1. 7 2 Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận
3.3. Phƣơng hƣớng hoàn thiện
- Việc quy định diện tích tối thiểu để tách thửa đối với từng loại đất phải xem xét tính đặc thù của từng địa phương để có những quy định cụ thể thiết thực và đảm bảo được thực hiện một cách có hiệu quả nhất nhằm đảm bảo quyền lợi của người dân một cách tốt nhất. Thực hiện tốt việc này cũng giúp chúng ta tránh tình trạng “lách luật” gây khó khăn cho công tác quản lý về đất đai và gây thiệt hại cho nhà nước.
- Đề ra những quy định riêng và ưu tiên cho những hộ dân nghèo được thực hiện việc tách thửa với diện tích nhỏ hơn diện tích theo quy định với mục đích là làm ăn, sinh sống. Những trường hợp tách thửa để tặng cho quyền sử dụng đất giữa: vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.
- Đối với những hộ nghèo sau khi thực hiện xong thủ tục tách thửa và cấp giấy chứng nhận thực hiện việc chuyển mục đích quyền sử dụng đất cho ghi nợ tiền sử dụng đất ưu tiên cho họ làm thủ tục vay vốn ngân hàng nhằm mục đích làm ăn, sinh sống, có điều kiện phát triển kinh tế gia đình.
- Nhà nước nên điều chỉnh giá đất sát với giá thị trường, do nhà nước không quản lý được giá đất nên ban hành quyết định 49/2009/QĐ-UBND nhằm tránh tình trạng phân lô, bán nền. Giá đất do nhà nước ban hành thấp hơn nhiều so với giá thị trường sẽ dẫn đến tình trạng người dân khai giá trị trên hợp đồng chuyển nhượng không đúng với giá trị thật nhằm trốn thuế, nếu hợp đồng xảy ra tranh chấp thì Tòa Án sẽ căn cứ vào giá ghi trên hợp đồng và người dân sẽ chịu thiệt thòi và tình trạng tranh chấp kéo dài rất khó giải quyết.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu đề tài ta nhận thấy rằng hằng năm huyện Phong Điền đã nổ lực giải quyết rất nhiều hồ sơ địa chính về chia tách thửa đất nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân một cách tốt nhất. Bên cạnh đó trên địa bàn huyện vẫn còn một số trường hợp chưa giải quyết cho người dân một cách thỏa đáng nhất, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà chủ yếu là do những quy định của pháp luật về chia tách thửa đất chưa thật sự phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, điều này đã được thấy rõ qua số liệu thực tế thu thập được qua từng giai đoạn từ địa phương, bản thân những quy định này vẫn còn tồn tại nhiều bất cập cần được điều chỉnh để nó mang lại hiệu quả tốt hơn nữa cho địa phương trong việc quản lý về đất đai trong thời gian tới.
Điều này cho thấy những quy định của pháp luật về đất đai mà đặc biệt là quy định về chia tách thửa đất là vô cùng quan trọng trong việc quản lý đất đai của từng địa phương, nó làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân và phát sinh rất nhiều vấn đề khác cho xã hội. Vì thế những quy định này cần phải thường xuyên được điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương trong từng giai đoạn, tránh gây khó khăn, phiền hà cho người dân, từ đó giúp cho công tác quản lý đất đai tại địa phương thuận lợi và dể dàng hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Văn bản quy phạm pháp luật
1. Hiến pháp 1992; 2. Bộ luật dân sự 2005; 3. Luật đất đai 2003; 4. Luật xây dựng 2003;
5. Luật nhà ở 2001 sửa đổi bổ sung 2009;
6. Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Thủ tướng Chính phủ về hướng dẫn thi hành luật đất đai;
7. Nghị định 84/2007/NĐ-CP của Thủ tướng chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hổ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;
8. Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
9. Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ tài nguyên và môi trường quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
10. Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 02 tháng 7 năm 2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;
11. Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03 tháng 4 năm 2008 của Bộ Xây dựng về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về quy hoạch xây dựng;
12. Quyết định 49/2009/QĐ-UBND ngày 07/09/2009 của ủy ban nhân dân thành phố Cần thơ về việc quy định diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất;
13. Quyết định số 27/2011/QĐ-UBND của ủy ban nhân dân thành phố Cần thơ về việc sửa đổi bổ sung Quyết định 49/2009/QĐ-UBND ngày 07/09/2009 của ủy ban nhân dân thành phố Cần thơ về việc quy định diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất;
14. Quyết định số 36/2008/QĐ-UBND ngày 05/11/2008 của ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc quy định diện tích tối thiểu đối với từng loại đất được tách thửa và việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu trên địa bàn tỉnh Kiên Giang;
15. Quyết định số 25/2013/QĐ-UBND ngày 18/09/2013 của uỷ ban nhân dân tỉnh Hậu Giang về việc ban hành hạn mức tối thiểu tách thửa đất trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
16. Quyết định số 20/2013/QĐ-UBND ngày 25/09/2013 của uỷ ban nhân dân thành phố Cần Thơ về quy định mức thu phí, lệ phí và tỷ lệ phần trăm để lại cho đơn vị thu phí, lệ phí;
17. Quyết định 3205/QĐ-UBND ngày 14/12/2012 của uỷ ban nhân thành phố Cần Thơ về việc công bố bộ thủ tục hành chính chung áp dụng tại Quận, Huyện trên địa bàn TP. Cần Thơ;