Vùng đồng bằng ven biển tỉnh Nam Định có bờ biển dài 72 km, gồm các huyện Giao Thuỷ, Hải Hậu và Nghĩa Hưng.
Huyện Giao Thủy có diện tích 231,1 km2, dân số 189.660 người; huyện nằm ở cực Đông của tỉnh Nam Định, phía Nam và Đông Nam tiếp giáp với biển Đông Việt Nam, phía Tây Bắc giáp với huyện Xuân Trường, phía Tây Nam giáp với huyện Hải Hậu, ranh giới với hai huyện này là sông Sò – là phân lưu của sông Hồng, phía Bắc và Đông Bắc tiếp giáp với tỉnh Thái Bình mà ranh giới là sông Hồng (chính Bắc là huyện Kiến Xương, Đông Bắc là huyện Tiền Hải); cực Đông là cửa Ba Lạt của sông Hồng, cực Nam là thị trấn Quất Lâm.
Huyện Hải Hậu có diện tích 230,22 km², dân số 256.864 người, với 32km bờ biển; ranh giới tiếp giáp: Phía Đông Bắc giáp huyện Giao Thủy, phía Bắc giáp huyện Xuân Trường, phía Tây Bắc giáp huyện Trực Ninh, phía Tây Nam giáp huyện Nghĩa Hưng, phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông. Cực nam của huyện là cửa Lạch Giang của sông Ninh Cơ, nằm ở thị trấn Thịnh Long, ranh giới với huyện Nghĩa Hưng. Bờ biển Hải Hậu dài dọc theo thị trấn Thịnh Long và các xã Hải Hòa, Hải Triều, Hải Chính, Hải Lý, Hải Đông và giáp với huyện Giao Thủy.
Huyện Nghĩa Hưng có diện tích 250,47 km2, dân số 202.281 người; có chiều dài bờ biển 12 km, phía Tây giới hạn bởi sông Đáy, ranh giới phía Đông là sông Ninh Cơ; vùng tiếp giáp với cửa sông Ninh Cơ là các bãi cát, các đụn cát và đầm nước mặn, phía Đông khu vực là các đầm nuôi trồng thuỷ sản, dọc sông Ninh Cơ có các ruộng muối; phía ngoài con đê chính có các bãi ngập triều với diện tích khoảng 3.500 ha; cách bờ biển 5 km có 2 đảo cát nhỏ có diện tích 25 ha với các đụn cát và một số đầm nước mặn phí nam; rừng phòng hộ ven biển Nghĩa Hưng (vùng chuyển tiếp thuộc các xã: Nghĩa Thắng, Nghĩa Phúc, Nghĩa Hải, Nghĩa Lợi; vùng sinh quyển thuộc thị trấn Rạng Đông, xã Nam Điền) đã được UNESCO đưa vào danh
sách địa danh thuộc khu dự trữ sinh quyển đồng bằng sông Hồng. (Kế hoạch hành động ứng phó BĐKH tỉnh Nam Định)
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Cơ cấu kinh tế của Giao Thủy đang chuyển dịch dần từ kinh tế nông nghiệp sang thương mại và dịch vụ như phát triển ngành du lịch biển; huyện đang chú trọng đầu tư cho công tác bảo tồn và khai thác bền vững tuyến du lịch Vườn quốc gia Xuân Thủy - một trong những trọng điểm của khu dự trữ sinh quyển châu thổ sông
32
Hồng; ngoài ra, huyện Giao Thủy còn có biển Quất Lâm là một trong những bãi tắm lý tưởng cho khách du lịch các tỉnh lân cận.
Huyện Hải Hậu là một trong những vựa lúa của tỉnh Nam Định, cũng như vùng đồng bằng sông Hồng; là một trong những đơn vị đầu tiên đạt năng suất lúa 5 tấn/ha với các sản phẩm gạo nổi tiếng như: gạo tám, nếp hương, v.v...
Kinh tế của huyện Nghĩa Hưng chủ yếu là nông nghiệp: trồng lúa, khoai, lạc, đay, cói, chăn nuôi; đánh bắt và chế biến hải sản, sản xuất muối, đóng tàu cũng là một tiềm năng mới.
