Nhóm đất Glây (GL)

Một phần của tài liệu Các loại đất việt nam (Trang 28 - 32)

Theo phân loại đất phát sinh của Việt Nam năm 1976, nhóm đất Glây và than bùn có tên gọi chung là nhóm đất lầy . Sau khi áp dụng hệ thống phân loại đất của FAO-UNESCO; WRB (tỷ lệ 1/1000.000) chúng được tách ra thành hai nhóm đất glây và đất than bùn, trong đó nhóm đất glây gồm có 2 đơn vị là đất glây chua và đất lầy còn nhóm đất than bùn được tách riêng.

(i). Diện tích và phân bố: khoảng 450 nghìn ha. Trên bản đồ

phân vùng sinh thái đồng bằng sông Hồng, loại đất này được tập trung chủ yếu ở các khu vực thấp trũng nhất của đồng bằng thuộc các tỉnh Ninh Bình (Hoa Lư), phân bố rải rác xen với các rải đất khác thuộc các tỉnh Hà Nội (Sóc Sơn), Vĩnh Phú (Mê Linh, Vĩnh Lạc), Bắc Giang (Yên Dũng, Yên Phong, Lục Nam...), Hà Tây (Thanh Oai), Hải Dương (Ninh Thanh, Nam Thanh), Hải Phòng (Thủy Nguyên, Tiên Lãng). Một số diện tích rải rác khác ở miền Ðông Nam Bộ... Ðất được hình thành ở những nơi thấp trũng, ứ đọng nước hoặc có mực nước ngầm nông gần sát mặt đất.

(ii). Điều kiện và trình hình thành, đặc điểm đất

Ðất glây là đất được hình thành từ những vật liệu không gắn kết, trừ các vật liệu trầm tích có các đặc tính phù sa. Những nơi có biểu hiện đặc tính glây mạnh ở độ sâu từ 0- 50cm do đất bị ngập nước liên tục, các hạt phù sa mịn lắng đọng trên tầng đất mặt bị phân tán mạnh tạo thành một lớp bùn nhão. Dưới tầng bùn nhão là tầng glây, bí chặt, sắt xám xanh có chứa nhiều chất khử độc, hình thái phẫu diện đất úng nước khác với các loại đất phù sa khác: từ trên xuống là tầng bùn nhão màu xám đen tiếp đến là tầng glây có chứa nhiều

sản phẩm hữu cơ bán phân giải và các chất khử nên có mùi hôi tanh.

Có thể nhận thấy rõ do quá dư thừa nước và điều kiện phân hủy yếm khí là nguyên nhân chính tạo nên loại đất Glây. Ðây cũng chính là lý do loại đất này không thể trồng được các loại cây nào khác ngoài lúa nếu không có biện pháp cải tạo đất. Ðặc điểm hình thái phẫu diện điển hình được thể hiện như sau:

Phẫu diện VN 60 lấy tại xã Liên Châu, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây. Ðịa hình bằng phẳng, độ dốc 0- 30. Cây trồng là lúa. Tên đất glây có ảnh hưởng phù sa (Fluvic gleysols):

Ðặc điểm phân tầng

Ap (0- 20 cm): nâu tươi (Ẩm: 7,5YR 4/3; Khô: 7,5YR 6/3); thịt; hơi ẩm; có nhiều rễ lúa; xốp; có nhiều kẽ hở; phía dưới hơi chặt có nhiều vệt đen của xác rơm rạ; chuyển lớp từ từ AB (20-40cm): nâu nhạt (Ẩm: 7,5YR 4/4; Khô: 7,5YR 6/2); thịt pha sét; ẩm phía trên có ít vệt đen của xác hữu cơ; xen lẫn các hạt kết von màu nâu vàng nhạt; phía dưới có vệt vàng nâu ướt; mềm lẫn ít sét xám xanh; glây trung bình; chuyển lớp rõ. Bg1 (40-80cm): xám xẫm (Ẩm: 2,5Y 5/2; Khô: 2,5Y 6/2); sét; ẩm; giữa tầng có nhiều vệt đen nhỏ; các ổ kết von màu vàng xám kích thước 2- 5mm; phía dưới có lẫn ít cát mịn; glây mạnh; chuyển lớp rõ.

Bg2 (80- 110 cm): xám xẫm hơi tối (ẩm: 10Y 3/1; Khô: 2,5Y 6/2); sét pha cát; hơi ướt; phía trên có lớp cát mịn màu xám nâu tối; có chỗ tạo thành phiến ngang; phía dưới có ít vệt đen hữu cơ (bã thực vật màu nâu xẫm đang phân hủy); glây mạnh; chuyển lớp từ từ.

BC (110-150 cm): nâu xẫm (ẩm: 10YR 3/3; Khô: 10YR 6/2); sét cát pha; ẩm; nhanh đổi màu; phía trên có ít vệt cát mềm; phía dưới có nhiều vệt xác hữu cơ đã phân hủy, có chỗ còn xác bã thực vật màu nâu xẫm đang phân hủy.

Tính chất vật lý: thành phần cơ giới (TPCG) của đất chủ yếu là thịt nặng đến sét, tỷ lệ limon và sét thường chiếm >80% cấp hạt cơ giới.

