực tế với những người tham gia BHXH tự nguyện khó phân biệt giữa tai nạn lao động và tai nạn thông thường, nên nếu thêm chế độ này thì cũng cần phải có cơ chế kiểm tra, giám định phù hợp. Điều này có lẽ còn gặp nhiều khó khăn trong tình hình BHXH Việt Nam hiện nay.

Mặt khác, khi BHXH tự nguyện đã phát triển ổn định cần tính đến từng bước bổ sung thêm chế độ ốm đau. Để tăng sự bảo vệ cho các đối tượng tham gia, đồng thời tăng tính hấp dẫn của BHXH tự nguyện từ đó thu hút thêm đối tượng tham gia chính sách. Đối tượng áp dụng chế độ ốm đau có thể áp dụng là người lao động có tham gia BHXH như hiện hành. Thời gian hưởng chế độ ốm đau của người tham gia BHXH tự nguyện được tính như người tham gia BHXH bắt buộc. Thời gian hưởng chế độ ốm đau tính là thời gian đóng BHXH, người lao động không phải đóng BHXH. Người lao động tham gia BHXH tự nguyện hưởng chế độ ốm đau tùy vào từng điều kiện cụ thể, mức hưởng có thể bằng 25%, 50%, 75% mức thu nhập đóng BHXH của

66 tháng liền kề trước khi nghỉ việc [14].

Thứ hai, về mức đóng BHXH tự nguyện và thu nhập được bảo hiểm.

Cần đưa ra các cơ chế để xác định mức đóng bảo hiểm và mức thu nhập được bảo hiểm rõ ràng, cụ thể, chi tiết bởi phần lớn đối tượng tham gia BHXH tự nguyện không có tiền công, tiền lương ổn định. Việc xác định thu nhập làm căn cứ đóng BHXH và hưởng BHXH đối với họ là điều khó khăn. Đối với cơ quan BHXH, do thu nhập của người lao động không ổn định, sẽ gây ra những trở ngại trong nghiệp vụ BHXH. Cơ quan BHXH không quản lý được mức thu nhập của họ, vì thế sẽ khó xác định mức đóng BHXH cụ thể.

Thứ ba, hoàn thiện các quy định về chế độ hưu trí như:

+ Tăng độ tuổi nghỉ hưu theo lộ trình

Theo những báo cáo gần đây cho thấy, dân số Việt Nam đang có xu hướng già đi, nhờ công nghệ, hệ thống chăm sóc sức khỏe đạt được những bước tiến đáng kể, tuổi thọ theo đó cũng dần được cải thiện. Do vậy, để đảm bảo quyền lợi đầy đủ cho các đối tượng tham gia nên quy định lộ trình hoặc nguyên tắc tăng dần tuổi nghỉ hưu theo mức tăng tuổi thọ đạt được sau mỗi thời kỳ để tránh tình trạng thâm hụt quỹ BHXH do nguyên nhân già đi của dân số.

Đồng thời, dưới góc độ bình đẳng giới, cần quy định tuổi nghỉ hưu của lao động nữ một cách phù hợp để có thể bình đẳng với nam giới. Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới không có sự phân biêt giữa nam và nữ trong việc xác định tuổi nghỉ hưu thì Việt Nam vẫn tồn tại sự chênh lệch này. Nên chăng, cần xác định tuổi nghỉ hưu là quyền chứ không phải là nghĩa vụ của lao động nữ, từ đó quy định độ tuổi 55 là tuổi có thể nghỉ hưu của lao động nữ và độ tuổi 60 là tuổi nghỉ hưu chung của cả hai giới.

Thứ tư, hoàn thiện các quy định về chế độ tử tuất như:

Đối với người tham gia BHXH tự nguyện, hiện nay mới được áp dụng chế độ tuất một lần, chỉ những người tham gia BHXH tự nguyện nhưng đã

67

từng tham gia BHXH bắt buộc trước đó khi thỏa mãn các điều kiện của Pháp luật mới được hưởng chế độ tuất hàng tháng theo BHXH bắt buộc. Quy định này đã thể hiện sự bất bình đẳng giữa những người tham gia BHXH, bởi thực chất họ đều đóng phí BHXH, và khi đạt được điều kiện nhất định thì họ phải được hưởng quyền lợi như nhau. Do đó, nên chăng bổ sung chế độ tuất hàng tháng cho người tham gia BHXH tự nguyện, theo những điều kiện tương tự như người tham gia BHXH bắt buộc, nhằm đảm bảo sự không phân biệt đối xử giữa những người tham gia BHXH.

Một phần của tài liệu Thực thi pháp luật bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)