Tổng sản lượng khai thác thủy sản 3 huyện đạt 39.890 tấn, tăng 3,44% so với năm 2009; sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 49.137 tấn tăng 16,44% so với năm 2009; phát triển khai thác, nhất là nghề đánh bắt cá xa bờ. Trong thời gian qua số lượng tàu thuyền, đặc biệt là tàu đánh bắt xa bờ tăng ít về số lượng nhưng tăng nhanh về công suất do đóng mới, cải thiện tàu thuyền có công suất nhỏ thay thế tàu
có công suất lớn; hiện nay, tỉnh Nam Định có 2.479 tàu đánh bắt thủy sản. (Nguồn: www.namdinh.gov.vn)
3.2. Điều kiện khí hậu và Kịch bản Biến đổi khí hậu
3.2.1. Điều kiện khí hậu
Cũng như các tỉnh trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, tỉnh Nam Định mang khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm; nhiệt độ trung bình trong năm từ 23 – 24°C; tháng lạnh nhất là các tháng 12 và 1, với nhiệt độ trung bình từ 16 – 17°C; tháng 7 nóng nhất, nhiệt độ khoảng trên 29°C.
Lượng mưa trung bình trong năm từ 1.750 – 1.800 mm, chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa ít mưa từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau. Số giờ nắng trong năm: 1.650 – 1.700 giờ. Độ ẩm tương đối trung bình: 80 – 85%.
Mặt khác, do nằm trong cùng vịnh Bắc Bộ nên hàng năm Nam Định thường chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân từ 4 – 6 cơn/năm. Thuỷ triều tại vùng biển Nam Định thuộc loại nhật triều, biên độ triều trung bình từ 1,6 –
1,7 m; lớn nhất là 3,31 m và nhỏ nhất là 0,11 m. (Kế hoạch hành động ứng phó BĐKH tỉnh Nam Định)
3.2.2. Kịch bản Biến đổi khí hậu
Tỉnh Nam Định có vị trí địa lý thuộc phía Nam Đồng bằng Bắc Bộ do đó kịch bản BĐKH của Nam Định sẽ áp dụng kịch bản BĐKH đối với khu vực Đồng bằng Bắc Bộ.
a. Nhiệt độ:
Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm ở vùng đồng bằng Bắc Bộ có thể tăng lên 2,40C so với trung bình thời kỳ 1980 – 1999
33
Bảng 3.1 Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (0C) so với thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) của tỉnh Nam Định
Mốc thời gian Mức tăng nhiệt độ (0C)
2020 0,5 2030 0,7 2040 0,9 2050 1,2 2060 1,5 2070 1,8 2080 2,0 2090 2,2 2100 2,4
(Nguồn: Kế hoạch hành động ứng phó BĐKH tỉnh Nam Định, 2009).
Kết quả tính toán nhiệt độ trung bình mùa hè của tỉnh Nam Định từ năm 2020 – 2100 (0C) so với thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ như sau:
Bảng 3.2 Nhiệt độ TB mùa hè của tỉnh Nam Định từ năm 2020 – 2100 (0C) so với thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2)
Thời kỳ / Năm Nhiệt độ (0C)
1980-1999 27.1 2020 27.6 2030 27.8 2040 28.0 2050 28.3 2060 28.6 2070 28.9 2080 29.1 2090 29.3 2100 29.5
(Nguồn: Kế hoạch hành động ứng phó BĐKH tỉnh Nam Định, 2009). b. Lượng mưa:
Theo kịch bản phát thải trung bình (B2): Đến cuối thế kỷ 21, lượng mưa năm ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ có thể tăng từ 7 – 8% so với trung bình thời kỳ 1980 – 1999, do đó lượng mưa trên địa bàn tỉnh Nam Định có thể tăng từ 7 – 8% so với trung bình thời kỳ 1980 – 1999
34
Bảng 3.3 Mức thay đổi lượng mưa so với thời kỳ 1980 – 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) địa bàn tỉnh Nam Định
Mốc thời gian Mức thay đổi lượng mưa (%)
2020 1.6 2030 2.3 2040 3.2 2050 4.1 2060 5.0 2070 5.9 2080 6.6 2090 7.3 2100 7.9
(Nguồn: Kế hoạch hành động ứng phó BĐKH tỉnh Nam Định, 2009).
