Nguyên liệu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng ức chế alpha glucosidase của 4 loài thuộc chi gymenma r BP ở việt nam (Trang 30)

Nguyên liệu là dịch chiết lá của các mẫu thuộc 4 loài trong chi Gymnema

R.Br. được thu hái ở các địa phương khác nhau và được định danh bởi PGS.TS.Trần Văn Ơn, trường đại học Dược Hà Nội. Để thử tác dụng sinh học, các mẫu thu về đều được phơi se trong bóng râm, sấy khô ở 45 – 50oC, xay nhỏ thành bột, hàm ẩm không quá 5%. Bột dược liệu được chiết bằng phương pháp ngấm kiệt với dung môi ethanol 80o. Dịch chiết thu được cất thu hồi dung môi dưới áp suất giảm cho tới cắn [16] . Cắn sau đó được pha thành mẫu thử trong DMSO với các nồng độ 5000 µg/mL, 1000 µg/mL, 500 µg/mL để thử hoạt tính.

Dịch chiết của các mẫu dược liệu được mã hóa và trình bày trong bảng 2.1.

Bảng 2.1: Kí hiệu các mẫu dịch chiết dƣợc liệu trong nghiên cứu.

Stt Loài Mã mẫu Nơi thu mẫu-Đặc điểm

1. Gymnemasylvestre (Retz.) R.Br. ex Schult GS1 Thái Nguyên (vàng) 2. GS2 Thái Nguyên (đỏ) 3. GS3 Quảng Ninh 4. GS4 Nam Định 5. GS5 Quảng Trị 6. GS6 Phú Yên

8. GY2 Gia Lai 1

9. GY3 Đắk Lắc

10. GY4 Gia Lai 2

11. GY5 Kon Tum 2

12.

Gymnemalatifolium Wall. ex Wight GL1 Tây Ninh 13. GL2 Gia Lai 14. GL3 Hoà Bình 15. GL4 Thái Nguyên 16. GL5 Tuyên Quang 17. Gymnemainodorum (Lour.) Decne GI1 Hà Nội 18. GI2 Vĩnh Phúc 19. GI3 Bắc Kạn 20. GI4 Hoà Bình 2.1.2. Hóa chất

- Enzym alpha glucosidase từ Saccharomyces cerevisiae (Sigma G5003-100UN) - P-nitrophenyl-α-D-glycopyranoside (pNPG) (Sigma N1377-1G)

- Acarbose (Glucobay-Bayer) - DMSO (Nhật Bản)

- Các hóa chất thông thường khác: Na2CO3, K2HPO4, KH2PO4, HCl, NaOH, nước cất 2 lần. Các hóa chất này đều đạt tiêu chuẩn phân tích (P.A)

2.1.3. Thiết bị

-Hệ thống Elisa Bio-Teck (Bio-Rad,Mỹ) -Tủ sấy Memmert (Đức )

-Tủ lạnh Toshiba (Nhật Bản)

-Máy đo PH Mettler Toledo FE20-FiveEasy TMPH (Trung Quốc) -Thiết bị khuấy từ

-Cân phân tích XB 220A Precisa (Thụy Sỹ)

2.1.4. Dụng cụ

- Đĩa 96 giếng đáy bằng CP4096 (Supplex Inc,Mỹ)

- Các micropiet và đầu côn phù hợp với các thể tích 10-100 µL, 100-1000 µL - Các dụng cụ thụy tinh: bình cầu, pipet, cốc có mỏ,....

Các dụng cụ đều đạt tiêu chuẩn phân tích.

2.2. Nội dung nghiên cứu

Để thực hiện được các mục tiêu của đề tài, quá trình nghiên cứu bao gồm những nội dung chính sau (sơ đồ 2.1):

 Xây dựng phương pháp đánh giá tác dụng ức chế enzym alpha glucosidase của dược liệu

- Khảo sát động học enzym để xác định thời gian ngừng phản ứng và hoạt độ enzym phù hợp.

- Xác định IC50 của acarbose .

 Áp dụng phương pháp đã được xây dựng để đánh giá ảnh hưởng của dịch chiết dược liệu lên enzym alpha glucosidase ở 3 nồng độ 5000 µg/mL, 1000 µg/mL, 500 µg/mL.

 Xác định IC50 của Acarbose và các dược liệu tiềm năng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Xây dựng phƣơng pháp đánh giá tác dụng ức chế alpha glucosidase của dƣợc liệu

2.3.1.1. Nguyên tắc

Hoạt tính ức chế của dịch chiết dược liệu trên enzym alpha glucosidase sẽ được đánh giá dựa trên khả năng ức chế phản ứng thủy phân cơ chất p-nitrophenyl α-D-glucopyranosid (pNPG) của enzym này.

