Nhóm giải pháp về hoàn thiện pháp luật hình sự

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự, qua thực tiễn viện kiểm sát nhân dân thành phố hải phòng (Trang 88)

3.2.1.1. Sửa đổi, bổ sung Bộ luật tố tụng hình sự

BLTTHS là công cụ pháp lý sắc bén để đấu tranh hữu hiệu với mọi loại tội phạm; minh bạch hóa và đảm bảo thực hiện trách nhiệm của các cơ quan tố tụng trong việc tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền công dân. Hoàn thiện BLTTHS theo định hƣớng cụ thể hóa các nguyên tắc hiến định về chức năng các cơ quan tƣ pháp, tôn trọng, bảo vệ các quyền con ngƣời, quyền công dân, đảm bảo nguyên tắc tranh tụng, đáp ứng yêu cầu của cải cách tƣ pháp trong việc tôn trọng quyền con ngƣời, hạn chế tối đa oan sai.

Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự mà trực tiếp là sửa đổi, bổ sung BLTTHS nhằm thực hiện Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân, chiến lƣợc cải cách tƣ pháp, bảo vệ quyền con ngƣời, quyền công dân trong đó có quyền của ngƣời bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, bị điều tra, truy tố, xét xử.

BLTTHS lần này đƣợc xác định là sửa đổi căn bản, toàn diện. Theo tờ trình do Viện trƣởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình trình bày, Dự thảo Bộ Luật tố tụng hình sự (BLTTHS) gồm 483 điều, đƣợc bố cục thành 9 phần, 38 chƣơng. So với BLTTHS năm 2003, dự thảo Bộ luật tăng thêm 137 điều. Trong đó, bổ sung 166 điều mới, sửa đổi 290 điều, giữ nguyên 27 điều, bãi bỏ 19 điều. Hiện nay, Dự án Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi) đã đƣợc Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội cho ý kiến lần đầu. Theo Chƣơng trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa XIII, Dự án Bộ luật này sẽ đƣợc Quốc hội cho ý kiến lần đầu vào kỳ họp thứ 9 và thông qua tại kỳ họp thứ 10.

Trong nội dung BLTTHS, những vấn đề có liên quan trực tiếp đến áp dụng pháp luật trong thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra các vụ án hình sự hiện đang đƣợc bàn luận sôi nổi, ngoài sự nhất trí về cơ bản thì vẫn còn một số ý kiến khác nhau về các vấn đề quan trọng nhƣ: Tăng quyền, tăng trách nhiệm cho Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán; mở rộng diện ngƣời tiến hành tố tụng đối với Trợ lý Điều tra viên, Kiểm tra viên, Thẩm tra viên; quyền im lặng của ngƣời bị bắt, ngƣời bị tạm giữ, bị can, bị cáo; quyền của bị can đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án sau khi kết thúc điều tra; căn cứ áp dụng biện pháp tạm giam; trình tự xét hỏi; giới hạn xét xử; sự có mặt của Điều tra viên tại phiên tòa; việc luật hóa các biện pháp điều tra đặc biệt.

- Sửa đổi, bổ sung BLTTHS nhằm bảo đảm nguyên tắc suy đoán vô tội

Điều 31 (khoản 1), Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện sâu sắc nội dung nguyên tắc suy đoán vô tội: “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”. Để thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi phải thay đổi mạnh mẽ ý thức và hành vi, lối tƣ duy của các cán bộ cơ quan tố tụng. Kể từ thời điểm thụ lý vụ án cho đến trƣớc khi có bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật, ngƣời bị buộc tội vẫn là ngƣời vô tội.

Nguyên tắc hiến định quan trọng này nhằm bảo vệ quyền con ngƣời của bị can, bị cáo, đồng thời có ý nghĩa thực tiễn quan trọng, nhằm xây dựng nền tƣ pháp dân chủ, pháp quyền, lành mạnh hóa các hoạt động tố tụng, hạn chế tình trạng oan sai. Nguyên tắc suy đoán vô tội đã đƣợc quy định trong Tuyên ngôn Nhân quyền của Liên Hợp quốc năm 1948: “Bất kỳ người nào bị buộc tội đều có quyền được coi là vô tội cho đến khi một Tòa án công khai, nơi người đó đã có được tất cả những bảo đảm cần thiết để bào chữa cho mình, chứng minh được tội trạng của người đó dựa trên cơ sở luật pháp” (Điều 11).

