Thực trạng thu quỹ Bảohiểm xã hội tự nguyện

Một phần của tài liệu Thực thi pháp luật bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 58)

Nguồn hình thành Quỹ BHXH tự nguyện theo Điều 98 Luật BHXH:

“1. Người tham gia BHXH tự nguyện đóng theo quy định của Pháp Luật; 2. Tiền từ quỹ BHXH bắt buộc chuyển sang chi trả chế độ cho các đối tượng đã có thời gian tham gia BHXH bắt buộc; 3.Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ; 4. Hỗ trợ của Nhà nước; 5. Các nguồn thu hợp pháp khác.” Nhà nước khuyến khích các tổ chức và cá nhân hỗ trợ phần đóng cho người tham gia

52

BHXH tự nguyện hoặc hỗ trợ vào nguồn Quỹ BHXH tự nguyện. Hiện nay, nguồn thu chủ yếu của Quỹ BHXH tự nguyện trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên là do người lao động tham gia đóng, mức đóng thấp nhất hiện nay là 20% mức lương tối thiểu chung (khoảng hơn 200 nghìn đồng trên một tháng). Mức đóng hiện nay là cao so với đời sống người nông dân, người nghèo, lao động khu vực kinh tế phi chính thức. Chính vì vậy, số người tham gia BHXH tự nguyện hiện nay là thấp so với nhu cầu thực tế.

Theo số liệu của BHXH Thái Nguyên từ chỗ năm 2005 chỉ có trên 69.000 người lao động tham gia BHXH bắt buộc với số thu cả năm là 155 tỷ đồng, thì năm 2009 số thu đã tăng lên 349 tỷ đồng với trên 84 ngàn lao động tham gia. Sau 5 năm thực hiện Luật BHXH (2007- 2012) số tiền chi trả các chế độ BHXH là trên 751 tỷ đồng, đồng thời số người lao động tham gia BHXH đã tăng hơn 15.000 người với số thu đạt hiệu quả cao [3], cụ thể BHXH tự nguyện được tính theo các năm như sau:

- Năm 2009 là năm mở đầu việc thực hiện BHXH tự nguyện trên toàn địa bàn Tỉnh Thái nguyên số thu vào quỹ BHXH tự nguyện là khoảng 753 triệu đồng.

- Năm 2010 (là năm đầu tăng tỷ lệ đóng BHXH thêm 2% vào quỹ hưu trí và tử tuất): số thu vào quỹ BHXH tự nguyện là khoảng 1,633 tỷ đồng.

- Năm 2011: số thu vào quỹ BHXH tự nguyện là khoảng 2,54 tỷ đồng. - Năm 2012: số thu vào quỹ BHXH tự nguyện là khoảng 4,36 tỷ đồng - Năm 2013: số thu vào quỹ BHXH tự nguyện là khoảng 6,27 tỷ đồng - Năm 2014: số thu vào quỹ BHXH tự nguyện trong quý một là khoảng 2 tỷ đồng, quý hai là khoảng 2,26 tỷ đồng. Ước chừng đến cuối 2014 sẽ đạt khoảng xấp xỉ 8 tỷ đồng.

53

Bảng 2.3: Số thu vào củaQuỹ BHXH tự nguyện từ đóng góp của người tham gia giai đoạn 2009- 2014

Năm Số đối tượng tham gia Số thu vào quỹ

(đồng) 2009 490 753.010.100 2010 711 1.633.790.900 2011 969 2.541.322.303 2012 1352 4.359.396.270 2013 1662 6.270.833.410 2014 2122 8.000.000.000

Nguồn: Bảo hiểm xã hội Thái nguyên

Qua số liệu nêu trên cho thấy, số thu từ đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động vào BHXH Thái nguyên của các quỹ đều tăng nhanh qua từng năm. Năm 2009 BHXH tự nguyện mới chính thức được triển khai thu nhưng đã đạt được những kết quả rất khả quan, năm sau cao hơn năm trước ít nhất là 50%. Hơn nữa, Quỹ BHXH tự nguyện có ưu điểm hơn so với Quỹ BHXH bắt buộc là không có trường hợp nợ bảo hiểm. Vì đối tượng tham gia BHXH là người lao động, hoàn toàn dựa trên sự tự nguyện của người lao động , người lao động mà mà dừng tham gia BHXH tự nguyện thì chỉ hai trường hợp xảy ra là tạm dừng đóng BHXH tự nguyện hoặc được hưởng BHXH một lần. Không như quỹ BHXH bắt buộc, phụ thuộc đa phần vào người sử dụng lao động. Chính vì vậy mà trên thực tế thì quỹ BHXH tự nguyện được bảo tồn hơn nhiều so với quỹ BHXH bắt buộc.

