Hiện trạng quản lý, xử lý chất thải chănnuôi

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng môi trường các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện gia lâm, hà nội (Trang 29)

1.2.2.1. Các văn bản quản lý, xử lý chất thải chăn nuôi ở nước ta a. Các bộ Luật

Luật Bảo vệ môi trường 2014:Được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23/6/2014 và có hiệu lực vào ngày 1/1/2015. Luật này bao gồm 170 điều được chia làm 20 chương. Trong đó các quy định về bảo vệ môi trường cho các khu chăn nuôi tập trung được quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 3, điều 69, chương của Luật.

Luật hình sự (có hiệu lực 01/07/2000): Quy định các điều khoản liên quan đến các tội phạm về môi trường và các mức phạt: Điều 182: Tội gây ô nhiễm không khí; Điều 183: Tội gây ô nhiễm nước; Điều 184: Tội gây ô nhiễm đất; Điều 186: Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người; Điều 187: Tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho động vật, thực vật.

Luật Dân sự (Luật số 33/2005/QH11, ngày 14/6/2005): Quy định về trách nhiệm bảo vệ môi trường và đền bù thiệt hại đối với các chủ sở hữu tư nhân và chủ thể gây ô nhiễm môi trường, cụ thể: Điều 263 - Nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc BVMT; Điều 624 - Bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường.

Luật Tài nguyên nước (ban hành ngày 1/6/1998): Trong Luật này có các điều khoản quy định về bảo vệ nguồn nước có liên quan tới hoạt động chăn nuôi tại các trang trại như: Điều 9 - Các hành vi bị nghiêm cấm: Làm suy thoái, cạn kiệt, ngăn cản trái phép sự lưu thông nguồn nước,...; Điều 12 - Bảo vệ nước dưới đất (nước ngầm); Điều 13 - Bảo vệ chất lượng nước.

b. Các văn bản dưới luật

- Nghị quyết 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về Phát triển kinh tế trang trại.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20 - Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/2/2010 của Chính phủ về Quản lý thức ăn chăn nuôi.

- Thông tư 04/2010/TT-BNNPTNT ngày 15/1/2010 v/v Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện trại chăn nuôi Lợn, trại chăn nuôi Gia cầm an toàn sinh học.

- Thông tư số 27/2011/BNNPTNT ngày 13/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT – Quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại.

- Nghị định số 33 /2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một sốđiều của Pháp lệnh Thú y.

c. Các quy chuẩn kỹ thuật liên quan

QCVN 08: 2008/BTNMT- Quy chuẩn kĩ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt. QCVN 09: 2008/BTNMT- Quy chuẩn kĩ thuật Quốc gia về chất lượng nước ngầm. QCVN 01-14: 2010/ BNNPTNT- Quy chuẩn kĩ thuật Quốc gia điều kiện chăn nuôi lợn an toàn sinh học.

QCVN 01 - 15: 2010/BNNPTNT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: Điều kiện trại chăn nuôi Gia cầm an toàn sinh học.

1.2.2.2. Các hình thức quản lý chất thải trong chăn nuôi

Quản lý chất và xử lý chất thải chăn nuôi nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường. Chất thải chăn nuôi chủ yếu là phân và nước tiểu gia súc sau khi được thải ra thì khả năng ô nhiễm còn thấp, khả năng này chỉ tăng khi phân và nước tiểu gia súc được để lâu trong môi trường bên ngoài. Do đó để giải quyết kịp thời khả năng ô nhiễm thì chúng ta cần quản lý và xử lý chất thải chăn nuôi ngay từ lúc mới thải ra ngoài môi trường. Một số hình thức phổ biến như: Biogas, làm thức ăn cho cá, ủ phân compose, thu gom phân để bán, thải bỏ trực tiếp ra ngoài môi trường. Sau đây là một số biện pháp quản lý và xử lý chát thải chăn nuôi cụ thể:

