II. Đất phi nông nghiệp 1.978,76 15,
2004 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Diện tích (ha)156 59 76 86,5 75 81,5
CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP 4.5.1 Về những tồn tạ
4.5.1 Về những tồn tại
Nhìn chung thực trạng trong những năm qua:
- Việc chuyển dịch cơ cấu KTNN diễn ra vẫn còn chậm, tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tếchưa vững chắc, tốc độ đa dạng hóa sản phẩm trong nội bộ ngành diễn ra không cao, trồng trọt và cây ăn trái chiếm tỷ trọng lớn. Trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp của xã, trồng trọt vẫn là ngành chiếm tỷ trọng chủ yếu.
60
- Cơ cấu lao động chuyển dịch chậm, chủ yếu diễn ra trong khu vực nông nghiệp, đặc biệt là năng suất lao động tăng chậm hơn so với tăng trưởng giá trị sản xuất. Điều này chứng tỏ kinh tế nông nghiệp của xã còn đang trong giai đoạn chuyển dịch theo hướng chiều rộng, chủ yếu dựa vào khai thác tiềm năng đất đai và lao động, hiệu quảvà tác động của khoa học và công nghệ vào sản xuất chưa cao.
- Chưa thành hình nhiều vùng chuyên môn hóa, sản xuất của các vùng rất phân tán, các dịch vụ quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp là chế biến và tiêu thụ sản phẩm còn quá yếu. Do vậy mà lúc thời vụ sản phẩm ế thừa và trái vụ lại thiếu hụt sản phẩm, mặt khác chưa có đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường. Chăn nuôi còn ở quy mô nhỏ, chủ yếu ở hộgia đình, và vẫn còn theo tập quán nuôi tận dụng phụ phẩm, chưa coi chăn nuôi là ngành sản xuất chính. Chất lượng đàn gia súc, gia cầm chưa cao, nhất là chưa đạt tiêu chuẩn nguyên liệu chế biến xuất khẩu nên giá trị kinh tế thấp.
- Cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp còn thiếu, mức độđầu tư chưa thỏa đáng, tính toán thiết kế hiệu quả tưới tiêu chưa cao, đầu tư còn dàn trải. Trình độ khoa học và công nghệ trong nông nghiệp thấp.
- Một số bộ phận cán bộ, nhân dân vẫn còn có tính trông chờ ỷ lại vào Nhà nước qua các chương trình trợ cấp, trợ giá, trợ cước. Tư duy chậm đổi mới, trình độ văn hóa thấp. Chưa có thức vươn lên làm giàu chỉ bằng lòng đủ ăn đủ mặc.
- Trình độ cán bộ quản lý nhất là trong lĩnh vực KTNN nông thôn còn rất nhiều hạn chế, dẫn đến tình trạng khi thực hiện các chương trình kinh tế trọng tâm về nông nghiệp, cán bộ cở sở chỉ thực hiện theo chỉ thị, nghị quyết, hướng dẫn của cấp trên chứ chưa có những ý kiến đề xuất với cấp trên nhũng vấn đề phù hợp cới thực tiễn của địa phương mình cần trồng loại cây gì cho phù hợp điều kiện đất đai, thổnhưỡng, nuôi loại gia súc nào hợp với thế mạnh tiềm năng. Vẫn còn chung chung, lúng túng chưa cụ thể khi lựa chọn nuôi con gì, trồng cây gì.