Tuy vậy, xét trên thực tế số người tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn Tỉnh Thái Nguyên chưa đáng kể so với hơn 500.000 lao động thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện. Do đó, cần làm tốt công tác tuyên truyền, cũng như đưa ra các giải pháp phù hợp để thực hiện BHXH tự nguyện để khuyến khích người lao động tham gia BHXH tự nguyện nhiều hơn nữa thì Quỹ

54

BHXH tự nguyện sẽ ngày càng lớn mạnh và phát huy tốt vai trò của mình. Mặc dù số thu BHXH không ngừng tăng lên qua từng năm. Tuy nhiên, bên cạnh đó thì tình trạng tạm dừng đóng BHXH vẫn xảy ra khá phổ biến tại một số địa phương trên địa bàn Tỉnh. Điều này ảnh hưởng khá lớn đến khả năng thu chi và quản lý quỹ BHXH tự nguyện.

2.4.2. Thực trạng sử dụng Quỹ BHXH tự nguyện.

Theo Điều 99 – Luật BHXH 2006, Quỹ BHXH tự nguyện được sử dụng như sau: “1. Trả các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định của Pháp Luật; 2. Đóng bảo hiểm y tế cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đang hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế; 3. Chi phí quản lý; 4. Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng quỹ theo quy định” [20].

Theo đó, việc chi trả các khoản trợ cấp cho người tham gia BHXH tự nguyện (chế độ hưu trí và chế độ tử tuất) và đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng lương hưu theo quy định của Pháp luật là những khoản chi chiếm một phần tỷ trọng không nhỏ trong cơ cấu chi của BHXH tỉnh Thái Nguyên. Đối chiếu với bảng số 2.3, năm 2009 chưa tiến hành chi trả các khoản trợ cấp cho đối tượng nào bởi đây là năm đầu triển khai thực hiện BHXH trên toàn địa bàn Tỉnh, nhưng quỹ BHXH tự nguyện trong năm này chủ yếu dùng để đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng lương hưu theo quy định của Pháp luật mà thôi. Đến năm 2010, đã thực hiện việc chi trả các khoản trợ cấp cho 04 đối tượng được hưởng chế độ hưu trí và tiếp tục sử dụng quỹ để đóng bảo hiểm y tế cho các đối tượng được hưởng chế độ này. Trong khi đó, chế độ tử tuất lại chưa phát sinh trường hợp nào cần phải chi trả trợ cấp.

Phân tích số liệu có được, trong năm 2011, quỹ BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh đã được sử dụng để thực hiện việc chi trả trợ cấp tử tuất một lần cho trường hợp đầu tiên, đồng thời số đối tượng được chi trả các khoản trợ

55

cấp của chế độ hưu trí có bước tăng đáng kể lên đến 17 trường hợp. Đến năm 2012, việc chi trả các khoản trợ cấp của chế độ hưu trí lại giảm mạnh xuống còn 8 trường hợp, nhưng số đối tượng được chi trả trợ cấp tuất lại tăng nhẹ lên 03 trường hợp. Mức tăng dần về số đối tượng được hưởng các khoản trợ cấp tái lập xu hướng tăng được thiết lập trở lại vào năm 2013 và 2014, tuy nhiên thì chỉ có chế độ hưu trí có mức tăng trưởng cao với số lượng đối tượng tham gia đông đảo, và hầu hết là những đối tượng đóng tiếp BHXH tự nguyện cho đủ số năm để được hưởng chế độ hưu trí.

Bên cạnh việc chi trả các khoản trợ cấp cho các đối tượng thì việc đầu tư Quỹ BHXH tự nguyện cũng là một vấn đề rất đáng lưu tâm hiện nay. Hiệu quả đầu tư quỹ BHXH tự nguyện được đánh giá qua chỉ tiêu hệ số quay vòng vốn và độ an toàn của quỹ. Hệ số quay vòng vốn đầu tư cao điều đó có nghĩa là tăng hiệu suất sử dụng quỹ cho mục đích sinh lời đồng thời làm tăng thu từ lãi đầu tư. Mục đích từ các hoạt động BHXH không phải vì mục tiêu lợi nhuận, do vậy việc đầu tư quỹ phải thận trọng, không được gây thất thoát về tài chính.