Kết cấu đất tầng mặt kém hoặc không có vì khi ngập nước là lớp bùn nhão, đất bị phân tán mạnh, canh tác khó khăn. Khi nước rút hết lớp đất mặt khô bị chặt cứng, nứt nẻ, rễ cây phát triển khó. Nhìn chung đất bị yếm khí mạnh, khó thoát nước, bất lợi cho sinh trưởng của các loại cây trồng.

Tính chất hóa học: do điều kiện yếm khí nên quá trình khử chiếm ưu thế, xác hữu cơ tích lũy cao ở dạng bán phân giải nên tuy hàm lượng chất hữu cơ và mùn khá đến giàu (OC: 2- 4%) nhưng chất lượng mùn kém (chủ yếu là mùn thô, axit fulvic > axit humic); tỷ lệ N khá cao (>0,2%) điều này chứng tỏ đất có độ phì tiềm tàng khá. Hiện tượng ngập nước liên tục và quá trình phân giải chất hữu cơ trong điều kiện yếm khí sinh ra các axit hữu cơ làm đất chua (pHKCl: 4,2- 5,5); nghèo các cation Ca2+, Mg2+ và các nguyên tố vi lượng. Ðặc biệt trong đất này hàm lượng lân tổng số và dễ tiêu nghèo đấn rất nghèo (P2O5% <0,06%) và lân dễ tiêu (P2O5 DT < 10mg/100g đất); kali tổng số cao (K2O%: 1.5- 2,0%) gây nên hiện tượng mất cân đối nghiêm trọng về N, P, K trong đất, làm ảnh hưởng đến việc cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng, làm cho lúa dễ bị sâu bệnh và phẩm chất hạt gạo kém. Có thể nhận định lân là một yếu tố hạn chế năng suất đáng chú ý trong sử dụng và thâm canh đất trũng. Ðất nghèo nguyên tố vi lượng hơn đất phù sa sông Hồng.

Quá trình khử chiếm ưu thế trong đất cũng là nguyên nhân đất chứa khá nhiều các chất khử gây độc hại cho cây trồng, làm thối rễ lúa, giảm khả năng chống chịu bệnh của cây và đất không giải phóng được các chất dinh dưỡng theo quá trình khoáng hóa để cung cấp cho cây trồng. Ðất lầy là loại đất xấu (một trong 5 loại đất có vấn đề cần cải tạo ở nước ta).

(iii). Hướng cải tạo và sử dụng đất glây

Ngay từ những ngày đầu sau khi giành được nền độc lập, Ðảng và Nhà nước ta đã chú trọng bắt tay ngay vào chương trình cải tạo đất "thấp trũng" ngập nước ở vùng đồng bằng sông Hồng, đặc biệt là vùng trũng úng của Nam Hà và Ninh Bình, chủ yếu bằng biện pháp thủy lợi hóa "nghiêng đồng đổ nước ra sông". Một mạng lưới thủy lợi tiêu thoát nước (kênh mương và bờ vùng bờ thửa) cùng các công trình trạm bơm tiêu thoát nước đã được xây dựng khá hoàn chỉnh trên một diện tích rộng của vùng đất chiêm trũng. Cho đến nay tiểu vùng sinh thái đất trũng của đồng bằng sông Hồng đã cơ bản được cải tạo, diện tích đất ngập úng, lầy thụt phần lớn đã được cải tạo, tạo ra những cánh đồng thâm canh lúa năng suất cao và các cánh đồng có thể trồng cây hoa màu vụ đông không khác gì so với các vùng đất phù sa phì nhiêu khác của đồng bằng.

- Cải tạo đất bằng biện pháp canh tác

Ðối với những vùng đất trũng đã cải tạo bằng thủy lợi có khả năng tiêu thoát nước thì cần tiếp tục cải tạo bằng biện pháp canh tác như cày bừa, phơi ải, làm cỏ sục bùn, xới xáo để khắc phục tình trạng yếm khí, khử các chất gây độc hại và cải thịên các chất dễ tiêu trong đất. Một số diện tích đất sau khi đã thoát nước tốt có thể trồng tăng vụ đông xuân ngoài hai vụ lúa vừa tăng thu nhập cho nông hộ vừa cải thiện làm cho đất tơi xốp, thoáng khí.

- Cải tạo bằng phân bón

Hoàn thiện chế độ phân bón cho vùng đất trũng là một việc cũng rất quan trọng, dựa vào đặc điểm lý hóa tính của vùng đất trũng, chú ý tập trung bón vôi khử chua và lân là những yếu tố hạn chế của đất bên cạnh việc cung cấp cân đối với đạm và kali. Những chân đất lầy thụt và rất nghèo silic làm cho lúa thường bị bệnh "lúa von" dễ bị đổ sớm nên cần chú ý biện pháp cày vặn ra, bón thêm trấu, tăng lượng phân lân cho đất để cân bằng hàm lượng dinh dưỡng. Ða số các chân đất trũng úng cũng rất nghèo các nguyên tố vi lượng nên cần bổ sung thêm phân vi lượng theo nhu cầu của từng loại

ÐẤT VÙNG ĐỒI NÚI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Các loại đất việt nam (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w