Kết quả tính toán lượng mưa trung bình của tỉnh Nam Định từ năm 2020 – 2100 so với thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ như sau:
Bảng 3.4 Lượng mưa TB của tỉnh Nam Định từ năm 2020 – 2100 so với thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2)
Thời kỳ / Năm Lượng mưa (mm)
1980-1999 1331.4 2020 1352.7 2030 1362.0 2040 1374.0 2050 1386.0 2060 1397.9 2070 1409.9 2080 1419.3 2090 1428.6 2100 1436.6
(Nguồn: Kế hoạch hành động ứng phó BĐKH tỉnh Nam Định, 2009).
Theo kết quả thống kê tại các trạm khí tượng khu vực Nam Định-Thái Bình qua các năm ta thấy, lượng mưa trung bình trong năm từ 1.500 - 1.800 mm, phân bố tương đối đồng đều trên toàn bộ lãnh thổ tỉnh; lượng mưa phân bổ không đều trong năm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm gần 80% lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
35
c. Mực NBD
Số liệu quan trắc tại các trạm hải văn học dọc ven biển Việt Nam cho thấy tốc độ dâng lên của mực nước biển trung bình ở Việt Nam hiện nay là khoảng 3mm/năm (giai đoạn 1993-2008), tương đương với tốc độ tăng trung bình trên thế giới. Trong khoảng 50 năm qua, mực nước biển tại Trạm hải văn Hòn Dấu dâng lên
khoảng 20cm (Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH, Bộ TNMT, 2008).
Mực NBD tại bờ biển tỉnh Nam Định theo các giai đoạn thể hiện theo bảng dưới đây.
Bảng 3.5 Mực NBD so với thời kỳ 1980 – 1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) khu vực tỉnh Nam Định Năm Mực NBD (cm) 2020 12 2030 17 2040 23 2050 30 2060 37 2070 46 2080 54 2090 64 2100 74
(Nguồn: Kế hoạch hành động ứng phó BĐKH tỉnh Nam Định, 2009).
3.3. Đánh giá tổn thương do BĐKH đến các huyện ven biển tỉnh Nam Định
3.3.1. Khuôn khổ đánh giá
a. Các tai biến, lĩnh vực đánh giá lựa chọn:
Để đánh giá tổn thương do BĐKH đến các huyện ven biển tỉnh Nam Định, tác giả lựa chọn tham số tai biến (độ phơi lộ E) gồm: Gia tăng nhiệt độ, Nước biển dâng, Bão và áp thấp nhiệt đới, Hạn hán; lĩnh vực đánh giá gồm: Hệ sinh thái rừng ngập mặn và đa dạng sinh học, Nông nghiệp, Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, Cơ sở hạ tầng;
b. Thời gian đánh giá: từ nay đến năm 2030
3.3.2. Đánh giá dễ bị tổn thương đối với hệ sinh thái rừng ngập mặn và đa dạng sinh học dạng sinh học
a. Độ phơi lộ (E): thang điểm xác định (1-7)
Độ phơi lộ (E) biểu diễn cho 4 tai biến đối với hệ sinh thái rừng ngập mặn và đa dạng sinh học, E1: Gia tăng nhiệt độ, E2: nước biển dâng, E3: Bão và áp thấp nhiệt đới, E4: Hạn hán. Theo thang điểm đã xây dựng, các trị số E của từng tai biến
36
và trung bình của 4 tai biến được thể hiện trong bảng 3.6 dưới đây:
Bảng 3.6 Xác định tham số E trung bình đối với hệ sinh thái rừng ngập mặn và đa dạng sinh học
Tai biến Đơn vị hành chính
Giao Thủy Hải Hậu Nghĩa Hưng
E1 2 2 2
E2 7 6 5
E3 7 7 7
E4 3 3 3
Etb 4,75 4,5 4,25
