MÔ HÌNH GÂY UNG THƯ THỰC NGHIỆM TRÊN ĐỘNG VẬT

Một phần của tài liệu Thăm dò khả năng phòng và chữa ung thư của hoạt chất scuterbarbalactone VN từ cây bách chi liên trên chuột gây ung thư thực nghiệm (Trang 29 - 32)

Mô hình này nhằm kiểm tra, đánh giá tác dụng phòng và chữa trị ung thư của hoạt chất tiềm năng trên động vật được gây ung thư thực nghiệm.

Để nghiên cứu bệnh học cũng như tìm ra phương thức điều trị hiệu quả bệnh ung thư, việc tạo ra mô hình ung thư thực nghiệm trên động vật như chuột, thỏ, v.v... là rất cần thiết để thực hiện những nghiên cứu in-vivo.

Hiện nay, có thể gây ung thư thực nghiệm trên động vật nói chung và chuột nói riêng theo 2 mô hình:

+ Mô hình gây u bằng tế bào; + Mô hình gây u bằng hoá chất.

Mô hình gây u bằng hoá chất: Hiện tại, có thể gây ung thư thực nghiệm trên động vật bằng hoá chất như 7,12-dimethylbenz[a]anthracene (DMBA) –

gây ung thư vú (Whitsett và cộng sự, 2006), DMBA là một trong những hoá chất gây ung thư được sử dụng phổ biến trong các phòng thí nghiệm nghiên cứu về ung thư. DMBA gây u bằng cách tạo nên những đột biến gen và làm tăng kính thước khối u với sự có mặt của chất 12-O-tetradecanoylphorbol- 13acetate (TPA), nhờ vậy mà khối u sẽ phát triển với tốc độ rất nhanh. Đã có một số công trình gây ung thư thực nghiệm bằng hoá chất DMBA thành công như Nicolas Currier và cộng sự đã tiến hành gây u thực nghiệm trên dòng chuột FVB/N bằng cách cho chuột uống DMBA trong 6 tuần liên tiếp, kết quả thu được rất khả quan với 100% chuột xuất hiện u ở những bộ phận khác nhau như phổi, tuyến vú, tuỷ, da... (Currier và cộng sự, 2005). Russo và cộng sự đã kết hợp 2 chất DMBA và hCG (human chorionic gonadotropin) gây u trên dòng chuột cống nhằm khảo sát, đánh giá khả năng gây ung thư cho chuột. Kết quả sau 24 tuần gây u ở thí nghiệm với 100% DMBA thì 61,3% chuột đã xuất hiện các khôi u và vẫn đang tăng trưởng về kích thước.

Mô hình gây u bằng tế bào: có thể gây ung thư cho động vật nghiên cứu bằng các dòng tế bào ung thư như Sarcom - 180 gây u báng trên chuột (Hà Việt Hải và cộng sự, 2000; Đỗ Thị Thảo, 2006; Graft và cộng sự, 1952) hoặc dòng tế bào LLC. Trong đó, gây u báng là phép thử sinh học nhằm xác định khả năng kháng tế bào ung thư của hoạt chất nghiên cứu ở điều kiện in-vivo. Trong đó, tế bào u báng Sarcom -180 được cấy vào xoang bụng chuột nhắt trắng dòng tế bào Swiss để xác định khả năng sinh khối u, khối lượng u báng, xác định tỷ số ức chế phát triển u, xác định tỉ lệ tế bào ung thư bị chết so với đối chứng, từ đó xác định hoạt tính ức chế sự phát triển ung thư ở điều kiện in vivo của hoạt chất cần nghiên cứu.

Cho đến nay, tại nhiều viện nghiên cứu trên thế giới, dòng tế bào LLC với khả năng gây u và di căn mạnh đã được sử dụng như dòng chuẩn để đánh giá hiệu quả thử nghiệm in-vivo của thuốc phòng chống ung thư mới. LLC

được tiến sĩ Lewis phát hiện vào năm 1951. Sau đó, nó tiếp tục được các nhà khoa học khác nghiên cứu. Các nghiên cứu của Sugiura và Stock đã phát hiện ra các khối u hình thành ở 100% chuột thí nghiệm sau khi tiêm LLC một thời gian và phát triển rất ác tính. Sau này, DeWys đã đưa ra tiêu chuẩn để xác định sự phát triển của khối u sơ cấp bằng cách đo thể tích khối u [69], [70].

LLC là dòng tế bào di căn và gây u mạnh, có thể gây u thực nghiệm cho chuột bằng cách tiêm tế bào LLC vào bắp đùi hoặc dưới da lưng và chuột bị tiêm ở bắp đùi sẽ có khả năng hình thành khối u cao hơn và khối u cũng phát triển nhanh, mạnh hơn so với chuột bị tiêm dưới da lưng. Thời gian gây u nhanh 2 đến 3 ngày xuất hiện khối u. Với ưu điểm trên, chúng tôi lựa chọn mô hình gây u thực nghiệm trên chuột BALB/c bằng dòng tế bào ung thư LLC cho các thử nghiệm tìm hiểu khả năng phòng chống ung thư của hoạt chất tiềm năng là hoàn toàn phù hợp.

Chương 2

Một phần của tài liệu Thăm dò khả năng phòng và chữa ung thư của hoạt chất scuterbarbalactone VN từ cây bách chi liên trên chuột gây ung thư thực nghiệm (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w