Bình thường enzym alpha glucosidase xúc tác chuyển pNPG thành p-nitrophenol có màu vàng:

Do đó có thể đánh giá khả năng hoạt động của enzym thông qua việc xác định lượng sản phẩm p-nitrophenol tạo ra bằng cách đo quang ở bước sóng 415 nm [37].

2.3.1.2. Chuẩn bị hoá chất dụng cụ

- Đệm kali phosphat 50mM, pH=6,8

- Enzym alpha glucosidase được pha về các hoạt độ khác nhau 2U/mL ; 1U/mL ; 0,5U/mL; 0,1 U/mL bằng đệm potassium phosphat 50mM pH=6,8. Bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh.

- Dung dịch pNPG 3mM

- Chứng dương acarbose được pha về các nồng độ 1200 µg/mL; 1000 µg/mL; 800 µg/mL; 600 µg/mL; 400 µg/mL.

2.3.1.3. Khảo sát động học enzym

Để xác định được hoạt độ enzym và thời gian ngừng phù hợp, tiến hành khảo sát động học enzyme ở 4 hoạt độ khác nhau 2U/mL ; 1U/mL ; 0,5U/mL; 0,1 U/mL trong 60 phút.

Sơ đồ 2.2: Quy trình thí nghiệm khảo sát động học enzym

Giếng trắng và giếng thử được bố trí theo từng cặp. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần. Kết quả được đánh giá bằng cách vẽ đồ thị sự phụ thuộc giữa thời gian và độ hấp thụ A ở các hoạt độ khác nhau của enzym. Từ đó lựa chọn thời gian ngừng phản ứng phù hợp và hoạt độ enzym để tiến hành làm thí nghiệm.

2.3.1.4. Đánh giá tác dụng ức chế alpha glucosidase của acarbose

Tác dụng ức chế alpha glucosidase của acarbose được tiến hành ở các nồng độ khác nhau 1200 µg/mL; 1000 µg/mL; 800 µg/mL; 600 µg/mL; 400 µg/mL. Thí nghiệm được tiến hành như sau: Hỗn hợp gồm 80 µL đệm phosphat, 20 µL dung dịch enzym 0,1 U/mL và 20 µL dung dịch acarbose được tiền ủ ở 37°C trong 10

phút. Thêm 20 µL dung dịch pNPG 3mM, ủ ở 37°C trong 15 phút. Dừng phản ứng bằng dung dịch Na2CO3 0,1M. Đo độ hấp thụ ở bước sóng 415nm (Sơ đồ 2.2).

Sơ đồ 2.3:Quy trình đánh giá tác dụng ức chế enzym alpha glucosidase của acarbose.

Mẫu chứng (Control) là mẫu không chứa acarbose.

Ứng với mỗi nồng độ mẫu thử có một giếng trắng. Giếng trắng tương tự như mẫu thử nhưng thể tích enzym được thay bằng đệm phosphat tương ứng. Kết quả được đánh giá như sau:

- Công thức tính % ức chế

Giá trị % ức chế là trung bình % I của 3 lần.

2.3.2. Áp dụng phƣơng pháp đánh giá tác dụng ức chế enzym alpha glucosidase của dƣợc liệu

Enzym alpha glucosidase được hòa tan trong đệm phosphat 50mM, pH=6,8 để thu được dung dịch enzym có hoạt độ 0,1 U/mL. Cơ chất pNPG được pha về nồng độ 3mM bằng dung dịch đệm phosphat. Cao dược liệu được pha về các nồng độ khác nhau 500, 1000, 5000 µg/mL bằng dung môi DMSO 10%.

Thí nghiệm được thiết kế và tiến hành tương tự như thí nghiệm đánh giá tác dụng ức chế alpha glucosidase của Acarbose: Hỗn hợp gồm 80 µL đệm phosphat, 20µL dung dịch enzym 0,1 U/mL và 20µL cao dược liệu được tiền ủ ở 37°C trong 10 phút. Thêm 20µL dung dịch pNPG 3mM, ủ ở 37°C trong 15 phút. Dừng phản ứng bằng dung dịch Na2CO3 0,1M. Đo độ hấp thu ở bước sóng 415nm. Acarbose nồng độ 800 µg/mL được sử dụng làm chứng dương. Thể tích các hóa chất được mô tả trong bảng 2.2.