b. Độ nhạy (S): thang điểm xác định (1-5)
Để đánh giá tổn thương do BĐKH đến các huyện ven biển tỉnh Nam Định đối với hệ sinh thái rừng ngập mặn và đa dạng sinh học, ta phải đánh giá được độ nhạy (S), mức độ nhạy (S) gồm S1: diện tích, S2: dân số. Kết quả xác định Stb được
thể hiện trong bảng 3.7 dưới đây:
Bảng 3.7 Xác định tham số S trung bình đối với hệ sinh thái rừng ngập mặn và đa dạng sinh học
Độ nhạy Đơn vị hành chính
Giao Thủy Hải Hậu Nghĩa Hưng
S1 5 4 3
S2 5 4 4
Stb 5,0 4,0 3,5
c. Khả năng thích ứng (AC): thang điểm xác định (1-5)
Để đánh giá tổn thương do BĐKH đến các huyện ven biển tỉnh Nam Định đối với hệ sinh thái rừng ngập mặn và đa dạng sinh học, ta phải đánh giá được khả năng thích ứng (AC) của hệ sinh thái rừng ngập mặn và đa dạng sinh học, gồm AC1: Đê kè, AC2: Kỹ thuật phòng chống, AC3: Tổ chức phòng chống. Kết quả xác định ACtb được thể hiện trong bảng 3.8 dưới đây:
Bảng 3.8 Xác định tham số AC trung bình đối với hệ sinh thái rừng ngập mặn và đa dạng sinh học
Độ nhạy Đơn vị hành chính
Giao Thủy Hải Hậu Nghĩa Hưng
AC1 3 2 2
AC2 3 3 3
AC3 3 3 3
37
d. Mức độ tổn thương được tính theo 2 phương án
Phương án 1: V1 = E.S-AC Phương án 2: V2 = (E-AC).S
Căn cứ kết quả trung bình tại các bảng 3.6, 3.7, 3.8 ta tính được mức độ tổn
thương đối với hệ sinh thái rừng ngập mặn và đa dạng sinh học tại mỗi huyện, kết
quả được thể hiện trong bảng 3.9 dưới đây:
Bảng 3.9 Mức độ tổn thương của hệ sinh thái rừng ngập mặn và đa dạng sinh học
Mức độ tổn thương Đơn vị hành chính
Giao Thủy Hải Hậu Nghĩa Hưng
V1 = E.S - AC 20,75 15,3 12,2
V2 = (E-AC).S 8,75 7,2 5,4
3.3.3. Đánh giá tổn thương do BĐKH đối với Nông nghiệp a. Độ phơi lộ (E): thang điểm xác định (1-7) a. Độ phơi lộ (E): thang điểm xác định (1-7)
Độ phơi lộ (E) biểu diễn cho 4 tai biến đối với nông nghiệp gồm E1: Gia tăng nhiệt độ, E2: nước biển dâng, E3: Bão và áp thấp nhiệt đới, E4: Hạn hán. Theo thang điểm đã xây dựng, các trị số E của từng tai biến và trung bình của 4 tai biến được
thể hiện trong bảng 3.10 dưới đây:
Bảng 3.10 Xác định tham số E trung bình đối với nông nghiệp
Tai biến Đơn vị hành chính
Giao Thủy Hải Hậu Nghĩa Hưng
E1 5 5 5
E2 5 4 3
E3 7 7 7
E4 6 6 6
Etb 5,75 5,5 5,25
b. Độ nhạy (S): thang điểm xác định (1-5)
Để đánh giá tổn thương do BĐKH đến các huyện ven biển tỉnh Nam Định đối với nông nghiệp, ta phải đánh giá được độ nhạy (S), mức độ nhạy (S) gồm S1: diện tích canh tác, S2: Số lượng lao động, S3: dân số. Kết quả xác định Stb được thể
38
Bảng 3.11 Xác định tham số S trung bình đối với nông nghiệp
Độ nhạy Đơn vị hành chính
Giao Thủy Hải Hậu Nghĩa Hưng
S1 5 3 3
S2 4 4 4
S3 3 5 4
Stb 4,0 4,0 3,66
c. Khả năng thích ứng (AC): thang điểm xác định (1-5)
