ven biển tỉnh Nam Định.
Từ những phân tích nêu trên cho thấy với mỗi phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương khác nhau sẽ phù hợp với từng quy mô, từng khu vực và từng đối tượng khác nhau; đồng thời mỗi phương pháp khác nhau cũng yêu cầu số liệu đầu vào khác nhau. Sau quá trình thu thập và xử lý tài liệu, cũng như phân tích đặc điểm khu vực nghiên cứu, học viên xin lựa chọn phương pháp đánh giá mức độ tổn thương do tác động của BĐKH tới các huyện ven biển tỉnh Nam Định là sử dụng phương pháp đánh giá của IPCC.
Muốn đánh giá được tác động của biến đổi khí hậu cũng như tính dễ bị tổn thương của BĐKH đến các huyện ven biển tỉnh Nam Định trước tác động của biến đổi khí hậu trước hết phải hiểu được khu vực mình nghiên cứu như thế nào và cần phải tổng quan sơ lược khu vực nghiên cứu.
Căn cứ nội dung, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu trên thế giới cũng như trong nước, tác giả định hướng các nội dung của phương pháp nghiên cứu như sau:
- Sử dụng quy trình của NOAA.
21
- Áp dụng phương pháp đánh giá tương đối. - Thực hiện đánh giá tương đối qua thang điểm.
22
CHƯƠNG 2:
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO BĐKH Ở NAM ĐỊNH VÀ SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp luận và phương hướng đánh giá tổn thương do BĐKH
2.1.1. Phương pháp luận
- Biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu là một trong những nội dung cơ bản của biến đổi khí hậu hiện đại.
- Trong đánh giá tác động của biến đổi khí hậu thì không thể thiếu phân tích nguyên nhân, nắm vững hiện trạng, kịch bản BĐKH; đánh giá tổn thương chính là trọng điểm trong đánh giá tác động của BĐKH, theo định hướng chung của thế giới. - Trong đánh giá tính dễ bị tổn thương, coi tính dễ bị tổn thương là hàm của 3 hợp phần:
+ Phơi lộ (E): Các tai biến BĐKH
+ Độ nhạy (S): Các rủi ro có thể xảy ra do BĐKH
+ Khả năng thích ứng (AC): Khả năng hạn chế tai biến, khắc phục hậu quả do tai biến.
- Để đánh giá tổn thương thì phải nghiên cứu tác động từ các kịch bản BĐKH đến sự gia tăng các tai biến, đánh giá điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội; chủ yếu là tài nguyên thiên nhiên và các cơ sở vật chất cũng như hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Trong khả năng thích ứng phải nghiên cứu trình độ thích ứng với tổn thương, tiềm lực khoa học kỹ thuật, tổ chức xã hội để khắc phục tổn thương.
- Trong đánh giá tổn thương, các phương pháp được sử dụng đều mang tính kế thừa và phát triển trên địa bàn khu vực nghiên cứu.
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu
- Các bước nghiên cứu:
1. Đánh giá điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội
2. Đánh giá biểu hiện thực tại của BĐKH thông qua diễn biến của BĐKH trong thời gian qua và tìm hiểu mức độ BĐKH trong tương lai thông qua kịch bản BĐKH.
3. Xác định các lĩnh vực dễ bị tổn thương trên địa bàn nghiên cứu và cho từng lĩnh vực nghiên cứu tai biến về khí hậu trong hợp phần phơi lộ.
4. Xác định các yếu tố rủi ro của từng địa phương trong từng lĩnh vực dễ bị tổn thương.
5. Xác định tiềm lực thích ứng của từng địa phương trong điều kiện nghiên cứu.
23
Phương án 1: V = E x S - AC Phương án 2: V = (E - AC) x S
7. Lập ma trận về tất cả các yếu tố tổn thương cho các lĩnh vực tổn thương trên các huyện nghiên cứu.
8. Tính chỉ số dễ bị tổn thương cho các lĩnh vực trên các huyện nghiên cứu. 9. Phân tích tính dễ bị tổn thương cho lĩnh vực trên các huyện nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu: 3 huyện ven biển tỉnh Nam Định gồm: Hải Hậu, Giao Thủy và Nghĩa Hưng.
- Đối tượng nghiên cứu: i) Hệ sinh thái rừng ngập mặn và đa dạng sinh học; ii) Nuôi trồng thủy sản; iii) Nông nghiệp; iv) Cơ sở hạ tầng.
