Nhận xét các biến nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện phong điền thành phố cần thơ (Trang 59)

II. Đất phi nông nghiệp 1.978,76 15,

4.3.2Nhận xét các biến nghiên cứu

2004 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Diện tích (ha)156 59 76 86,5 75 81,5

4.3.2Nhận xét các biến nghiên cứu

+ Biến tuổi tác và Doanh thu phi nông nghiệp không có ý nghĩa trong mô hình này. Điều này có thể được giải thích như sau: Vì khi nông hộ quyết định chuyển đổi thì họ sẽ nghĩ tới lợi nhuận và hiệu quả mà mô hình đó mang lại, giúp họ nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống nên họ mới quyết định

58

chuyển đổi. Còn về tuổi tác hay doanh thu phi nông nghiệp càng cao hay thấp thì cũng không ảnh hưởng đến việc chuyển đổi.

+ Biến giới tính của chủ hộ không có ý nghĩa trong mô hình. Tức là cho dù là nam hay là nữ thì cũng không ảnh hưởng gì nhiều đến việc quyết định chuyển đổi CCKTNN. Trong thời đại hiện nay, thì nam nữ bình đẳng có vai trò như nhau, khảnăng làm việc, quản lí và đưa ra quyết định là như nhau.

+ Biến số người phụ thuộc không có ý nghĩa trong mô hình. Trong cuộc sống hiện nay, nhu cầu của con người là vô hạn. Đặc biệt là về thu nhập, họ luôn muốn gia tăng thu nhập, càng cao càng tốt. Do đó, dù sốngười phụ thuộc là ít hay nhiều thì không ảnh hưởng gì đến việc chuyển đổi của nông hộ.

+ Biến tập huấn không có ý nghĩa thống kê trong mô hình. Hộ có tham gia nhiều buổi tập huấn, có nhiều cơ hội tiếp cận với khoa học kỹ thuật nên sẽ có những suy nghĩ tích cực hơn trong việc quyết định chuyển đổi. Và họ thường có những suy nghĩ về phương pháp kinh doanh hay sản xuất tốt hơn những người không tham gia tập huấn. Nhưng việc tham gia, tiếp cận các buổi tập huấn của nông hộ còn khó khăn. Do đó, số hộ tham gia tập huấn còn rất ít và hiệu quả của việc tham gia tập huấn không cao nên biến này không tác động đến việc chuyển đổi.

+ Khoảng cách: Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, hệ số của biến này mang giá trị âm với mức ý nghĩa 5%. Tức là khi khoảng cách đến chợ càng xa thì khả năng quyết định chuyển đổi cao hơn. Điều này có thể lý giải là do khi khoảng cách càng gần chợ tức là vùng có càng gần thị trấn. Với thị trấn thì đất chật người đông, ít đất sản xuất, đời sống chủ yếu dựa vào các hoạt động phi nông nghiệp. Nếu có sản xuất nông nghiệp thì diện tích đất cũng rất ít hoặc ít hộ sản xuất nông nghiệp hơn các vùng xa chợ. Do đó, họ không chú trọng vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, xu hướng chuyển đổi của các hộở vùng gần chợ là thấp hơn các vùng xa chợ.

+ Biến học vấn có ý nghĩa thống kê tác động đến quyết định chuyển đổi của nông hộ với mức ý nghĩa 5% trong mô hình. Biến này có dấu ngược với dấu kỳ vọng, hệ số góc của biến này là -0,208<0 nên biến này và biến phụ thuộc có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau. Tức là khi học vấn càng cao thì khảnăng quyết định chuyển đổi càng thấp. Vì khi học vấn càng cao thì chủ hộ sẽ có khảnăng tự học hỏi, nghiên cứu, tiếp thu nhiều kiến thức hơn, dễ dàng ứng dụng các khoa học kỹ thuật trên các phương tiện truyền thông từ các lớp tập huấn và thực tiễn, kết hợp với kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp trước đó những người có học vấn cao có nhu cầu sử dụng vốn kiến thức của mình để

59

phát triển hơn nữa, làm tăng lợi nhuận của loại nông sản đó và tốn ít thời gian hơn. Do đó, họít có xu hướng chuyển đổi hơn.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện phong điền thành phố cần thơ (Trang 59)