Khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng Lantan nitrat ngâm tẩm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến tính quặng Laterit làm vật liệu hấp phụ xử lý ion Florua và Photphat trong nước thải (Trang 51)

Để khảo sát ảnh hưởng của lượng La3+ gắn lên vật liệu tới khả năng hấp phụ Florua và Photphat chúng tôi tiến hành như sau:

Lấy mỗi loại vật liệu 1g lắc nhẹ trong 50ml dung dịch florua có nồng độ 5 ppm và dung dịch photphat 10mg/L ở pH 6-7 trong thời gian 120 phút, để yên quan sát dung dịch, để lắng, lọc và phân tích nồng độ của florua và photphat còn lại trong dung dịch. Kết quả thu được như sau:

Bảng 3.6. Kết quả khảo sát ảnh hưởng lượng La3+ ngâm tẩm tới khả năng hấp phụ của vật liệu với F- và PO43-

Florua Photphat

Vật liệu Co(ppm) Ce(ppm) q(mg/g) Co(ppm) Ce(ppm) q(mg/g)

A1 5,6 1,2 0,22 9,8 2,2 0,38 A2 5,6 1,0 0,23 9,8 1,6 0,41 A3 5,6 0,6 0,26 9,8 0,6 0,46 A4 5,6 0,8 0,24 9,8 0,8 0,45 A5 5,6 0,9 0,24 9,8 0,7 0,46 A6 5,6 0,8 0,24 9,8 1,0 0,44

Hình 3.8. Khảo sát ảnh hưởng của hàm lượng Lantan đến khả năng hấp phụ F- và PO43-

Từ hình trên có thể thấy vật liệu A3 tương ứng với hàm lượng Lantan ngâm tẩm là 2% với các vật liệu hàm lượng Lantan > 2% dung lượng thay đổi không nhiều, dung lượng hấp phụ của vật liệu đã gắn La3+ (A3) đối với F- đạt 0,26 mg/g, gấp 1,37 lần so với vật liệu chưa gắn La3+(M3); còn đối với PO43- gấp 1,31 lần. Vậy từ đây các nghiên cứu khác sẽ khảo sát với vật liệu A3. Từđó, điều kiện tối ưu để biến tính Laterit là sấy vật liệu thô ở 100oC trong 24h, ngâm vật liệu trong dung dịch HCl 3M trong 4h, thêm tiếp lượng La3+ gắn lên vật liệu là 2% ngâm trong 4h, trung hòa dung dịch bằng NaOH, thử pH 6-7, ngâm 24h rồi đem rửa sấy ở 100oC trong 24h. Ta tiến hành biến tính một lượng 200g vật liệu A3 để khảo sát các thí nghiệm tiếp theo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu biến tính quặng Laterit làm vật liệu hấp phụ xử lý ion Florua và Photphat trong nước thải (Trang 51)