Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện phong điền thành phố cần thơ (Trang 32)

- Trình độ học vấn của người ra quyết định sản xuất (hocvan): Nhận th ức càng cao thì trình độ học vấ n càng cao (MC Namara và Weiss, 2005 Lê

3.1.1.2 Điều kiện tự nhiên

Khí hậu

Xã Nhơn Ái nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Khí hậu hàng năm chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 05 đế tháng 11 trùng với gió mùa Tây Nam; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau trùng với gió mùa Đông Bắc; lượng mưa trung bình hàng năm của huyện khoảng 1,339.7mm. Trong đó vào tháng 09 có lượng mưa nhiều nhất là 336.7mm, thấp nhất vào tháng 12 chỉcó 2.5mm. Đây cũng là một trong những điều kiện để huyện cho phép sản xuất trồng trọt áp dụng kỹ thuật thâm canh đạt năng suất cao. Nhiệt độ trung bình 29- 320C. Tháng nóng nhất là tháng tư có nhiệt độ cao nhất là 370C, thấp nhất là tháng 1 với 250C- 290C.

Số giờ nắng thấp nhất là bình quân cả năm nắng khoảng 2,452.3 giờ. Trong đó tháng nắng cao nhất là tháng 3 có 293,7 giờ nắng; tháng nắng thấp nhất là tháng 10 có 155,9 giờ nắng.

Độ ẩm tương đối trung bình của huyện cả năm là 81.43%. Trong đó tháng 02 có độẩm thấp nhất là 73.25%, tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 09 với 86.27%.

Thời tiết này rất được thiên nhiên ưu đãi, không bị hạn hán và kéo dài. Tuy nhiên thường xuất hiện các cơn giông vào khoảng thời gian giao mùa. Vào mùa khô thì rất thuận lợi cho việc gieo trồng các loại cây hàng năm, mùa nước thì chăn nuôi đem lại hiệu quả cao vì nguồn thức ăn cho các loại động vật rất phong phú và đa dạng. Người dân ởđây có thể chủđộng cho việc trồng trọt lẫn chăn nuôi.

Sông ngòi

Huyện Phong Điền có mạng lưới sông rạch, kênh đào dày đặt. Quan trọng nhất trong mạng lưới sông ngòi của huyện là sông Cần Thơ- một phụlưu của sông Hậu, đây là con sông có chiều dài chảy qua TP Cần Thơ là 65km, lưu lượng nước bình quân tại Cần Thơ là 14.800 m3/giây, tổng lượng phù sa là 35 triệu m3/năm đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước ngọt tương đối dồi dào , đảm bảo cung cấp nước tưới cho quá trình sản xuất nông nghiệp của người dân và sử dụng trong sinh hoạt ở một số vùng nông thôn trong huyện. Bên cạnh đó còn có sông Cái dài 20km, chiều rộng cửa sông 600-700m, độ

31

sâu 10-12m nên có khảnăng tiêu, thoát nước rất tốt. Khí hậu, thời tiết huyện có nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, thích nghi với các loại cây trồng; đặc biệt là cây lúa và cây màu.

Ngoài ra xã còn có các kênh rạch nhỏ để để đáp ứng nước đầy đủ cho việc tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt hàng ngày của người dân.

Đất đai, thổnhưỡng

Đất đai của huyện Phong Điền rất màu mỡ trong đó chiếm phần lớn là nhóm đất phù sa do sông Cần Thơ bồi đắp, đây là loại đất có chếđộ thích nghi cao để canh tác, phù hợp với nhiều loại cây lương thực, cây màu và cây ăn trái. Phần còn lại là nhóm đất phù sa có phèn ở vùng trũng, thấp, hàng năm nhiều tháng bị nước phèn, nhóm đất phù sa có phèn cũng là một nhóm đất thích nghi với cây lúa. Nhìn chung, đất đai của huyện phần lớn là nhóm đất phù sa, thuận lợi với nguồn nước ngọt, từ lâu đã được đưa vào khai thác sử dụng, hình thành vùng lúa năng suất cao và vùng chuyên canh nông nghiệp. Bảng 3.1 Hiện trạng sử dụng đất của huyện Phong Điền năm 2013

Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%)

I. Đất nông nghiệp 10.546,82 84,2

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện phong điền thành phố cần thơ (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)