Bảng 2.2: Thể tích các hóa chất trong quy trình thử hoạt tính.

Thể tích Control Mẫu DL (µg/mL) Trắng Thử Trắng Thử ở 3 nồng độ khác nhau Đệm 100 80 80 60 Mẫu thử - - 20 20 Enzyme - 20 - 20 pNPG 20 20 20 20 Na2CO3 80 80 80 80 Tổng thể tích 200 200 200 200

Đánh giá kết quả: % ức chế được xác định như công thức (1)

2.3.3. Xác định IC50 của các dƣợc liệu tiềm năng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giá trị IC50 được định nghĩa là nồng độ dịch chiết mà tại đó ức chế 50% hoạt tính enzym alpha glucosidase trong điều kiện thí nghiệm.

Căn cứ vào kết quả thử hoạt tính ức chế ở trên, các dược liệu có khả năng ức chế tốt enzym alpha-glucosidase được tiếp tục xác định IC50. Mỗi dược liệu được thử ở 5 nồng độ trong khoảng phù hợp.

2.3.4. Phƣơng pháp xử lí số liệu

Số liệu được xử lí bằng phần mềm Excel 2010 và SPSS 20. Các giá trị được biểu diễn dưới dạng M ± SD (trong đó M là giá trị trung bình)

Giá trị IC50 được xác định bằng phương pháp phân tích hồi quy từ đồ thị sự phụ thuộc giữa nồng độ dịch chiết dược liệu và % ức chế.

CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ, BÀN LUẬN 3.1. Kết quả

3.1.1. Kết quả xây dựng phƣơng pháp đánh giá hoạt tính ức chế alpha glucosidase của dƣợc liệu

3.1.1.1. Kết quả khảo sát động học enzym

Động học enzym alpha glucosidase được khảo sát ở 4 hoạt độ 2U/mL; 1U/mL; 0,5U/mL; 0,1 U/mL. Đo độ hấp thụ (A) một cách liên tục trong vòng 60 phút ở các thời điểm 0,1, 3, 6,9,...,60 phút tại bước sóng 415nm. Kết quả thu được như hình 3.1:

Hình 3.1: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của lƣợng p-nitrophenol tạo ra (thông qua A) theo thời gian với các hoạt độ enzym khác nhau.

Nhận xét:

Trong các hoạt độ được khảo sát nhận thấy tại hoạt độ 0,1U/ml đạt được các yêu cầu đề ra như khả năng xúc tác tốt, lượng p- nitrophenol tạo ra tuyến tính theo thời gian ở khoảng 15 phút đầu, mật độ quang đo được nằm trong khoảng thích hợp.

3.1.1.2. Kết quả đánh giá tác dụng ức chế enzym alpha glucosidase của acarbose

Tác dụng ức chế alpha glucosidase của acarbose được tiến hành ở các nồng độ khác nhau 1200 µg/mL; 1000 µg/mL; 800 µg/mL; 600 µg/mL; 400 µg/mL. Mỗi nồng độ được làm thí nghiệm 3 lần. Kết quả được thu được được biểu diễn trong hình 3.2 và bảng 3.1:

Bảng 3.1: Hoạt tính ức chế alpha glucosidase của acarbose ở các nồng độ khác nhau Nồng độ Hoạt tính ức chế (%) 1200 µg/mL 72,6 ± 1,18 1000 µg/mL 60,2 ± 2,30 800 µg/mL 48,9 ± 2,11 600 µg/mL 30,4 ± 1,10 400 µg/mL 22,1 ± 1,47

Hình 3.2: Đồ thị biểu diễn tác dụng ức chế alpha glucosidase của acarbose ở các nồng độ khác nhau

Nhận xét:

Kết quả trong bảng 3.1 và hình 3.2 cho thấy acarbose thể hiện hoạt tính ức chế alpha glucosidase rõ rệt. Khả năng ức chế alpha glucosidase tăng khi nồng độ acarbose tăng. Từ kết quả phân tích prohibit, giá trị IC50 của acarbose thu được là 802 µg/ml (733-855 µg/ml).