Để đánh giá tổn thương do BĐKH đến các huyện ven biển tỉnh Nam Định đối với nông nghiệp, ta phải đánh giá được khả năng thích ứng (AC) của nông nghiệp gồm AC1: Công trình thủy lợi, AC2: Chất lượng lao động, AC3: Kỹ thuật canh tác. Kết quả xác định ACtb được thể hiện trong bảng 3.12 dưới đây:
Bảng 3.12 Xác định tham số AC trung bình đối với nông nghiệp
Độ nhạy Đơn vị hành chính
Giao Thủy Hải Hậu Nghĩa Hưng
AC1 5 4 3
AC2 3 3 3
AC3 3 5 3
ACtb 3,66 4,0 3,0
d. Mức độ tổn thương được tính theo 2 phương án:
Phương án 1: V1 = E.S-AC Phương án 2: V2 = (E-AC).S
Căn cứ kết quả trung bình tại các bảng 3.10, 3.11, 3.12 ta tính được mức độ tổn thương đối với nông nghiệp tại mỗi huyện, kết quả được thể hiện trong bảng 3.13 dưới đây:
Bảng 3.13 Mức độ tổn thương của ngành nông nghiệp
Mức độ tổn thương Đơn vị hành chính
Giao Thủy Hải Hậu Nghĩa Hưng
V3 = E.S - AC 19,34 18,0 16,3
V4 = (E-AC).S 8,36 6,0 8,24
3.3.4. Đánh giá tổn thương đối với Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản a. Độ phơi lộ (E): thang điểm xác định (1-7) a. Độ phơi lộ (E): thang điểm xác định (1-7)
39
sản gồm E1: Gia tăng nhiệt độ, E2: nước biển dâng, E3: Bão và áp thấp nhiệt đới, E4: Hạn hán. Theo thang điểm đã xây dựng, các trị số E của từng tai biến và trung bình
của 4 tai biến được thể hiện trong bảng 3.14 dưới đây:
Bảng 3.14 Xác định tham số E trung bình đối với đánh bắt và NTTS
Tai biến Đơn vị hành chính
Giao Thủy Hải Hậu Nghĩa Hưng
E1 4 4 4
E2 7 6 5
E3 7 7 7
E4 5 5 5
Etb 5,75 5,5 5,25
b. Độ nhạy (S): thang điểm xác định (1-5)
Để đánh giá tổn thương do BĐKH đến các huyện ven biển tỉnh Nam Định đối với lĩnh vực đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, ta phải đánh giá được độ nhạy (S), mức độ nhạy (S) gồm S1: Số lượng tàu thuyền, S2: Số lượng lao động, S3: Số lượng bến cảng; kết quả xác định Stb được thể hiện trong bảng 3.15 dưới đây:
Bảng 3.15 Xác định tham số S trung bình đối với đánh bắt và NTTS
Độ nhạy Đơn vị hành chính
Giao Thủy Hải Hậu Nghĩa Hưng
S1 3 4 5
S2 3 4 5
S3 3 3 5
Stb 3,0 3,66 5,0
c. Khả năng thích ứng (AC): thang điểm xác định (1-5)
Để đánh giá tổn thương do BĐKH đến các huyện ven biển tỉnh Nam Định đối với lĩnh vực đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, ta phải đánh giá được khả năng thích ứng (AC) của lĩnh vực đánh bắt và nuôi trồng thủy sản gồm AC1: Khả năng chống chịu của tàu thuyền bến cảng, AC2: Kỹ thuật lao động nghề cá, AC3: Tổ chức nghề nghiệp. Kết quả xác định ACtb được thể hiện trong bảng 3.16 dưới đây:
40
Bảng 3.16 Xác định tham số AC trung bình đối với đánh bắt và NTTS
Độ nhạy Đơn vị hành chính
Giao Thủy Hải Hậu Nghĩa Hưng
AC1 3 3 4
AC2 3 3 4
AC3 3 3 4
ACtb 3,0 3,0 4,0
d. Mức độ tổn thương được tính theo 2 phương án:
Phương án 1: V1 = E.S-AC Phương án 2: V2 = (E-AC).S
Căn cứ kết quả trung bình tại các bảng 3.14, 3.15, 3.16 ta tính được mức độ
tổn thương đối với đánh bắt và nuôi trồng thủy sản tại mỗi huyện, kết quả được thể