Nhóm giải pháp về xây dựng và thực hiện chính sách, chế độ tuyển

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự, qua thực tiễn viện kiểm sát nhân dân thành phố hải phòng (Trang 108)

dụng, sử dụng, quản lý, khen thưởng, kỷ luật, đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của viện kiểm sát

3.2.5.1. Xây dựng và thực hiện chính sách, chế độ tuyển dụng, sử dụng, quản lý, khen thưởng, kỷ luật

Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/ 6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020 và Kế hoạch số 05-KH/CCTP của Ban chỉ đạo cải cách tƣ pháp trung ƣơng về triển khai thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW đã chỉ rõ nhiệm vụ chính của VKSND từ nay đến năm 2020 là tập trung làm tốt chức năng công tố và kiểm sát các hoạt động tƣ pháp, tiếp tục hoàn thành các nhiệm vụ mà Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị đề ra là: VKS các cấp thực hiện tốt chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tƣ pháp. Hoạt động công tố phải đƣợc thực hiện ngay từ khi khởi tố vụ án và trong suốt quá trình tố tụng nhằm bảo đảm không bỏ lọt tội phạm và ngƣời phạm tội, không làm oan ngƣời vô tội. Nâng cao chất lƣợng công tố của kiểm sát viên tại phiên tòa, bảo đảm tranh tụng với luật sƣ, ngƣời bào chữa và những ngƣời tham gia tố tụng khác. Để thực hiện nhiệm vụ này, từ nay đến năm 2020, VKSND các cấp phải tiếp tục đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ của VKSND các cấp theo lộ trình cải cách tƣ pháp. Các nội dung cụ thể là:

hoạt động tƣ pháp ở VKSND các cấp, đảm bảo thống nhất, đồng bộ và hiệu quả trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ. Theo đó, thành lập mới một số đơn vị chức năng cấp vụ trực thuộc VKSND tối cao, đó là:

Thành lập mới Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án tham nhũng theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng: Việc thành lập đơn vị này là nhằm đáp ứng yêu cầu công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng hiện nay. Mặt khác, đảm bảo sự đồng bộ với tổ chức của các cơ quan khác đƣợc giao nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tham nhũng ở nƣớc ta hiện nay.

Thành lập mới Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án ma túy trên cơ sở tách ra từ Vụ thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án an ninh, ma túy. Việc thành lập đơn vị này là nhằm phù hợp với yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy và đảm bảo sự đồng bộ với tổ chức CQĐT của Bộ Công an theo quy định của Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004.

Thành lập mới Vụ hợp tác quốc tế. Việc thành lập đơn vị này xuất phát từ tình hình thực tiễn là năng lực tham gia giải quyết các vụ án có yếu tố nƣớc ngoài của các cơ quan tƣ pháp nói chung và của VKSND nói riêng còn rất hạn chế, nhất là trong điều kiện giao lƣu quốc tế của nƣớc ta hiện nay và những năm tiếp theo. Đơn vị này ngoài việc thực hiện chức năng tham mƣu, quản lý về hoạt động đối ngoại và hợp tác quốc tế của ngành Kiểm sát nhân dân thì còn có nhiệm vụ nghiên cứu, tham mƣu để cùng với các đơn vị chức năng của Việt Nam nhƣ Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Tƣ pháp, Bộ Ngoại giao và phối hợp với cơ quan tƣ pháp của nƣớc ngoài trong việc tăng cƣờng năng lực giải quyết các vụ án có yếu tố nƣớc ngoài trong điều kiện đất nƣớc mở rộng giao lƣu và hội nhập quốc tế.

Thành lập mới Vụ thi đua khen thƣởng của ngành Kiểm sát nhân dân. Đơn vị này có chức năng tham mƣu, quản lý về công tác thi đua khen thƣởng trong ngành Kiểm sát nhân dân. Việc tăng cƣờng công tác thi đua khen thƣởng trong giai đoạn hiện nay là cần thiết nhằm động viên cán bộ, công chức trong ngành thực hiện tốt công tác chuyên môn nghiệp vụ nhất là trong điều kiện cải cách tƣ pháp hiện nay.

xem xét, lựa chọn để triển khai thành lập đơn vị tƣơng ứng ở cấp dƣới của VKSND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng. Theo đó, ở VKSND cấp tỉnh có thể thành lập thêm hai phòng nghiệp vụ là: Phòng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm án tham nhũng và Phòng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm án ma túy.

Tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm sát trong sạch, vững mạnh. Nâng cao chất lƣợng công tác tuyển chọn, qui hoạch, đào tạo, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu cải cách tƣ pháp. Tiếp tục thực hiện công tác luân chuyển, điều động cán bộ theo chủ trƣơng của Đảng, tăng cƣờng kiểm sát viên có năng lực cho VKSND các địa phƣơng. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện phƣơng án thi tuyển để chọn ngƣời bổ nhiệm vào chức danh kiểm sát viên; nghiên cứu phƣơng án tăng thời hạn bổ nhiệm hoặc bổ nhiệm không thời hạn đối với chức danh kiểm sát viên, điều tra viên của VKSND; nghiên cứu đề án đổi mới chính sách tiền lƣơng, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ ngành Kiểm sát nhân dân theo lộ trình chung.

Đổi mới chƣơng trình đào tạo, bồi dƣỡng công tố viên đáp ứng yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Viện công tố trong tiến trình cải cách tƣ pháp và hội nhập quốc tế. Đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức và nâng cao năng lực điều tra, kỹ năng công tố, trình độ ngoại ngữ và tin học. Công tố viên trong thời gian tới phải đƣợc đào tạo và bồi dƣỡng chuyên sâu về nghiệp vụ điều tra tội phạm mới có thể hoàn thành nhiệm vụ công tố chỉ đạo điều tra, tăng cƣờng tranh tụng tại phiên tòa.

Nghiên cứu đổi mới các cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng công tố viên đủ năng lực để giảng dạy và nghiên cứu về kỹ năng công tố, phƣơng pháp điều tra tội hạm, thống kê hình sự và nghiên cứu tội phạm học.

Nghiên cứu đổi mới chính sách tiền lƣơng và chế độ đãi ngộ cho ngũ cán bộ, công tố viên. Lƣơng và chế độ đãi ngộ phải phù hợp với đặc thù của hoạt động công tố và trong bối cảnh chung của sự phát triển kinh tế, có tính đến khả năng phát triển kinh tế của từng địa phƣơng. Nghiên cứu cơ chế khen thƣởng bổ nhiệm trƣớc thời hạn đối với công tố viên có sáng kiến, có thành tích xuất sắc trong công tác.

3.2.5.2. Đảm bảo cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của viện kiểm sát

Tiếp tục, tăng cƣờng cơ sở vật chất, kinh phí, phƣơng tiện, kỹ thuật cho VKS trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm hình sự. Nhƣ: về trụ sở làm việc; Về kinh phí đấu tranh phòng chống tội phạm là loại kinh phí đặc thù, cần đƣợc nghiên cứu bổ sung nhằm có đủ kinh phí để bảo đảm vừa đấu tranh vừa phòng chống tội phạm có hiệu quả; Về phƣơng tiện, trang thiết bị phục vụ cho công tác phát hiện, điều tra, xử lý, phòng ngừa tội phạm phải bảo đảm đồng bộ, văn minh, hiện đại để đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Nội dung chƣơng 3 tập trung phân tích các quan điểm cơ bản và giải pháp đảm bảo chất lƣợng áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của các VKSND cả nƣớc nói chung, ở thành phố Hải phòng nói riêng.

Cách tiếp cận của tác giả là đặt vấn đề áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự trong điều kiện triển khai thi hành Hiến pháp 2013, tiếp tục cải cách tƣ pháp, sửa đổi bổ sung BLHS, BLTTHS. Từ đó tác giả lý giải về các quan điểm, giải pháp đƣợc đề xuất. Tiêu biểu là các quan điểm, giải pháp cơ bản sau:

Áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự đáp ứng yêu cầu thực hiện Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, chiến lƣợc cải cách tƣ pháp, bảo vệ quyền con ngƣời, quyền công dân; đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc tƣ pháp dân chủ, pháp quyền đã đƣợc Hiến pháp quy định, bảo đảm mọi quyết định của các cơ quan tố tụng có căn cứ và đúng pháp luật.