- Thời gian đánh giá: từ nay đến năm 2030 - Công cụ đánh giá: Cho điểm
2.2. Số liệu nghiên cứu
2.2.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Nam Định
- Vị trí địa lý
Nam Định nằm ở phía Nam châu thổ sông Hồng, có tọa độ địa lý từ 19054’ đến 20040’ vĩ độ Bắc từ 105055’ đến 106045’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp với tỉnh Hà Nam, phía Đông giáp tỉnh Thái Bình, phía Tây giáp tỉnh Ninh Bình, phía Nam giáp biển Đông. Thành phố Nam Định là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh, cách thủ đô Hà Nội 90 km về phía Nam. Tỉnh có mạng lưới giao thông - vận tải khá thuận tiện cho việc giao lưu, thông thương với các tỉnh bạn và quốc tế; trong đó, tuyến đường sắt xuyên Việt đi qua 5 ga của tỉnh với chiều dài 42 km rất thuận lợi cho việc vận chuyển hành khách và hàng hóa; trục quốc lộ 21 và quốc lộ 10 qua tỉnh dài 108 km đang tiếp tục được đầu tư nâng cấp thành tuyến đường chiến lược ven biển của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Ngoài ra tỉnh Nam Định còn có nhiều cảng sông và cảng biển; cảng Thịnh Long mới được xây dựng rất thuận tiện cho việc phát triển vận tải thủy.
Tỉnh Nam Định có diện tích tự nhiên 1.652,29 km2, bao gồm các đơn vị hành chính là Thành phố Nam Định và 9 huyện: Hải Hậu, Giao Thuỷ, Nghĩa Hưng, Xuân Trường, Mỹ Lộc, Nam Trực, Trực Ninh, Vụ Bản, Ý Yên; trong đó có 3 huyện giáp biển: Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Giao Thủy.
24
Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Nam Định (Nguồn: www.namdinh.gov.vn)
- Địa hình
Địa hình tỉnh Nam Định khá bằng phẳng, có xu hướng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, được chia thành 2 vùng chính là vùng đồng bằng và vùng ven biển.
- Vùng đồng bằng gồm các huyện Ý Yên, Mỹ Lộc, Vụ Bản, thành phố Nam Định, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường; vùng đồng bằng chiếm phần lớn diện tích đất tự nhiên của tỉnh với điều kiện thổ nhưỡng thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và các ngành nghề truyền thống.
- Vùng ven biển gồm các huyện Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Giao Thuỷ có địa hình tương đối bằng phẳng, với bờ biển dài 72 km song bị chia cắt khá mạnh mẽ bởi các cửa sông lớn là cửa Ba Lạt (sông Hồng), cửa Đáy (sông Đáy), cửa Lạch Giang (sông Ninh Cơ) và cửa Hà Lạn (sông Sò). Vùng đồng bằng ven biển đất đai phì nhiêu, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế tổng hợp ven biển như nuôi trồng, đánh bắt hải sản, đóng tàu, du lịch biển; mặc dù vậy, đây cũng là những vùng dễ bị tổn thương nhất do tác động của biến đổi khí hậu.
25
Khí hậu Nam Định mang tính chất chung của khí hậu đồng bằng Bắc Bộ; là khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều có 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Mùa hè nóng với lượng mưa lớn, mùa đông lạnh với lượng mưa thấp .
Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23 -250C, mùa đông có nhiệt độ trung bình là 18,90C, tháng lạnh nhất là tháng 1 và tháng 2. Mùa hạ, nhiệt độ trung bình là 270C, tháng nóng nhất là tháng 7 và tháng 8.
Độ ẩm: Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình năm 80 -85%, giữa tháng có độ ẩm lớn nhất và nhỏ nhất không chênh lệch nhiều, tháng có độ ẩm cao nhất là 90% (tháng 3), thấp nhất là 79% (tháng 11).
Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình trong năm từ 1.500 - 1.800 mm, phân bố tương đối đồng đều trên toàn bộ phạm vi tỉnh. Lượng mưa phân bổ không đều trong năm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm gần 80% lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Nắng: Hàng năm trung bình có tới 250 ngày nắng, tổng số giờ nắng từ 1650 - 1700 giờ. Vụ hè thu có số giờ nắng cao khoảng 1.100 - 1.200 giờ, chiếm 70% số giờ nắng trong năm.
Gió: Hướng gió thịnh hành thay đổi theo mùa, tốc độ gió trung bình cả năm là 2 -2,3 m/s; mùa đông hướng gió thịnh hành là gió Đông Bắc; mùa hè hướng gió thịnh hành là gió Đông Nam.
Bão: Do nằm trong vùng Vịnh Bắc bộ, nên hàng năm thường chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân từ 4-6 cơn/năm. Cơn bão số 7 năm 2005 đã gây thiệt hại cho địa phương, hệ thống đê biển bị vỡ nhiều đoạn, 83 vạn dân vùng ven biển đi sơ tán, tổng thiệt hại gần 2 nghìn tỉ đồng.