a. Vệ sinh chuồng trại

Hiện nay ở nước ta có hai cách vệ sinh chuồng nuôi chủ yếu: Trộn lẫn phân thải rắn với nước tiểu và nước rửa chuồng trại để tạo ra nước thải lỏng (không tách pha); tách riêng phân thải rắn với pha lỏng (nước tiểu và nước rửa chuồng) (Bộ Tài nguyên & Môi trường, 2010).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21 Trỗn lẫn phân là biện pháp sử dụng vòi phun nước kết hợp với bố trí chuồng trại có độ dốc để lôi cuốn phân thải, nước tiểu chăn nuôi về phía cuối chuồng trước khi thoát ra ngoài qua hệ thống cống rãnh. Biện pháp tách pha rắn-lỏng: Thực chất là thu gom riêng phần phân rắn sau đó mới tiến hành rửa chuồng. Biện pháp này có thể thu gom từ 90-95% lượng phân rắn qua đó làm giảm bớt chất ô nhiễm trong nước thải. Tuy nhiên hạn chế của biện pháp này là tốn công và tốn thời gian hơn trong quá trình vệ sinh chuồng. Và việc thu gom chất thải rắn chỉ thực hiện được với các loại vật nuôi có phân thải rắn như Lợn nái, Trâu, Bò hoặc Gia cầm.

b. Tích trữ chất thải

Tích trữ chất thải là việc thu gom các chất thải chăn nuôi vào một chỗ nhất định, sau đó có thể áp dụng các biện pháp xử lý khác nhau. Một số hình thức tích trữ chất thải như:

- Nhà chứa phân: Nhà chứa phân được xây ngoài chuồng nuôi. Phân được đóng thành bao tải và chuyển đến đây để tích trữ và bán. Hình thức này khá hiệu quả vì phân thải được tận dụng và người chăn nuôi có thêm thu nhập từ việc bán phân. Tuy nhiên biện pháp này đòi hỏi khá nhiều công sức thu gom phân thải, cần một diện tích kho chứa phân lớn và phát sinh mùi hôi thối trong quá trình tích lũy phân.

- Hố chứa phân hỗn hợp: Phương pháp này đơn giản là toàn bộ phân và nước thải chăn nuôi được đổ xuống một hố, sau một vài tuần, các vi sinh vật hiếu khí hoặc yếm khí đã phân hủy các chất hữu cơ có trong phân. Tuy nhiên, phương pháp này dễ gây dịch bệnh, ô nhiễm môi trường không khí và mạch nước ngầm.

- Chứa phân lỏng: Người ta xây hố chứa kề lỗ thoát phân của chuồng, do đó toàn bộ lượng phân lỏng thải ra sẽ đổ vào hố chứa. Tuy nhiên, vào mùa mưa hoặc khi mở rộng quy mô đàn mà không nới thể tích chứa, hố chứa thường bị tràn.

c. Các hình thức xử lý chất thải Hệ thống bể xử lý hiếu khí:

Chất thải chăn nuôi được thu gom vào bể lắng nhằm ổn định lưu lượng, loại bỏ các chất lơ lửng, tạp chất có trong nguồn thải. Sau khi qua bể lắng chất thải chăn nuôi tiếp tục được qua bể hiếu khí để xử lý các chất ô nhiễm.

Bể lắng: Nước thải được chảy qua lưới lọc 1 x 1 hay 1,5 x 1,5 để loại bỏ cặn lớn. Sau đó, nước thải được cho chảy vào bể lắng 3 ngăn( thường xây bằng xi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22 măng). Nước được luân chuyển theo kiểu tràn. Chức năng của bể là giảm đi phần lớn các phân rắn trong nước thải nhưng giải quyết không triệt để các tác nhân gây bệnh trong nước thải.

Thùng sục khí (Aerotank): Sau khi nước thải cho qua bể lắng, nước thải được chuyển vào 1 thùng khí tạo thành quá trình lên men hiếu khí. Quá trình này làm giảm được các phần tử lơ lửng có trong nước, giảm một số vi sinh vật có hại. Ưu điểm là thiết kế gọn, cần diện tích vận hành nhỏ nhưng giá thành cao.

Biogas:

Đây là biện pháp được sử dụng phổ biến trong chăn nuôi ở nước ta. Biện pháp này góp phần làm giảm thiểu chất ô nhiễm tạo ra, vừa tạo ra khí sinh học (CH4) phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau nhưđun nấu, phát điện, sưởi ấm cho vật nuôi, thắp sáng. Bùn cặn và nước thải sau biogas có thể sử dụng để tưới cho cây trồng, làm thức ăn cho cá. Bên cạnh những lợi ích mà biogas đem lại thì nó cũng có những mặt hạn chế. Hạn chế của phương pháp này là vốn đầu tư khá cao, nồng độ chất thải sau biogas còn ở mức khá cao không thể thải bỏ trực tiếp ra ngoài môi trường (VũĐình Tôn và cộng sự, 2008). Do đó, nước thải sau biogas cần được xử lý tiếp hoặc sử dụng vào mục đích khác để tránh ảnh hưởng tới môi trường. Trong quá trình vận hành, nó còn gặp một số vấn đề như không sinh khí, bể bị nứt, vỡ, bể bị tràn,…