Tiêu biểu về các giải pháp cơ bản: về hoàn thiện pháp luật hình sự, Sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng hình sự; giải pháp về đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho đội ngũ kiểm sát viên về áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự.

KẾT LUẬN LUẬN VĂN

Trên cơ sở tham khảo các nguồn tƣ liệu khoa học, thực tiễn và với kinh nghiệm công tác của bản thân, tác giả luận văn đã nghiên cứu đề tài “Áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự, qua thực tiễn của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải phòng”.

Từ góc độ của chuyên ngành đào tạo thạc sỹ luật học Lý luận và lịch sử nhà nƣớc và pháp luật, tác giả đã phân tích cơ sở lý luận của áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự, thực trạng ở VKSND thành phố Hải phòng về các kết quả, ƣu điểm cùng một số hạn chế.

Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn địa phƣơng cũng nhƣ thực tiễn của ngành kiểm sát ở một số địa phƣơng khác của đất nƣớc, tác giả đã đề xuất có lý giải cơ sở về các quan điểm, giải pháp cơ bản đảm bảo chất lƣợng áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự của VKSND ở nƣớc ta nói chung, đối với ngành kiểm sát thành phố Hải phòng nói riêng.

Theo đó, tác giả đã phân tích nội dung các quan điểm, giải pháp để đáp ứng yêu cầu thực tiễn: triển khai thi hành Hiến pháp 2013, tiếp tục cải cách tƣ pháp, sửa đổi bổ sung BLHS, BLTTHS, xây dựng nền tƣ pháp dân chủ, pháp quyền, bảo vệ quyền con ngƣời, quyền công dân.

Luận văn có giá trị tham khảo trong nghiên cứu lý luận và hoạt động thực tiễn. Xin đƣợc trân trọng giới thiệu luận văn với tất cả sự khiêm tốn, cầu thị, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm và góp ý để hoàn thiện.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Cảm (2001), “Nhƣ̃ng vấn đề lý luâ ̣n về chế đi ̣nh quyền công tố” Báo cáo ta ̣i hô ̣i nghi ̣ khoa ho ̣c “Tổ chức và hoạt động của Viê ̣n kiểm sát trong tình hình mới”

do Ủy ban pháp luâ ̣t của Quốc hô ̣i tổ chƣ́c (T.p Hồ Chí Minh, ngày 2/4/2001). 2. Lê Cảm (2004), “Một số vấn đề lý luận chung về các giai đoạn tố tụng”, Tạp chí, (2). 3. Nguyễn Ngọc Chí (2011), “Cơ chế kiểm tra, giám sát trong hoạt động tố tụng hình sự Việt nam – thực trạng và phƣơng hƣớng hoàn thiện”, Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà nội, Chuyên san, Luật học, tập 27, (2), tr.114.

4. Nguyễn Ngọc Chí (chủ biên) (2014), Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt nam,

Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

5. Nguyễn Sỹ Dũng (2010), “Việc tổ chức thực hiện pháp luật trong bối cảnh xây dựng nhà nƣớc pháp quyền ở nƣớc ta”, Nghiên cứu lập pháp, (10).

6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

7. Trần Văn Độ (1999), "Một số vấn đề về quyền công tố", Kỷ yếu đề tài cấp bộ:

Những vấn đề lý luận về quyền công tố và thực tiễn hoạt động công tố ở Việt Nam từ 1945 đến nay, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hà Nội.

8. Nguyễn Minh Đoan (2009), Thực hiện pháp luật và áp dụng pháp luật ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Đỗ Văn Đƣơng (1999), "Khái niệm, đối tƣợng, phạm vi, nội dung quyền công tố", Kỷ yếu đề tài cấp bộ: Những vấn đề lý luận về quyền công tố và thực tiễn hoạt động công tố ở Việt Nam từ 1945 đến nay, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hà Nội.