Do vậy, để phù hợp với Hiến pháp năm 2013 và để nhận thức đầy đủ về nguyên tắc suy đoán vô tội thì cần quy định một cách rõ ràng, trực tiếp hơn vào BLTTHS sửa đổi theo hƣớng là ghi rõ tên điều luật: “nguyên tắc suy đoán vô tội” so với BLTTHS 2003.

Tầm quan trọng của nguyên tắc này là tạo cơ sở cho việc xác lập rõ ràng, đầy đủ các nguyên tắc khác của hoạt động tố tụng nhƣ trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng, ngƣời bị buộc tội có quyền nhƣng không buộc phải chứng minh là mình vô tội. Mọi nghi ngờ về lỗi của ngƣời bị buộc tội nếu không thể chứng minh bằng các biện pháp do Bộ luật này quy định thì phải suy đoán theo hƣớng có lợi cho họ.

Để đảm bảo quyền của ngƣời bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo không phải đƣa ra chứng cứ bất lợi cho mình, cần quy định rõ ràng hơn trong BLTTHS sửa đổi: ngƣời bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền không buộc phải đƣa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội. Việc quy định rõ ràng nhƣ vậy sẽ góp phần hạn chế tình trạng một số trƣờng hợp bức cung, dùng nhục hình để buộc ngƣời bị tạm giữ, bị can, bị cáo đƣa ra những chứng cứ bất lợi cho họ.

Do vậy hoàn toàn có cơ sở khoa học và thực tiễn để khẳng định tính đúng đắn và cần thiết về quy định nguyên tắc Suy đoán vô tội trong BLTTHS sửa đổi mà hiện tại đã đƣợc đƣa ra lấy ý kiến trong Dự thảo BLTTHS sửa đổi tại điều 9: Điều 9. Suy đoán vô tội (sửa đổi, bổ sung)” 1.Ngƣời bị buộc tội đƣợc coi là không có tội cho đến khi đƣợc chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; 2. Mọi nghi ngờ về tội của ngƣời bị bắt, ngƣời bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu chƣa đƣợc làm sáng tỏ theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì phải xử lý theo hƣớng có lợi cho họ.

Đồng thời,điều 10 Dự thảo BLTTHS sửa đổi cũng quy định: trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc vềCơ quan điều tra, các cơ quan đƣợc giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Ngƣời bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền nhƣng không buộc phải chứng minh sự vô tội của mình.

- Bảo đảm quyền bào chữa của người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử

Hiến pháp năm 2013 đã có những quy định liên quan đến nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa và các hình thức thực hiện quyền bào chữa: tự bào chữa hoặc nhờ ngƣời khác bào chữa, quyền nhờ luật sƣ bào chữa. Do vậy, trong BLTTHS sửa

đổi cần quy định rõ ràng, đầy đủ về đảm bảo quyền bào chữa của ngƣời bị bắt, ngƣời bị tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Bảo đảm quyền bào chữa của ngƣời bị bắt, ngƣời bị tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử là nguyên tắc cơ bản của mọi nền tƣ pháp dân chủ. Ngƣời bào chữa tham gia tố tụng

“không chỉ để thực hiện việc gỡ tội cho bị can, bị cáo bằng mọi giá, mà suốt quá trình đó, chính họ cần trở thành những cộng tác viên hỗ trợ tích cực, cùng các cơ quan tố tụng xác định sự thật khách quan của vụ án”.

Cần quy định về thời hạn tạm giam theo hƣớng đảm bảo sự tƣơng thích giữa thời hạn tạm giam và thời hạn điều tra, truy tố, xét xử để đảm bảo yêu cầu của việc điều tra hoặc đang truy tố, xét xử.

Để đảm bảo quyền bào chữa cho ngƣời bị bắt, ngƣời bị tạm giữ, tác giả cũng đồng tình với ý kiến về việc bỏ quy định cấp Giấy chứng nhận ngƣời bào chữa và thay bằng quy định luật sƣ đăng ký bào chữa khi đã xuất trình đầy đủ giấy tờ luật định. Đồng thời việc quy định này cũng sẽ góp phần phòng chống những hiện tƣợng tiêu cực có thể xẩy ra trong thực tiễn nhƣ bức cung, dùng nhục hình dẫn đến hậu quả nghiêm trọng ở giai đoạn điều tra.

