0
Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Tổ chức cho học sinh thamgia quá trình đánh giá kiến thức.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC (Trang 32 -34 )

Qua tham gia đính giá học sinh có cảm xúc học tập, sự tự tin và sự đánh giá công bằng của thầy cô, do đó nó là động lực thú đẩy tính tích cực nhận thức của học sinh, hơn nữa qua đính giá học sinh có khả năng nhận biết lỗi nhanạ thức, tự điều chỉnh quá trình học tập. Vì vậy, tổ chức cho học sinh tham gia đánh giá là một biện pháp dạy học có thể nâng cao tính tích cực học tập của học sinh, đảm bảo sự phân hoá đến từng học sinh đồng thời tạo ra cảm xúc học tập tích cực.

Tổ chức cho học sinh tham gia vào quá trình đánh giá bài làm là tổ chức cho học sinh tự đánh giá, nhận xét bài làm của mình theo tiêu chuẩn đánh giá đề ra. Các em không chỉ đánh giá dới hình thức cá nhân, tự đánh giá mà cả nhóm cùng đánh giá từng bài làm.

Việc tổ chức cho học sinh tham gia đánh giá qua hình thức sau:

- Kiểm tra nói trên lớp: trong giờ học, khi gọi một học sinh kiểm tra (lên bảng hay đứng tại chỗ), đồng thời nêu tiêu chí đánh giá. Sau đó các em

dới lớp lắng nghe bạn trả lời, nhận xét đúng sai, cách trình bày, các lỗi nhận thức cơ bản, và đánh giá cho điểm. Giáo viên bổ sung ý kiến nhận xét về ý kiến của các em, cho điểm học sinh lên bảng, thậm chí cho điểm những em có nhận xét xác đáng. Cách làm nàyvừa thay đổi không khí trên lớp làm cho giờ học đỡ căng thẳng. Đồng thời vừa có tác dụng dạy học và giáo dục.

- Kiểm tra viết: Sau khi có bài kiểm tra của một môn, tổ chức cho các em đánh giá bài làm (20 – 25 phút) vào ngay sau thời gian làm bài, hoặc một hai ngày sau, vì để lâu các em quên những khúc mắc, những ấn tợng khi làm bài. Cách tiến hành nh sau:

Bớc 1: Tổ chức cho học sinh đọc, phân tích đề, nằm tiêu chuẩn đánh giá làm bài. Sau đó phân tích các loại lỗi thờng gặp và đánh giá mức độ các loại lỗi.

Bớc 2: Mỗi học sinh tự đánh giá bài của mình theo tiêu chuẩn trên, tìm lỗi trong bài, ghi mức độ cho điểm, ghi tên dới bài kiểm tra đó.

Bớc 3: Mỗi bàn chấm lại bàn của bàn bên cạnh, cho điểm và ghi tên xuống dới.

Bớc cuối cùng: Giáo viên chấm lại bài kiểm tra, có ghi nhận xét cụ thể, và trả bài vào một thời gian khác.

Việc tổ chức cho học sinh tham gia chấm bài giúp trẻ tự tin, phấn khởi và thậm chí cả một chút vui đùa, giúp trẻ học tập tích cực hơn. Nó không chỉ có tác dụng hình thành, duy trì cảm xúc học tập, tạo ra cái nền của tính tích cực nhận thức và còn góp phần phân hoá dạy học. Nó phân hoá dạy học tác động đến từng cá nhân, giúp các em tự sửa lỗi, tự điều chỉnh sự lĩnh hội, vì vậy mà nâng cao tính tích cực nhận thức và hiệu quả học tập. Đồng thời thay đổi không khí học tập, giúp học sinh hào hứng học tập, phát huy đợc sự tự giác, tính tích cực chủ động học tập của học sinh, sở dĩ đạt kết quả trên vì khi tham gia chấm bài, trẻ đã tự ý thức, đánh giá quá trình học tập của mình. Hơn nữa, các em cùng trình độ nên khi chỉ vẽ cho bạn bạn tiếp thu nhanh

hơn. Các em có thể tranh luận đến cùng, tính tập thể hợp tác giữa các em đã đợc sử dụng nh một tác động có tính dạy học.

Để thực hiện biện pháp này cần chú ý:

Thứ nhất, biện pháp này chỉ thực hiện có kết quả ở các lớp cuối bậc học, khi học sinh đã có ý thức về tự đánh giá.

Thứ hai, biện pháp này chỉ có tác dụng khi học sinh đợc phân tích đề, hiểu rõ yêu cầu của đề bài, nhận biết đợc các lỗi nhận thức, tức là giáo viên phải giúp học sinh có kiến thức về đánh giá.

Cuối cùng là phải tổ chức đánh giá phải nằm trong lôgic quá trìng dạy học.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC (Trang 32 -34 )

×