Nhìn chung biogas có thể áp dụng hiệu quả cho tất cả các hệ thống trang trại những cần đặc biệt chú ý tới một số vấn đề: Dung tích hầm biogas phải phù hợp với khối lượng phân thải phát sinh; lượng khí gas sinh ra thường vượt quá nhu cầu đun nấu của các trang trại nên cần phải tăng cường sử dụng khí gas vào các mục đích khác như để phát điện thắp sáng, sưởi ấm hay thu triết gas để bán; nước thải sau biogas không nên thải bỏ ra ngoài môi trường mà nên tận dụng để tưới cây hoặc đưa xuống ao làm thức ăn cho cá (Cao Trường Sơn và cs, 2014).

Ủ phân compose

Nhằm xử lý nguồn chất thải rắn trong chăn nuôi, có thể áp dụng trong chăn nuôi quy mô công nghiệp với số lượng chất thải lớn. Trong khi ủ phân có rất nhiều vi sinh vật tiến hành công phá xenlulozo, glucozo, protein, lipit có trong thành phần của phân chuồng. Quá trình này gồm hai công đoạn: Phá vỡ các hợp chất không có N và sự khoáng hóa các hợp chất chứa N.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23 Đây là hình thức sử dụng phổ biến và cho hiệu quả cao. Theo nghiên cứu của

Phùng Đức Tiến và cộng sự (2009) cho thấy tỷ lệủ phân compose đối với trang trại lợn là rất ít, trang trại nuôi Bò là 24,14%, trang trại chăn nuôi Gia cầm là 13,33%; đối với các nông hộ tỷ lệ này là 3,57% đối với chăn nuôi Gia cầm; 34,48% đối với chăn nuôi bò; và 3,57% đối với chăn nuôi lợn. Nghiên cứu tình hình xử lý chất thải chăn nuôi lợn tại huyện Văn Giang, Hưng Yên cho thất hình thức xử lý này phù hợp nhất với 2 kiểu hệ thống trang trại VAC và VC do có thể tạo phân bón để sử dụng ngay cho bộ phận vườn cây trong trang trại. Biện pháp này đạt hiệu quả cao nhất khi chất thải chuồng nuôi được phân tách và áp dụng cho các chuồng nuôi lợn nái do phân lợn nái rắn và dễ thu gom hơn so với lợn thịt (Cao Trường Sơn và cs, 2014). Hợp chất hữu cơ sau khi xử lý có thể sử dụng làm phân bón một cách an toàn, ít làm ô nhiễm môi trường so với phân tươi. Tuy nhiên biện pháp này đòi hỏi nhiều công lao động và người chủ chăn nuôi phải có kiến thức nhất định.

Nuôi giun quếđể tận dụng lượng phân thải trong chăn nuôi

Thức ăn của giun quế là các chất thải của gia súc như trâu, bò, ngựa, gia cầm,…Trong những năm gần đây việc sử dụng Giun quế trong chăn nuôi được áp dụng phổ biến ở nước ta. Ưu điểm của hình thức này là vừa xử lý được phân thải, vừa tạo ra phân hữu cơ cho mục đích trồng trọt, vừa tạo ra sản phẩm là Giun quế. Tuy nhiên, Giun quế chỉ được sử dụng để xử lý chất thải rắn mà không được áp dụng trong xử lý nước thải. Phương pháp này đòi hỏi người chăn nuôi phải có kiến thứcvà phải được tập huấn vềđặc điểm và cách nuôi Giun quế.

Đệm lót sinh học

Đệm lót sinh học đem lại nhiều lợi ích cho trang trại chăn nuôi lợn, giúp giảm công việc vệ sinh chuồng trại, giảm chi phí phòng ngừa bệnh cho Lợn. Lợn không bị thối bàn chân, lông da bóng mượt và sạch sẽ. Đặc biệt, nuôi Lợn theo mô hình này hạn chếđược tình trạng ô nhiễm môi trường (mùi hôi, ruồi, muỗi).