Để phòng chống hiện tƣợng bức cung, nhục hình, mớm cung, bảo đảm tính minh bạch, tăng khả năng kiểm soát đối với hoạt động tố tụng hình sự, bảo đảm quyền con ngƣời, quyền công dân cần phải quy định bắt buộc phải ghi âm hoặc ghi hình hoạt động hỏi cung bị can. theo Phó Trƣởng Ban Nội chính Trung ƣơng Nguyễn Doãn Khánh, việc ghi âm, ghi hình không những lƣu chứng cứ mà còn là giám sát khách quan, vì thực tế tình trạng mớm cung, bức cung, nhục hình thƣờng xảy ra ở giai đoạn này.

Đồng thời cũng xem xét việc sửa đổi Điều 196 về giới hạn của việc xét xử theo hƣớng để Toà án trong bất kỳ trƣờng hợp nào cũng không đƣợc vƣợt quá giới hạn truy tố của Viện kiểm sát nếu điều đó làm bất lợi cho bị cáo. Toà án chỉ có thể vƣợt quá giới hạn truy tố của Viện kiểm sát nếu không làm bất lợi cho bị cáo, không ảnh hƣởng đến quyền bào chữa của bị cáo.

- Hoàn thiện các quy định về tổ chức, hoạt động, thẩm quyền tố tụng hình sự của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án, đảm bảo thực hiện nguyên tắc tranh tụng và công bằng trong xét xử và nguyên tắc thẩm phán, hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật

Phải phân định rõ ràng, rành mạch chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan tố tụng, bảo đảm mỗi cơ quan phải chịu trách nhiệm độc lập về kết luận của mình. Có nhƣ vậy mới tăng cƣờng ý thức trách nhiệm, sự cẩn trọng của ngƣời tiến hành tố tụng trong việc xử lý vụ án.

Cần tiếp tục quy định rõ ràng, chặt chẽ hơn về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của những ngƣời tiến hành tố tụng nhƣ Thủ trƣởng, Phó Thủ trƣởng CQĐT, Điều tra viên, Viện trƣởng, Phó Viện trƣởng VKS, Kiểm sát viên, Chánh án, Phó Chánh án TAND, Thẩm phán, Hội thẩm và Thƣ ký Tòa án, những ngƣời có chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan tiến hành tố tụng.

Lĩnh vực tố tụng hình sự là nơi quyền con ngƣời dễ bị xâm phạm, bị tổn thƣơng nhất và hậu quả để lại cũng nghiêm trọng nhất khi nó động chạm đến quyền đƣợc sống, quyền tự do của mỗi cá nhân Bảo đảm quyền con ngƣời trong TTHS gắn liền với hoạt động và trách nhiệm của CQĐT, VKS và Tòa án. Trong TTHS, điều tra là giai đoạn mở đầu, là khâu đột phá của cả quá trình chứng minh tội phạm và ngƣời thực hiện hành vi phạm tội. Thực tế cho thấy nhƣng sai lầm nghiêm trọng nhƣ bỏ lọt tội phạm, làm oan ngƣời vô tội thƣờng bắt nguồn từ giai đoạn điều tra.

Cần quy định chặt chẽ về các biện pháp ngăn chặn trong đó hạn chế một số quyền tự do của ngƣời bị tạm giam, tạm giữ, bị can, bị cáo, trách nhiệm pháp lý, chế tài nghiêm khắc đối với mọi hành vi vi phạm của những ngƣời tiến hành tố tụng.

Để bảo vệ, bảo đảm quyền con ngƣời cho ngƣời tham gia tố tụng, cần xác định chế độ trách nhiệm của các cơ quan, ngƣời tiến hành tố tụng một cách rõ ràng, cụ thể, minh bạch trong các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử. Quy định rõ ràng, chặt chẽ cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của ngƣời tiến hành tố tụng để đảm bảo ngăn ngừa những ngƣời đó lạm dụng quyền hạn của mình, đảm bảo cho công dân nói chung, ngƣời tham gia tố tụng nói riêng giám sát đƣợc hoạt động của cơ quan, ngƣời tiến hành tố tụng.