2.5.Tổ chức thực hiện bảo hiểm xã hội tự nguyện

BHXH Việt Nam là cơ quan trực thuộc Chính phủ, có chức năng thực hiện chính sách, chế độ BHXH, bảo hiểm y tế và quản lý Quỹ BHXH theo quy định của pháp luật. BHXH tỉnh, BHXH huyện là cơ quan trực thuộc BHXH Việt Nam đặt tại tỉnh và huyện nằm trong hệ thống tổ chức của BHXG Việt Nam, có chức năng tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ BHXH, BH y tế và quản lý Quỹ BHXH trên địa bàn. Cơ quan BHXH ở địa phương có chức năng quản lý tổ chức, quản lý thực hiện BHXH tự nguyện, chịu trách nhiệm tổ chức thu BHXH và phân bổ phí BHXH vào các quỹ tài chính tập trung để chi trả cho các chế độ BHXH tự nguyện, đồng thời là cơ quan chức năng quan trọng trong việc quản lý quỹ BHXH tự nguyện. Cơ quan

56

BHXH chịu trách nhiệm trước Nhà nước về việc thực hiện BHXH đối với người lao động theo quy định của Pháp luật, đồng thời chịu trách nhiệm vật chất trước bên được bảo hiểm khi họ có đủ điều kiện theo quy định của Pháp luật. Là hệ thống cơ quan sự nghiệp về BHXH, cơ quan BHXH có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.

BHXH tỉnh Thái Nguyên là cơ quan trực thuộc BHXH Việt Nam, có chức năng tổ chức thực hiện, chế độ, chính sách BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) và bảo hiểm (BH) thất nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Nhiệm vụ, quyền hạn của BHXH tỉnh Thái Nguyên là hướng dẫn và tổ chức tiếp nhận hồ sơ, giải quyết hưởng các chế độ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp; tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, BH thất nghiệp; tổ chức khai thác, đăng ký, quản lý các đối tượng tham gia và hưởng chế độ BHXH, BHYT theo quy định; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT cho các đối tượng tham gia; tổ chức thu các khoản đóng BHXH, BHYT, BH thất nghiệp của các tổ chức và cá nhân tham gia; tổ chức chi trả các chế độ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp; từ chối việc đóng hoặc chi trả các chế độ BHXH, BHYT, BH thất nghiệp không đúng quy định; tổ chức ký hợp đồng, giám sát thực hiện hợp đồng với các cơ sở khám, chữa bệnh (KCB) có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật và giám sát việc cung cấp dịch vụ KCB bảo vệ quyền lợi người có thẻ BHYT và chống lạm dụng quỹ BHYT; tổ chức kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo việc thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT, Bảo hiểm thất nghiệp đối với các tổ chức và cá nhân... [1]

2.5.1. Những thành công đã đạt được.

Thành công của BHXH Thái Nguyên trong việc tổ chức thực hiện BHXH tự nguyện gắn liền với việc các quy định của luật đã được hướng dẫn triển khai một cách cụ thể đến BHXH của từng địa phương, giúp BHXH các

57

Huyện, và đội ngũ cộng tác viên giảm bớt được những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện triển khai hình thức BHXH tự nguyện. Không những thế, BHXH tự nguyện còn được triển khai rộng ở hầu hết các Huyện trên toàn địa bàn Tỉnh và bước đầu thu hút được sự tham gia của người lao động. Thực hiện trợ cấp cho nhiều đối tượng, góp phần đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình. Các thủ tục để thực hiện loại hình này từng bước được BHXH Thái Nguyên cải cách thực hiện theo hướng đơn giản và thuận tiện hơn cho người lao động. Bên cạnh đó, với những chiến lược thực hiện phù hợp, bước đầu BHXH Thái Nguyên đã ký kết thỏa thuận hợp tác với các cơ quan tổ chức khác để thúc đẩy quá trình thực thi các chính sách BHXH tự nguyện một cách thuận lợi như kí kết quy chế phối hợp công tác giữa BHXH tỉnh Thái Nguyên và Cục Thuế tỉnh Thái Nguyên. Song song với việc đảm bảo thực hiện tốt các chính sách về BHXH tự nguyện, BHXH Thái Nguyên còn tích cực tập huấn và trang bị bổ sung các kiến thức về BHXH tự nguyện nhằm chuyên môn hóa đội ngũ thực hiện BHXH tự nguyện trong những năm sắp tới và đón đầu chuẩn bị tốt nhất cho việc thực hiện BHXH tự nguyện theo quy định của Luật BHXH 2014. Quỹ BHXH tự nguyện bước đầu đã đóng góp những lợi ích nhất định và thể hiện được vai trò của Quỹ trong một số các hoạt động, số thu của quỹ trong những năm gần đây có dấu hiệu ngày một tăng, đây là tín hiệu đáng mừng thể hiện sự thu hút của BHXH tự nguyện đối với người lao động trên địa bàn Tỉnh.