- Thủy văn
Hệ thống sông ngòi: Nam Định có hệ thống sông ngòi khá dày, mật độ lưới sông khoảng 0,6 - 0,9km/km2. Do đặc điểm địa hình, các dòng chảy đều theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và chảy ra biển. Các sông lớn chảy qua tỉnh Nam Định gồm sông Hồng, sông Đáy, sông Đào, sông Ninh Cơ đều thuộc hạ lưu nên lòng sông thường rộng và độ sâu thấp, tốc độ chảy chậm hơn phía thượng lưu và có quá trình bồi đắp phù sa ở cửa sông.
Do ảnh hưởng của đặc điểm địa hình và khí hậu nên chế độ nước sông chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn; vào mùa lũ, lưu lượng nước sông khá lớn, gặp lúc mưa to kéo dài, nếu không có hệ thống đê điều ngăn nước thì đồng bằng sẽ bị ngập lụt; vào mùa cạn, lượng nước sông giảm nhiều, các sông chịu ảnh hưởng lớn của thủy triều, khiến cho vùng cửa sông bị nhiễm mặn.
26
Ngoài ra, tỉnh Nam Định còn có hệ thống sông nội đồng với tổng chiều dài 279km, phân bố đều khắp trên địa bàn các huyện theo hình xương cá rất thuận lợi cho hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, giao thông thủy …
- Thủy triều:
Thủy triều tại vùng biển Nam Định thuộc loại nhật triều, biên độ triều trung bình từ 1,6 - 1,7m, lớn nhất là 3,3m và nhỏ nhất là 0,1m; thông qua hệ thống sông ngòi, kênh mương, chế độ nhật triều đã giúp quá trình thau chua, rửa mặn trên đồng ruộng; dòng chảy của sông Hồng và sông Đáy kết hợp với chế độ nhật triều đã bồi tụ vùng cửa 2 sông tạo thành bãi bồi lớn là Cồn Lu, Cồn Ngạn ở huyện Giao Thủy
và Cồn Trời, Cồn Mờ ở huyện Nghĩa Hưng. (Kế hoạch hành động ứng phó BĐKH tỉnh Nam Định)
2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
- Phát triển kinh tế:
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2011-2015 là 13%/năm và 12,5%/năm giai đoạn 2016-2020.
Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế đến năm 2015 tỷ trọng các ngành nông- lâm-ngư nghiệp còn khoảng 19%; công nghiệp-xây dựng chiếm khoảng 44% và khu vực dịch vụ chiếm khoảng 37%; đến năm 2020, tỷ trọng nông-lâm-ngư nghiệp giảm xuống còn khoảng 15%, công nghiệp-xây dựng đạt khoảng 47% và dịch vụ ở mức khoảng 38%.
Giá trị xuất khẩu trên địa bàn giai đoạn 2011-2015 đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 20%/năm, giai đoạn 2016-2020 đạt 18%/năm.
Tăng thu ngân sách nhằm đảm bảo phần lớn các nhiệm vụ chi của tỉnh và từng bước phấn đấu cân bằng thu-chi. Phấn đấu tốc độ thu ngân sách trên địa bàn tăng trên 16%/năm giai đoạn 2011-2015 và trên 15%/năm giai đoạn 2016-2020.
GDP bình quân đầu người đạt khoảng 26 triệu đồng năm 2015 và khoảng 50 triệu đồng năm 2020 (giá thực tế).
- Phát triển xã hội:
Tỷ lệ tăng dân số trung bình giai đoạn 2010-2015 là 0,92%/năm và khoảng 0,9%/năm giai đoạn 2016-2020.
Đến năm 2020 bình quân 10.000 dân có 20-22 giường và 8 bác sỹ. Phấn đấu đến năm 2020 trên 75% lao động qua đào tạo.
Phấn đấu giai đoạn 2011-2020 giải quyết 45-50 nghìn lao động có việc làm mới. Giảm tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị ổn đinh ở mức 3-4% giai đoạn 2011-2020. Nâng thời gian sử dụng lao động khu vực nông thôn đến năm 2020 lên trên 20%.
Nâng cao tỷ lệ đô thị hóa, phấn đấu đến năm 2020 đưa tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 42%.
27
Phấn đấu đến năm 2020 có 100% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh.
Chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động từ khu vực có năng suất lao động thấp sang khu vực có năng suất lao động cao, giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động còn khoảng 35% vào năm 2020.
- Bảo vệ môi trường:
Phấn đấu đến năm 2020 về cơ bản các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn môi trường.
