sát điều tra các vụ án hình sự
1.4.1. Các giai đoạn của quy trình áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự sát điều tra các vụ án hình sự
ADPL trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự của VKSND là hoạt động mang tính quyền lực nhà nƣớc và phải tuân thủ nghiêm ngặt một quy trình - thủ tục chuẩn theo quy định pháp luật.
Quy trình ADPL trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự của VKSND bao gồm các giai đoạn kế tiếp nhau một cách logic về thời gian và về nội dung thực hiện, giai đoạn trƣớc là tiền đề cho giai đoạn sau.
Quy trình áp dụng pháp luật là trình tự, thủ tục do pháp luật quy định, có hiệu lực bắt buộc các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền phải tuân thủ trong hoạt động áp dụng pháp luật. Quy trình áp dụng pháp luật trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự bao gồm các giai đoạn cơ bản mà VKSND phải tuân thủ nhằm bảo đảm tính hợp pháp, tính đúng đắn của các quyết định áp dụng pháp luật của các cơ quan điều tra và của VKSND.
Áp dụng pháp luật trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự bao gồm các giai đoạn sau: phân tích đánh giá toàn diện, chính xác nghiên cứu, xem xét, đánh giá các tình tiết, chứng cứ có liên quan đến sự kiện pháp lý, đối tƣợng và quyết định xử lý của các quan điều tra, lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp và phân tích làm rõ nội dung, ý nghĩa của quy phạm pháp luật đối với trƣờng hợp cần áp dụng; ra văn bản áp dụng pháp luật.
- Giai đoạn thứ nhất: nghiên cứu, xem xét, đánh giá các tình tiết, chứng cứ có liên quan đến sự kiện pháp lý, đối tượng và quyết định xử lý của các quan điều tra
Đây là giai đoạn đầu tiên, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng của ADPL trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự, là tiền đề cho các giai đoạn tiếp theo. Trên cơ
sở các quy định pháp luật hình sự về nội dung, thủ tục, VKSND tiến hành việc xem xét, đánh giá các tài liệu, chứng cứ và thủ tục tố tụng do cơ quan điều tra tiến hành trong các vụ án hình sự. Nhiệm vụ của VKSND trong giai đoạn này là phải xác định tính pháp lý của chúng, xác định tính chất, mức độ hành vi nguy hiểm cho xã hội của các đối tƣợng đã gây ra: có hay không có hành vi phạm tội, mức độ, tính chất của hành vi phạm tội, địa điểm, thời gian thực hiện, chủ thể thực hiện, công cụ, phƣơng tiện phạm tội; nhân thân và vấn đề năng lực trách nhiệm hình sự của chủ thể phạm tội. VKSND xem xét tính hợp pháp về trình tự, thủ tục thu thập tài liệu chứng cứ…
Thực tiễn cho thấy, áp dụng pháp luật hình sự trong giai đoạn điều tra thƣờng xảy ra một số sai phạm dễ mắc phải, do các nguyên nhân chủ quan là chính nhƣ trình độ nhận thức, sự đánh giá không đúng về hành vi có dấu hiệu tội phạm, có thể xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý, vì động cơ cá nhân hoặc động cơ vụ lợi. Trong trƣờng hợp cơ quan điều tra thu thập tài liệu chứng cứ không đúng trình tự, thủ tục, không đầy đủ, không toàn diện thì việc xem xét đánh giá (kiểm sát việc tuân theo pháp luật) của VKSND sẽ gặp khó khăn, dễ dẫn tới sai lầm trong khi ra văn bản áp dụng pháp luật. ADPL trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan trong hoạt động điều tra vụ án hình sự, đƣợc thực hiện ngay từ khi tiếp nhận và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
Căn cứ vào các quy định của pháp luật TTHS thì VKSND tự mình thông qua các nguồn tin báo hoặc từ các tài liệu chứng cứ của cơ quan điều tra gửi tới để xem xét đánh giá sự kiện pháp lý đã xảy ra. VKSND cần nghiên cứu, xem xét các vấn đề cơ bản nhƣ: việc thu thập tài liệu chứng cứ có hợp pháp hay không, hành vi nguy hiểm cho xã hội đã đến lúc phải xử lý bằng hình sự hay chỉ cần xử lý bằng biện pháp hành chính, ngƣời thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội là ai, năng lực chịu trách nhiệm hình sự, đối tƣợng phạm tội có thể bị áp dụng biện pháp ngăn chặn…
phạm trong hành vi của các chủ thể thực hiện. Để thực hiện đƣợc nhiệm vụ này, VKSND phải phân công trách nhiệm cụ thể rõ ràng cho cán bộ kiểm sát viên, có sự phối kết hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra. Việc nghiên cứu hồ sơ vụ án ban đầu có một ý nghĩa hết sức quan trọng đảm bảo tính hợp pháp cho việc ra quyết định áp dụng pháp luật của VKSND, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hình sự đúng quy định pháp luật, bảo vệ đƣợc quyền, lợi ích của cá nhân, công dân.