- Bảo đảm nguyên tắc tranh tụng

Hiến pháp đã quy định về nguyên tắc tranh tụng trong xét xử và bổ sung quyền của ngƣời bị buộc tội phải đƣợc Tòa án xét xử công bằng (khoản 2 Điều 31). Do vậy trong BLTTHS sửa đổi cần thiết phải điều chỉnh các quy định ngay từ giai đoạn điều tra nhằm bảo đảm mọi yêu cầu của Viện kiểm sát về chứng minh tội phạm và ngƣời phạm tội phải đƣợc Cơ quan điều tra đáp ứng đầy đủ, kịp thời. Bị can, bị cáo và ngƣời bào chữa phải đƣợc tạo những điều kiện tốt nhất để chứng minh sự vô tội, giảm tội, giảm hình phạt; đƣợc bình đẳng trong việc thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ, tranh luận và trình bày quan điểm. Phán quyết của Tòa án chỉ căn cứ vào kết quả tranh tụng và các chứng cứ đã đƣợc kiểm tra công khai tại phiên tòa.

Sửa đổi Điều 10 BLTTHS theo hƣớng khẳng định Toà án là cơ quan thực hiện chức năng xét xử và không có trách nhiệm chứng minh tội phạm. Cần bỏ quy định quyền của Hội đồng xét xử trong việc ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. Chức năng của Tòa án là xét xử chứ không phải hoạt động điều tra. Nếu trƣờng hợp Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố vụ án hình sự thì cũng phải chuyển cho CQĐT để điều tra theo thẩm quyền. Lúc này sẽ phát sinh vấn đề khởi tố oan, sai, không đúng thì cơ quan nào chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật.

Toà án chỉ có nghĩa vụ chứng minh trong bản án của mình là vì sao chấp nhận cáo trạng của Viện kiểm sát mà không chấp nhận lời bào chữa của luật sƣ (khi tuyên án kết tội); hoặc ngƣợc lại, vì sao không chấp nhận cáo trạng của Viện kiểm sát mà lại chấp nhận lời bào chữa của luật sƣ (khi tuyên án vô tội) mà không có nghĩa vụ chứng minh là bị cáo có tội thay cho bên kết tội.

Cần sửa đổi, bổ sung Điều 217 và Điều 218 của BLTTHS theo hƣớng quy định rõ hơn quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia tranh luận, trách nhiệm của Chủ toạ phiên toà phải đảm bảo cho việc tranh luận diễn ra dân chủ, khách quan, tạo điều kiện cho các bên trình bày hết ý kiến và tranh luận... Sửa đổi, bổ sung Điều 190 BLTTHS quy định về sự có mặt và sự tham gia tranh tụng của ngƣời bào chữa tại phiên toà. Cần quy định sự có mặt của ngƣời bào chữa là bắt buộc. Trƣờng hợp họ vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên toà.

- Bảo đảm quá trình giải quyết vụ án hình sự phải có sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát chặt chẽ

Hiến pháp quy định trách nhiệm, vai trò của Viện kiểm sát đối với việc thực hiện hai chức năng là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tƣ pháp. Sửa đổi BLTTHS phải cụ thể hóa đầy đủ yêu cầu này, bảo đảm mọi hoạt động của các cơ quan tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự phải đƣợc kiểm tra, giám sát, kiểm soát chặt chẽ bởi nhiều cơ chế, bao gồm cả cơ chế tự kiểm tra bên trong mỗi hệ thống và cơ chế giám sát từ bên ngoài hệ thống. Viện kiểm sát với tƣ cách là một thiết chế thực thi Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm cho Hiến pháp, pháp luật đƣợc chấp hành nghiêm minh và thống nhất, có trách nhiệm nắm bắt đầy đủ, kịp thời mọi tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố (kiểm soát đầu vào) và kiểm sát chặt chẽ toàn bộ quá trình giải quyết vụ án của các cơ quan tố tụng.

- Bảo đảm thực hiện nguyên tắc hiến định về bồi thường và xử lý khi oan, sai

Trong nội dung BLTTHS sửa đổi cần thể hiện đầy đủ để thực hiện nguyên tắc hiến định về bồi thƣờng và xử lý khi oan, sai. Hiến pháp năm 2013, đã quy định rõ ràng, đầy đủ về nguyên tắc bồi thƣờng và xử lý khi oan, sai: “Các cơ quan tƣ pháp khi tiến hành tố tụng phải chịu trách nhiệm về những việc làm trái pháp luật và bồi thƣờng oan, sai cho công dân (khoản 5 Điều 31). Hiến pháp cũng bổ sung ngƣời

Một phần của tài liệu Áp dụng pháp luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án hình sự, qua thực tiễn viện kiểm sát nhân dân thành phố hải phòng (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)