10. Đỗ Văn Đƣơng (2013), “Một số ý kiến về tổ chức và hoạt động điều tra ở Việt Nam”, Tạp chí Kiểm sát, (13), tr. 25.

11. Phạm Hồng Hải (1999), "Bàn về quyền công tố", Kỷ yếu đề tài cấp bộ: Những vấn đề lý luận về quyền công tố và thực tiễn hoạt động công tố ở Việt Nam từ 1945 đến nay, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hà Nội.

12. Lê Thị Tuyết Hoa (2014), “Thực trạng và một số kiến nghị nhắm tăng cƣờng trách nhiệm công tố trong hoạt động kiểm sát điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra”, Tạp chí kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

13. Nguyễn Viết Hoạt (2007), “Bản chất của hoạt động điều tra trong tố tụng hình sự”, Tạp chí Khoa học pháp lý, (3).

14. Học viện An ninh nhân dân (1999), Giáo trình Điều tra hình sự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

15. Khoa học pháp lý, Bộ Tƣ pháp (2008), “Vai trò của thực tiễn xét xử trong việc hoàn thiện và áp dụng thống nhất pháp luật”, Chuyên đề, (8), tr.58- 59.

16. Nguyễn Văn Mạnh (chủ biên) (2009), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về thực hiện pháp luật, tr. 8 – 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Trần Công Phàn (2011), “Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát các hoạt động tƣ pháp của Viện kiểm sát nhân dân trong tình hình mới và một số vấn đề về tăng cƣờng sự Lãnh đạo của Đảng đối với công tác đấu tranh phòng chống tội phạm”, Tạp chí Kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

18. Nguyễn Thái Phúc (2012), “Chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân và những vấn đề đặt ra đối với việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992”,

Tạp chí Kiểm sát, (13).

19. Nguyễn Văn Quảng (2014), “Nâng cao chất lƣợng công tác quản lý chỉ đạo điều hành, công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra”, Tạp chí kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

20. Hoàng Thị Kim Quế (2015), “Thực hiện pháp luật của cá nhân, công dân trong bối cảnh xây dựng nhà nƣớc pháp quyền ở nƣớc ta hiện nay”, Tạp chí Luật học, tr.44.

21. Hoàng Thị Kim Quế (chủ biên) (2005), Giáo trình Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, tr.493, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

22. Quốc hội (2003), Bộ luật tố tụng hình sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 23. Quốc hội (2014), Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, Luật số 63/2014/QH

24. Trƣơng Tấn Sang (2008), "Kết luận tại buổi làm việc với Ban cán sự Đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao", Kiểm sát.

25. Nguyễn Tiến Sơn (2012), Mối quan hệ giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong tố tụng hình sự, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện khoa học xã hội, Hà Nội. 26. Lê Hữu Thể (Chủ biên) (2008), Thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt

động tư pháp trong giai đoạn điều tra, Nxb Tƣ pháp, Hà Nội.

27. Tòa án nhân dân tối cao (1979), Hệ thống hóa luật lệ về hình sự, tập 2 (1975 - 1978), Nxb Sự thật, Hà Nội.

28. Trƣờng Đại học Luật Hà Nội (2003), Giáo trình Luật tố tụng hình sự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

29. Đào Trí Úc (2011), “Thực hiện pháp luật và cơ chế thực hiện pháp luật ở Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, (7).

30. Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng (2012 - 2014), Báo cáo tình hình kinh tế xã hội các năm 2012, 2013, 2014, Hải Phòng.

31. Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải phòng (2011) Báo cáo Tổng kết công tác kiểm sát năm 2011, số: 852/BC-VKS, ngày 08 tháng 12 năm 2011, Hải Phòng. 32. Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng (2011), “Nâng cao chất lƣợng

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự, qua thực tiễn viện kiểm sát nhân dân thành phố hải phòng (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)