3.1.2. Kết quả đánh giá tác dụng ức chế alpha glucosidase của dƣợc liệu

3.1.2.1. Khả năng ức chế alpha glucosidase của Gymnema sylvestre (Retz.) R.Br. ex Schult

Khả năng ức chế alpha glucosidase của cắn dịch chiết các mẫu Gymnema sylvestre được thử nghiệm ở 3 mức nồng độ 5000 µg/mL, 1000 µg/mL, 500 µg/mL. Mỗi nồng độ được làm thí nghiệm 3 lần. Kết quả biểu thị là giá trị trung bình, kết quả tập hợp trong bảng 3.2 và hình 3.3: 0 10 20 30 40 50 60 70 80 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 % Ức chế Nồng độ µg/mL

Bảng 3.2: Hoạt tính ức chế alpha glucosidase của các mẫu Gymnema sylvestre

(Retz.) R.Br. ex Schult

Mã mẫu

Hoạt tính ức chế của dƣợc liệu (%)

5000 µg/mL 1000mL 500 µg/mL GS1 88,3 ± 2,28 60,7 ± 3,08 46,5 ± 3,67 GS2 22,7 ± 0,99 2,6 ± 1,52 9,5 ± 4,60 GS3 - - - GS4 52,4 ± 2,47 18,6 ± 1,80 4,8 ± 1,72 GS5 28,4 ± 2,00 34,6 ± 0,94 24,9 ± 5,45 GS6 39,9 ± 2,62 9,2 ± 1,78 27,1 ± 1,67 - Không có khả năng ức chế

(Retz.) R.Br. ex Schult

Nhận xét:

Kết quả bảng 3.2 và hình 3.3 cho thấy trong số 6 mẫu Gymnema sylvestre thu hái từ 5 địa phương khác nhau có 5 mẫu có tác dụng ức chế alpha glucosidase và 1 mẫu không thể hiện khả năng ức chế ở các nồng độ nghiên cứu. Mẫu không thể hiện khả năng ức chế là mẫu GS3, được thu hái ở Quảng Ninh. Trong số 5 mẫu có hoạt tính thì mẫu GS1, loài Gymnema sylvestre (Retz.) R.Br. ex Schult hoa đỏ thu hái tại Thái Nguyên, có hoạt tính ức chế alpha glucosidase lớn nhất. Khả năng ức chế enzym của loài này cũng tỷ lệ thuận với nồng độ dịch chiết (46,5 ± 3,67%, 60,7 ± 3,08%, 88,3 ± 2,28%).

3.1.2.2. Khả năng ức chế alpha glucosidase của Gymnema yunnanense Tsiang (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khả năng ức chế alpha glucosidase của cắn dịch chiết các mẫu Gymnema yunnanense Tsiang được thử nghiệm ở 3 mức nồng độ 5000 µg/mL, 1000 µg/mL,

500 µg/mL. Mỗi nồng độ được làm thí nghiệm 3 lần. Kết quả biểu thị là giá trị trung bình, kết quả tập hợp trong bảng 3.3 và hình 3.4:

Bảng 3.3: Hoạt tính ức chế alphaglucosidase của các mẫu Gymnema yunnanense Tsiang

Mã mẫu

Hoạt tính ức chế của dƣợc liệu (%)

5000 µg/mL 1000 µg/mL 500 µg/mL GY1 83,8 ± 3,14 45,9 ± 4,64 22,1 ± 1,00 GY2 - - 5,2 ± 1,68 GY3 3,7 ± 0,59 4,3 ± 0,79 5,1 ± 0,39 GY4 1.0 ± 1.3166 2.6 ± 2,2843 - GY5 97,7 ± 0,08 57,7 ± 2,02 47,6 ± 1,97 - : Không có khả năng ức chế

Hình 3.4: % ức chế alpha glucosidase của các mẫu Gymnema yunnanense

Tsiang

Nhận xét:

Kết quả bảng 3.3 và hình 3.4 cho thấy cả 5 mẫu Gymnema yunnanense thu hái từ 3 địa phương khác nhau đều có tác dụng ức chế alpha glucosidase ở nồng độ nghiên cứu. Trong số đó, 2 mẫu GY2 và GY4 thu hái tại Gia Lai chỉ có hoạt tính ức chế rất thấp, trong khi đó 2 mẫu GY1 và GY5 thu hái tại Kon Tum có hoạt tính ức chế khá cao và khả năng ức chế enzym tỷ lệ thuận với nồng độ dịch chiết (hoạt tính ức chế của GY1 lần lượt là: 22,1 ± 1,00%, 45,9 ± 4,64%, 83,8 ± 3,14% còn của GY5 lần lượt là: 47,6 ± 1,97%, 57,7 ± 2,02%, 97,7 ± 0,08%).

