Triển vọng thị trường rượu ngoại ở Việt Nam:

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động kinh doanh nhập khẩu rượu của công ty cổ phần thực phẩm sxtm sài gòn 1 (Trang 38)

- Trường hợp:

3.3.Triển vọng thị trường rượu ngoại ở Việt Nam:

Kinh tế phát triển, vang đã trở thành một trong những chỉ số đo lường mức độ sành điệu của người tiêu dùng và vị trí của họ trong xã hội. Ngoài nhu cầu giao tiếp với đối tác nước ngoài người ta còn chọn rượu ngoại vì tác dụng tốt của nó đối với sức khoẻ. Khách hàng Việt Nam mua rượu đang tăng dần với mức tăng trung bình khoảng 15%. Điều này còn chưa tính đến lượng khách mua là các công ty với số lượng lớn để làm quà tặng, biếu nhân viên và đối tác trong những dịp lễ tết.

Theo số liệu của Phòng nông nghiệp Mỹ (USDA), kim ngạch rượu Mỹ nhập vào Việt Nam tăng từ mức chỉ có 60.000 USD năm 2001 lên gần nửa triệu USD năm 2010. Hiện vang Mỹ chiếm từ 5-6% thị phần, trong khi vang Pháp và Úc dẫn đầu với 54 và 10%. Trong lộ trình cam kết giảm thuế quan của Việt Nam sau khi gia nhập WTO, các sản phẩm có cồn dưới 15 độ sẽ giảm từ 65% như hiện nay (năm 2007 là 100%) xuống còn 50% trong 5 năm nữa. Vì vậy, không khó để dự đoán rằng dòng vang ngoại sẽ tiếp tục chảy mạnh vào thị trường Việt Nam, nhất là khi một số quốc gia sản xuất đang tăng cường tìm đầu ra cho năng lực dư thừa.

Người tiêu dùng Việt Nam hiện nay đang có xu hướng mua vang có giá trị cao, để làm quà biếu tặng do tâm lý cho rằng vang càng đắt thì chất lượng mới cao mới xứng để làm quà tặng.

Rượu ngày càng có giá rất phải chăng và chủng loại đa dạng hơn, trong khi người tiêu dùng Việt Nam ngày càng quen với văn hoá Phương Tây. Do đó rượu được đánh giá là mặt hàng hứa hẹn đầy những cơ hội kinh doanh cho các nhà nhập khẩu Việt Nam.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động kinh doanh nhập khẩu rượu của công ty cổ phần thực phẩm sxtm sài gòn 1 (Trang 38)