2.5.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân.

Ngoài những mặt đã thực hiện được thì vẫn còn đó một số vấn đề được đặt ra là chính sách BHXH tự nguyện có thực sự trở thành chỗ dựa vững chắc cho người dân trong tương lai hoặc khi về già có nguồn thu nhập ổn định hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động tổ chức thực hiện của cơ quan BHXH tại địa phương. Cơ quan BHXH địa phương là nơi trực tiếp thực hiện

58

chính sách BHXH trên địa bàn mình quản lý cho người dân, nếu như việc thực hiện các loại hình BHXH tốt và phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của người dân thì sẽ là cơ sở để người dân tự nguyện tham gia [18]. Từ góc độ này có thể thấy việc tổ chức thực hiện BHXH tự nguyện ở Thái Nguyên còn một số những tồn tại như sau:

Thứ nhất, tuy đã được triển khai ở hầu hết các địa bàn trong tỉnh nhưng số đối tượng tham gia đến nay vẫn chỉ dừng ở mức rất khiêm tốn. Con số này ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa của tỉnh lại càng ít. Đa số đối tượng tham gia BHXH tự nguyện là những người đã tham gia BHXH bắt buộc được một số năm, nay tham gia tiếp để đáp ứng đủ điều kiện đóng góp tối thiểu có 20 năm để hưởng chế độ hưu trí; số lao động trong khu vực phi chính thức, đặc biệt là nông dân nông thôn, lao động trẻ tham gia BHXH tự nguyện cũng chưa thực sự nhiều. Theo quy định của Luật BHXH hiện hành, đối tượng tham gia bảo hiểm tự nguyện là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Trong khi đó, các đối tượng thuộc diện bắt buộc tham gia BHXH gộp trong 5 nhóm: người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên; cán bộ, công chức, viên chức; công nhân quốc phòng, công nhân công an; sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ, sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân; hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội nhân dân và hạ sỹ quan, chiến sỹ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng BHXH bắt buộc. Tuy nhiên, trên thực tế, số người tham gia BHXH tự nguyện mới chỉ chiếm khoảng 0,3% số đối tượng thuộc diện tham gia. Con số này dường như trái ngược với mong muốn của đại đa số người dân, nhất là người dân sinh sống ở khu vực nông thôn.

59

Thứ hai, BHXH tỉnh Thái Nguyên còn thiếu đội ngũ cộng tác viên ở những địa bàn khó khăn trong tỉnh, điều này ảnh hưởng khá lớn đến việc thu hút các đối tượng là nông dân cũng như chưa đảm bảo được chính sách hỗ trợ lao động ở khu vực phi chính thức. Đồng thời, đa số người lao động tham gia BHXH tự nguyện hiện nay với mức đóng góp lựa chọn ở mức thấp và trung bình, số người tham gia ở mức đóng góp cao còn ít. Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện nhiều nhất là nông dân và lao động tự do, song đây cũng là những đối tượng thu nhập không ổn định. Thu nhập của họ thường chỉ dư giả khi trúng vụ hay tùy theo giai đoạn nhất định, nên nếu chỉ giữ cách đóng hàng tháng, hàng quý, 6 tháng một lần như hiện nay thì các đối tượng này khó theo được. Và một trở ngại khác là mức đóng BHXH tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập do NLĐ lựa chọn nhưng mức thu nhập này không thấp hơn mức lương tối thiểu chung và cao nhất bằng 20 tháng lương tối thiểu chung. Trong khi đó, mức đóng BHXH tự nguyện hàng tháng hiện nay là tương đương 22% mức lương lựa chọn, nên nếu chỉ dựa vào mức lương tối thiểu thì

Một phần của tài liệu Thực thi pháp luật bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)