- Trường hợp:
2.7.2 Nguyên nhân khách quan:
• Thiếu vốn trong quá trình kinh doanh:
Là doanh nghiệp có tiềm lực tương đối lớn, nguồn vốn kinh doanh tăng đều qua các năm nhưng với đặc điểm kinh doanh đa dạng các mặt hàng, mục tiêu phát triển trong tương lai Công ty luôn cần một lượng vốn lớn. Có nhiều khách hàng đặt hàng của Công ty dưới hình thức nhận hàng rồi mới thanh toán sau điều này đồng nghĩa với việc Công ty phải dùng tiền của mình để chi trả cho lượng hàng nhập khẩu gây tồn đọng và thiếu vốn kinh doanh.
Mặt khác, để có vốn tất yếu doanh nghiệp sẽ tìm nguồn vay để bổ sung vốn đó là các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác. Nhưng hoạt động vay vốn không diễn ra đơn giản và nhanh chóng, nó cần rất nhiều thủ tục, điều kiện vay vốn và mất nhiều thời gian mới có thể vay vốn được, lãi suất vay vốn ngắn hạn cao.
• Cạnh tranh ngày một gay gắt:
Việc Việt Nam gia nhập WTO và tiến hành thực hiện lộ trình cắt giảm thuế đối với một số mặt hàng trong đó có rượu đã làm cho thị trường rượu vang trở nên sôi động hơn, nhiều doanh nghiệp chuyên doanh nhập khẩu rượu vang ra đời trở thành đối thủ cạnh tranh của Công ty CP THỰC PHẨM SXTM SÀI GÒN I trên thị trường. Lộ trình này bao gồm hai giai đoạn, giai đoạn một từ 100% xuống còn 80% vào tháng 1/2004; giai đoạn hai từ 80% xuống còn 70% vào thời điểm 1/2005, từ năm 2006 Việt nam thực sự có một thị trường rượu ngoại sôi động. Ngoài ra, trong nước có một số công ty đã tự mình sản xuất được những loại rượu Vang ,Vodka, rượu Cognac, , rượu Whisky, ruợu Brandy… với chất lượng trung bình và giá cả hợp
lý đáp ứng được nhu cầu của những người thuộc tầng lớp bình dân.
Kết Luận: Hoạt động nhập khẩu rượu ngoại của Công ty CP THỰC PHẨM
SXTM SÀI GÒN I mặc dù đã thu được những thành tựu đáng ghi nhận. Tuy nhiên, nó vẫn chưa được chú trọng, chưa có một chiến lược kinh doanh đầy đủ nhằm khai thác hết nhu cầu thị trường ngày một gia tăng như hiện nay. Rượu là một mặt hàng đặc biệt, cần phải có những tác động thêm từ chính những nhà cung cấp để khơi tạo nhu cầu từ phía người tiêu dùng mới. Nhưng các hoạt động phân phối và xúc tiến bán của Công ty lại không được đầu tư đúng mức. Doanh nghiệp cần phải nhìn nhận và có chiến lược mới đối với mặt hàng này.