Nguyên liệu làm đệm lót bao gồm mùn cưa, trấu, bột ngô, chế phẩm Balasa. Các nguyên liệu làm chất độn phải đảm bảo có độ sơ cao, có độ trơ cứng không dễ bị làm mềm nhũn và có lượng chất dinh dưỡng nhất định, không độc, không gây kích thích. Đệm lót cần phải được đảm bảo độ ẩm, độ tơi xốp giúp phân phân hủy nhanh hơn, cần thường xuyên quan sát phân. Để sự tiêu hủy phân, nước tiểu được

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24 triệt để và kéo dài tuổi thọ của đệm lót, trong quá trình nuôi cần kết hợp cho Lợn ăn thức ăn lên men hoặc men tiêu hóa. Việc sử dụng thức ăn lên men hoặc men tiêu hóa sẽ có tác dụng giảm thải phân và mùi hôi của phân, giảm chi phí thức ăn, giảm tỷ lệ mắc bệnh, tăng hiệu quả kinh tế. Cần chú ý cho Lợn ăn một lượng thức ăn thích hợp, không dư thừa.

Đặc biệt, cách làm và vận hành đệm lót sinh học không phức tạp, các hộ chăn nuôi ở quy mô lớn hay nhỏđều áp dụng được.

Sử dụng chất thải

Sử dụng chất thải có ý nghĩa quan trọng trong chăn nuôi. Nó vừa làm giảm ảnh hưởng của các chất thải thải bỏ trực tiếp ra ngoài môi trường, vừa tận dụng chất thải đó để làm các sản phẩm khác phục vụ mục đích trồng trọt của người dân. Mặt khác lại có giá trị về mặt kinh tế, tăng thu nhập cho người dân, giảm chi phí mua thức ăn cho cá và giảm chi phí mua phân bón cho cây trồng. Trịnh Quang Tuyên và các cộng sự khi điều tra tình hình quản lý và xử lý chất thải tại các trang trại chăn nuôi Lợn nái năm 2010 cũng đã chỉ ra những hình thức sử dụng chất thải chính mà các chủ trang trại áp dụng (Bảng 1.12). Bảng 1.12: Một số hình thức sử dụng phân thải tại các trang trại Đơn vị: % Hình thức Quy mô (con) Nội Tây Thái Bình Ninh Bình Trung bình Trồng trọt 30-100 63,4 64,3 70,03 58,2 64 100-200 55,8 50,4 51,5 48,3 51,5 >200 19,7 12,0 13,1 5,2 12,5 Bán 30-100 12,2 18,8 13,8 11,5 14,1 100-200 19,7 28,7 26,8 20,7 24,0 >200 58,0 51,1 59,3 66,0 58,6 Nuôi cá 30-100 7,2 6,3 8,7 10,6 8,2 100-200 6,3 14,1 10,7 13,6 11,1 >200 11,2 24,1 15,1 18,7 17,4 Khác 30-100 17,2 10,6 7,2 19,7 13,7 100-200 18,2 6,8 11,3 17,4 13,4 >200 11,1 12,3 12,5 10,1 11,5

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25 Nhìn vào bảng trên ta thấy, tỷ lệ dùng phân cho trồng trọt là cao nhất ở các trang trại chăn nuôi Lợn. Với hình thức này, ở quy mô 30-100 con có tỷ lệ là 64%; quy mô 100-200 con chiếm tỷ lệ 51,5%; quy mô > 200 con thì tỷ lệ là 12,5%. Đối với hình thức bán thì ngược lại, tỷ lệ tăng dần khi quy mô Lợn tăng. Bên cạnh đấy, hình thức nuôi cá có tỷ lệ tương đối đồng đều, dao động từ 8,2- 17,4%.

Kết luận: Hiện nay đã có nhiều biện pháp quản lý chất thải chăn nuôi được áp dụng trên địa bàn cả nước, tuy nhiên các biện pháp này chưa giải quyết triệt để được nguồn phân thải và nước thải phát sinh từ các chuồng nuôi. Một lượng lớn nước thải và chất thải rắn từ các chuồng nuôi chưa được xử lý bị xả thải ra ngoài môi trường gây ô nhiễm nghiêm trọng các nguồn nước tiếp nhận và ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước ngầm xung quan các khu vực chăn nuôi tập trung.

Một phần của tài liệu nghiên cứu hiện trạng môi trường các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện gia lâm, hà nội (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)