3.1.2.3. Khả năng ức chế alpha glucosidase của Gymnema latifolium Wall. ex Wight

Khả năng ức chế alpha glucosidase của cắn dịch chiết các mẫu Gymnema latifolium Wall. ex Wight được thử nghiệm ở 3 mức nồng độ 5000 µg/mL, 1000 µg/mL, 500 µg/mL. Mỗi nồng độ được làm thí nghiệm 3 lần. Kết quả biểu thị là giá trị trung bình, kết quả tập hợp trong bảng 3.4 và hình 3.5:

Bảng 3.4: % ức chế alphaglucosidase của các mẫu Gymnema latifolium Wall. ex Wight

Mã mẫu

Hoạt tính ức chế của dƣợc liệu (%)

5000 µg/mL 1000 µg/mL 500 µg/mL GL1 5,9 ± 0,88 - 2,9 ± 0,88 GL2 8,9 ± 1,18 7,5 ± 1,18 25,6 ± 0,23 GL3 - 13,73 ± 3,68 30,1 ± 4,33 GL4 72,9 ± 1,89 35,0 ± 1,89 22,4 ± 1,42 GL5 - - - - : Không có khả năng ức chế

Hình 3.5: % ức chế alphaglucosidase của các mẫu Gymnema latifolium

Wall. ex Wight 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 GL1 GL2 GL3 GL4 GL5 I% 5000 µg/ml1000 µg/ml 500 µg/ml

Nhận xét:

Kết quả bảng 3.4 và hình 3.5 cho trong số 5 mẫu Gymnema latifoliumthu hái từ 5 địa phương khác nhau chỉ có mẫu GL5 thu hái ở Tuyên Quang là không thể hiện hoạt tính ức chế ở các nồng độ nghiên cứu. Mẫu GL4 thu hái tại thái nguyên có hoạt tính ức chế mạnh nhất và hoạt tính ức chế tỷ lệ thuận với nồng độ (22,4 ± 1,42%, 35,0 ± 1,89%, 72,9 ± 1,89%)

3.1.2.4. Khả năng ức chế alpha glucosidase của Gymnema inodorum (Lour.) Decne

Khả năng ức chế alpha glucosidase của cắn dịch chiết các mẫu Gymnema inodorum được thử nghiệm ở 3 mức nồng độ 5000 µg/mL, 1000 µg/mL, 500 µg/mL. Mỗi nồng độ được làm thí nghiệm 3 lần. Kết quả biểu thị là giá trị trung bình, kết quả tập hợp trong bảng 3.4 và hình 3.6:

Bảng 3.5: Hoạt tính ức chế alpha glucosidase của các mẫu Gymnema inodorum

(Lour.) Decne Wight

Mã mẫu

Hoạt tính ức chế của dƣợc liệu (%)

5000 µg/mL 1000 µg/mL 500 µg/mL GI1 42,5 ± 2,83 22,2 ± 0,82 15,7 ± 1,30 GI2 - 6,0 ± 2,75 24,7 ± 1,02 GI3 20,1 ± 1,19 11,6 ± 0,64 22,3 ± 2,11 GI4 96,6 ± 0,65 27,7 ± 0,70 9,2 ± 0,10 - : Không có khả năng ức chế

Hình 3.6: Hoạt tính ức chế alphaglucosidase của các mẫu Gymnema inodorum

(Lour.) Decne Wight

Nhận xét: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả bảng 3.5 và hình 3.6 cho thấy cả 4 mẫu Gymnema inodorum thu hái từ 4 địa phương khác nhau đều có tác dụng ức chế alphaglucosidase ở nồng độ 500 µg/mL và 1000 µg/mL. Trong số đó, mẫu GI2 thu hái tại Vĩnh Phúc chỉ có hoạt tính ức chế tốt nhất ở nồng độ 500 µg/mL (24,7 ± 1,02%) và hoạt tính ức chế giảm khi tăng nồng độ. Mẫu GI4 thu hái tại Hòa Bình thì có hoạt tính ức chế cao nhất và khả năng ức chế enzym tỷ lệ thuận với nồng độ dịch chiết (9,2 ± 0,10%, 27,7 ± 0,70%, 96,6 ± 0,65%).

3.1.3. Kết quả xác định IC50 của các mẫu dƣợc liệu tiềm năng.

Căn cứ vào kết quả sàng lọc ở trên, các mẫu dược liệu có khả năng ức chế tốt được tiến hành xác định IC50. Mỗi mẫu dược liệu được thử 5 nồng độ trong khoảng nồng độ phù hợp. IC50 được xác định sử dụng thuật toán probit của phần mềm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng ức chế alpha glucosidase của 4 loài thuộc chi gymenma r BP ở việt nam (Trang 30)