- Vị trí địa lý
Nam Định nằm ở phía Nam châu thổ sông Hồng, có tọa độ địa lý từ 19054’ đến 20040’ vĩ độ Bắc từ 105055’ đến 106045’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp với tỉnh Hà Nam, phía Đông giáp tỉnh Thái Bình, phía Tây giáp tỉnh Ninh Bình, phía Nam giáp biển Đông. Thành phố Nam Định là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh, cách thủ đô Hà Nội 90 km về phía Nam. Tỉnh có mạng lưới giao thông - vận tải khá thuận tiện cho việc giao lưu, thông thương với các tỉnh bạn và quốc tế; trong đó, tuyến đường sắt xuyên Việt đi qua 5 ga của tỉnh với chiều dài 42 km rất thuận lợi cho việc vận chuyển hành khách và hàng hóa; trục quốc lộ 21 và quốc lộ 10 qua tỉnh dài 108 km đang tiếp tục được đầu tư nâng cấp thành tuyến đường chiến lược ven biển của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Ngoài ra tỉnh Nam Định còn có nhiều cảng sông và cảng biển; cảng Thịnh Long mới được xây dựng rất thuận tiện cho việc phát triển vận tải thủy.
Tỉnh Nam Định có diện tích tự nhiên 1.652,29 km2, bao gồm các đơn vị hành chính là Thành phố Nam Định và 9 huyện: Hải Hậu, Giao Thuỷ, Nghĩa Hưng, Xuân Trường, Mỹ Lộc, Nam Trực, Trực Ninh, Vụ Bản, Ý Yên; trong đó có 3 huyện giáp biển: Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Giao Thủy.
24
Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Nam Định (Nguồn: www.namdinh.gov.vn)
- Địa hình
Địa hình tỉnh Nam Định khá bằng phẳng, có xu hướng thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, được chia thành 2 vùng chính là vùng đồng bằng và vùng ven biển.
- Vùng đồng bằng gồm các huyện Ý Yên, Mỹ Lộc, Vụ Bản, thành phố Nam Định, Nam Trực, Trực Ninh, Xuân Trường; vùng đồng bằng chiếm phần lớn diện tích đất tự nhiên của tỉnh với điều kiện thổ nhưỡng thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và các ngành nghề truyền thống.
- Vùng ven biển gồm các huyện Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Giao Thuỷ có địa hình tương đối bằng phẳng, với bờ biển dài 72 km song bị chia cắt khá mạnh mẽ bởi các cửa sông lớn là cửa Ba Lạt (sông Hồng), cửa Đáy (sông Đáy), cửa Lạch Giang (sông Ninh Cơ) và cửa Hà Lạn (sông Sò). Vùng đồng bằng ven biển đất đai phì nhiêu, có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế tổng hợp ven biển như nuôi trồng, đánh bắt hải sản, đóng tàu, du lịch biển; mặc dù vậy, đây cũng là những vùng dễ bị tổn thương nhất do tác động của biến đổi khí hậu.
25
Khí hậu Nam Định mang tính chất chung của khí hậu đồng bằng Bắc Bộ; là khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều có 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Mùa hè nóng với lượng mưa lớn, mùa đông lạnh với lượng mưa thấp .
Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23 -250C, mùa đông có nhiệt độ trung bình là 18,90C, tháng lạnh nhất là tháng 1 và tháng 2. Mùa hạ, nhiệt độ trung bình là 270C, tháng nóng nhất là tháng 7 và tháng 8.
Độ ẩm: Độ ẩm không khí tương đối cao, trung bình năm 80 -85%, giữa tháng có độ ẩm lớn nhất và nhỏ nhất không chênh lệch nhiều, tháng có độ ẩm cao nhất là 90% (tháng 3), thấp nhất là 79% (tháng 11).
Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình trong năm từ 1.500 - 1.800 mm, phân bố tương đối đồng đều trên toàn bộ phạm vi tỉnh. Lượng mưa phân bổ không đều trong năm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa chiếm gần 80% lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Nắng: Hàng năm trung bình có tới 250 ngày nắng, tổng số giờ nắng từ 1650 - 1700 giờ. Vụ hè thu có số giờ nắng cao khoảng 1.100 - 1.200 giờ, chiếm 70% số giờ nắng trong năm.
Gió: Hướng gió thịnh hành thay đổi theo mùa, tốc độ gió trung bình cả năm là 2 -2,3 m/s; mùa đông hướng gió thịnh hành là gió Đông Bắc; mùa hè hướng gió thịnh hành là gió Đông Nam.
Bão: Do nằm trong vùng Vịnh Bắc bộ, nên hàng năm thường chịu ảnh hưởng của bão hoặc áp thấp nhiệt đới, bình quân từ 4-6 cơn/năm. Cơn bão số 7 năm 2005 đã gây thiệt hại cho địa phương, hệ thống đê biển bị vỡ nhiều đoạn, 83 vạn dân vùng ven biển đi sơ tán, tổng thiệt hại gần 2 nghìn tỉ đồng.
- Thủy văn
Hệ thống sông ngòi: Nam Định có hệ thống sông ngòi khá dày, mật độ lưới sông khoảng 0,6 - 0,9km/km2. Do đặc điểm địa hình, các dòng chảy đều theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và chảy ra biển. Các sông lớn chảy qua tỉnh Nam Định gồm sông Hồng, sông Đáy, sông Đào, sông Ninh Cơ đều thuộc hạ lưu nên lòng sông thường rộng và độ sâu thấp, tốc độ chảy chậm hơn phía thượng lưu và có quá trình bồi đắp phù sa ở cửa sông.
Do ảnh hưởng của đặc điểm địa hình và khí hậu nên chế độ nước sông chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn; vào mùa lũ, lưu lượng nước sông khá lớn, gặp lúc mưa to kéo dài, nếu không có hệ thống đê điều ngăn nước thì đồng bằng sẽ bị ngập lụt; vào mùa cạn, lượng nước sông giảm nhiều, các sông chịu ảnh hưởng lớn của thủy triều, khiến cho vùng cửa sông bị nhiễm mặn.
26
Ngoài ra, tỉnh Nam Định còn có hệ thống sông nội đồng với tổng chiều dài 279km, phân bố đều khắp trên địa bàn các huyện theo hình xương cá rất thuận lợi cho hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, giao thông thủy …
- Thủy triều:
Thủy triều tại vùng biển Nam Định thuộc loại nhật triều, biên độ triều trung bình từ 1,6 - 1,7m, lớn nhất là 3,3m và nhỏ nhất là 0,1m; thông qua hệ thống sông ngòi, kênh mương, chế độ nhật triều đã giúp quá trình thau chua, rửa mặn trên đồng ruộng; dòng chảy của sông Hồng và sông Đáy kết hợp với chế độ nhật triều đã bồi tụ vùng cửa 2 sông tạo thành bãi bồi lớn là Cồn Lu, Cồn Ngạn ở huyện Giao Thủy
và Cồn Trời, Cồn Mờ ở huyện Nghĩa Hưng. (Kế hoạch hành động ứng phó BĐKH tỉnh Nam Định)