- Giai đoạn thứ hai: lựa chọn, phân tích các quy phạm pháp luật phù hợp để làm căn cứ áp dụng pháp luật đối với những trường hợp cụ thể trong hoạt động KSĐT vụ án hình sự
Trên cơ sở nghiên cứu, xem xét toàn diện, thấu đáo các tình tiết đánh giá các tình tiết, chứng cứ có liên quan đến sự kiện pháp lý, đối tƣợng và quyết định xử lý của các quan điều tra, các chủ thể thực hiện hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự phải xem xét để lựa chọn quy pháp pháp luật phù hợp. Giai đoạn này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, do vậy cần phân tích quy phạm pháp luật phù hợp với tính chất, nội dung sự việc, lựa chọn quy phạm pháp luật đúng thì việc ra quyết định áp dụng pháp luật mới đúng đắn và có giá trị pháp lý.
Giai đoạn áp dụng pháp luật này đòi hỏi phải lựa chọn đúng quy phạm pháp luật đƣợc trù tính cho trƣờng hợp đó; quy phạm pháp luật áp dụng phải là quy phạm pháp luật đang có hiệu lực pháp luật và không mâu thuẫn với văn bản quy phạm pháp luật khác; xác định tính chân chính của văn bản quy phạm pháp luật chứa đựng quy phạm này; nhận thức đúng đắn nội dung, tƣ tƣởng của quy phạm pháp luật mà VKSND áp dụng để thực hiện chức năng hiến định của mình.
Điều kiện để VKSND đƣa ra quyết định áp dụng pháp luật đúng đắn nói chung mà việc lựa chọn đúng quy phạm pháp luật nói riêng là trình độ chuyên môn, sự am hiểu sâu sắc các quy định pháp luật hình sự về nội dung, về thủ tục cũng nhƣ các quy định pháp luật khác có liên quan. Đồng thời, ngƣời có thẩm quyền trong ADPL về KSĐT các vụ án hình sự cần có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, bản lĩnh nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm, bảo vệ lẽ phải.
phải xem xét, đánh giá đầy đủ sự kiện pháp lý đã xảy ra, những công việc đã xử lý của cơ quan điều tra, yêu cầu và đề nghị của cơ quan điều tra đối với việc giải quyết vụ án. Có nhƣ vậy mới có thể xác định nội dung quy phạm đƣợc áp dụng, phạm vi vi phạm pháp luật đƣợc áp dụng trong hoạt động KSĐT của VKSND. Ngƣời có thẩm quyền áp dụng pháp luật phải nghiên cứu các văn bản hƣớng dẫn thi hành, nghiên cứu việc giải thích chính thức và không chính thức quy phạm pháp luật có liên quan; làm sáng tỏ tƣ tƣởng; nội dung và ý nghĩa của quy phạm pháp luật đƣợc lựa chọn.
- Giai đoạn thứ ba: Ban hành văn bản áp dụng pháp luật
Ban hành văn bản áp dụng pháp luật là việc VKSND ra các quyết định áp dụng pháp luật, là giai đoạn trọng tâm, quan trọng nhất của cả quá trình KSĐT các vụ án hình sự. Quyết định, quyết định phê chuẩn, quyết định không phê chuẩn của VKS trong lĩnh vực này đƣợc ban hành sau khi đã xem xét, đối chiếu một cách thận trọng, khách quan với toàn bộ những tài liệu, chứng cứ đã đƣợc thu thập trong hồ sơ vụ án. Vì quyết định của VKSND liên quan trực tiếp đến lợi ích của con ngƣời, lợi ích nhà nƣớc và xã hội, trong đó có quyền tự do thân thể của công dân… nên đòi hỏi ngƣời có thẩm quyền ra văn bản áp dụng pháp luật phải tuân thủ nghiêm ngặt các thủ tục pháp luật và áp dụng đúng đắn quy định pháp luật cụ thể.
Văn bản áp dụng pháp luật của VKSND phải đảm bảo tính hợp pháp về pháp luật thủ tục và pháp luật về nội dung vật chất. Đồng thời văn bản áp dụng pháp luật trong hoạt động KSĐT các vụ án hình sự cần đƣợc thể hiện đúng văn phong, ngôn ngữ pháp luật, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, vai trò, uy tín của VKSND và đảm bảo sự thuận lợi trong việc thi hành.
- Giai đoạn thứ tư: tổ chức thực hiện văn bản áp dụng pháp luật
Xét một cách tổng thể, tổ chức thực hiện văn bản áp dụng pháp luật là giai đoạn cuối cùng của hoạt động áp dụng pháp luật. Đối với hoạt động KSĐT của VKSND là quyết định, quyết định không phê chuẩn, quyết định phê chuẩn có hiệu lực bắt buộc cơ quan điều tra phải thi hành và tổ chức thực hiện nghiêm minh. Giám sát việc thực hiện các văn bản áp dụng pháp luật của VKS đối với toàn bộ hoạt động điều tra vừa là chức năng, vừa là nhiệm vụ của ngành kiểm sát đã đƣợc pháp luật
quy định chặt chẽ và đầy đủ. Nghĩa vụ thi hành nghiêm chỉnh các văn bản áp dụng pháp luật của VKSND trong hoạt động KSĐT đối với các cơ quan điều tra đã đƣợc quy định rõ ràng trong BLTTHS và Luật tổ chức VKSND.