Đến năm 2020 có 100% các khu đô thị, khu công nghiệp có hệ thống xử lý
nước thải tập trung. (Kế hoạch hành động ứng phó BĐKH tỉnh Nam Định) 2.2.3. Số liệu thiệt hại
Theo số liệu báo cáo của Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương, tổng hợp thiệt hại do các tai biến thiên nhiên (Bão, lốc, mưa lũ) trên địa bàn tỉnh Nam Định tính trong giai đoạn 1989-2010 ước khoảng 3.287.078 triệu đồng (giá trị năm 1994). Con số này chưa phản ánh hết thiệt hại do BĐKH và NBD đến đời sống KT-XH trên địa bàn tỉnh Nam Định vì chỉ tính số tiền để hỗ trợ một phần các hộ gia đình, địa phương bị thiệt hại; và chưa tính đến thiệt hại khác: do hạn hán, XNM đến nông nghiệp; chi phí khám chữa bệnh của người dân bởi các dịch bệnh có nguyên nhân từ sự thay đổi yếu tố khí hậu; thiệt hại đến nuôi trồng thủy sản do NBD…
Bảng 2.1 Tổng thiệt hại do Bão, lốc, mưa lũ trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 1989-2010 CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ Thiệt hại do Bão (Triệu đ) Thiệt hại do Lốc (Triệu đ) Thiệt hại do Mưa lũ (Triệu đ) TỔNG (Triệu đ) 1. Tổng hợp nhu cầu cứu trợ về
người và nhà cửa 5.993 163 0 6.156 Về người: 43 54 0 97 - Người chết và mất tích (3 triệu/người) 33 9 0 42 - Bị thương (1 triệu/người) 10 45 0 55 Nhà cửa 5.953 109 0 6.062 - Đổ trôi, sập (5 triệu/căn) 2.060 100 0 2.160 - Ngập, tốc mái, hư hại
(100.000đ/căn) 3.893 9 0 3.902 - Số hộ phải di dời (0,5 triệu/hộ). 0 0 0 0 2. Tổng hợp thiệt hại về cơ sở hạ
28
Thiệt hại về trường học, bệnh xá
công sở 22.610 0 0 22.610
- Sập trôi (50 triệu/phòng) 2.600 0 0 2.600 - Ngập, hư hại (10 triệu/phòng) 20.010 0 0 20.010 - Bàn ghế hư hỏng tính bình quân (1
triệu/bộ) 0 0 0 0
- Sách vở học sinh bị mất
(100.000đ/bộ) 0 0 0 0
Thiệt hại đê địa phương, kênh
mương 18.395 0 13.500 31.895
- Đất sạt, trôi, bồi lấp tính BQ
(50.000 đ/m3) 8.361 0 13.500 21.861 - Đá, bê tông sạt, trôi, bồi lấp tính
BQ 200.000 đ/m3 8.085 0 0 8.085 - Công trình thủy lợi nhỏ vỡ, trôi
tính BQ 1000 triệu đ/cái 0 0 0 0 - Công trình thủy lợi nhỏ hư hại tính
BQ 500 triệu đ/cái 0 0 0 0
- Phai, đập tạm vỡ, trôi tính BQ 10
triệu đ/cái 1.950 0 0 1.950
Thiệt hại giao thông 65 0 0 65
- Đất sạt, trôi, bồi lấp tính BQ
(50.000 đ/m3) 65 0 0 65
- Đá, bê tông sạt, trôi, bồi lấp tính
BQ 200.000 đ/m3 0 0 0 0
- Cầu cống sập, trôi tính BQ 1000
triệu đ/cái 0 0 0 0
- Cầu cống hư hại tính BQ 100 triệu
đ/cái 0 0 0 0
3. Tổng hợp thiệt hại về nông
nghiệp 1.230.459 4.262 1.959.470 3.194.192
Lúa 1.008.823 1.512 1.879.270 2.889.606
Lúa mất trắng (4 tấn/ha*3,5 triệu) 341.124 1.260 1.648.850 1.991.234 Lúa giảm năng suất tính bình quân
20% 667.699 252 230.420 898.372
Lương thực, giống mất (5,5
triệu/tấn) 0 0 0 0
Hoa mầu 14.136 50 0 14.186
29 triệu)
Giảm năng suất tính BQ 20% 14.136 50 0 14.186
Trâu, bò, ngựa chết (tính BQ
5.000.000 đ/con) 0 0 0 0
Lợn chết (tính BQ 500.000 đ/con) 2.521 0 0 2.521
Gia cầm chết (tính BQ 40.000
đ/con) 1.540 0 0 1.540