CÁC DỤNG CỤ TRONG KIỂM NGHIỆM

Một phần của tài liệu khảo sát sự thay đổi độ ẩm và tỉ lệ gạo nguyên qua từng công đoạn (Trang 30)

2.4.1 Xiên

Là dụng cụ dùng để lấy mẫu trong bao, có hình trụ rỗng dài được làm bằng inox, một đầu nhọn để lấy mẫu, có rãnh để chứa mẫu, cán xiên làm bằng nhựa cứng cũng có tác dụng để cầm và chứa mẫu. Khi xiên, tay thuận cầm xiên, ngón cái và hai ngón con giữ chặt xiên, ngón danh và ngón út bít lỗ thoát gạo rồi rõ nhẹ cho chạy chỉ, đâm mạnh vào bao, tay hơi đè nhẹ cán xiên cho gạo chạy vào rãnh, rút ra dùng mũi xiên gạt lỗ xăm bao lại cho gạo khỏi đỗ, mở ngón út và ngón danh cho gạo

chạy vào khay.

Hình 2.6 Xiên

(Nguồn: xí nghiệp chế biến Lương Thực 1)

2.4.2 Sàng lõm

 Cấu tạo: Sàng được làm bằng thép, xung quanh được bao bọc bằng gỗ trên mặt

được gia công các hốc lõm dùng để bắt tấm.

 Cách sử dụng: Ta cân một lượng mẫu chính xác rồi đổ lên mặt sàng, đặt sàng nghiêng so với mặt bàn khoảng 450, lắc sàng qua lại nhiều lần để gạo trượt trên các hốc lõm ra khỏi sàng ở đầu thấp còn tấm được giữ lại trong các hốc lõm của sàng.

Hình 2.7 Sàng lõm

2.4.3 Máy chia mẫu

Dùng để chia mẫu lớn thành mẫu nhỏ hơn (thường là mẫu trung bình thành mẫu phân tích). Máy cấu tạo gồm có phễu chứa mẫu, tấm chặn mẫu, thân máy, hai ống thoát mẫu và chân máy. Để có được mẫu phân tích, ta cho gạo vào phễu chứa mẫu, phía dưới có khay để hứng gạo thoát ra, sau đó mở tấm chặn mẫu cho gạo chạy vào thân máy, bên trong thân máy có nhiều rãnh ngăn làm gạo chạy đều ra hai cửa thoát gạo. Tiếp tục làm như vậy cho đến khi còn khoảng 20-30g để phân tích thì ngưng.

Hình 2.8 Máy chia mẫu

(Nguồn: xí nghiệp chế biến Lương Thực 1)

2.4.4. Máy kett

 Chức năng:Là dụng cụ dùng để xác định độ ẩm của nguyên liệu.

 Cấu tạo: Gồm thân máy, trên thân máy chứa màn hình hiển thị các số liệu, các phím điều khiển, cần điều chỉnh, hộc chứa, khay chứa mẫu.

Hình 2.9 Máy đo độ ẩm

Hình 2.10 Cấu tạo của máy đo độ ẩm

(Nguồn: xí nghiệp chế biến Lương Thực 1) Chú thích: 1.Phiễu nạp liệu 2.Tấm chặn mẫu 3.Thân máy 4.Cửa thoát gạo 5.Chân máy Kett 1 2 3 4 5 6 10 9 7 8 11

Chú thích:

1. Rice (gạo ) 6. Wheat ( lúa mì)

2. Paddy ( lúa ) 7. Average

3. Paddy in dryer ( lúa sấy) 8. Measure

4. Barley ( lúa mạch ) 9. Khay chứa mẫu

5. Naked Barley 10. Cần điều chỉnh độ cứng

11. Màn hình hiển thị

 Thao tác thực hiện: Đầu tiên ta phải làm vệ sinh khay chứa mẫu và hộc chứa để tránh sai số khi đo. Khi tiến hành đo, dùng tay thuận xoay cần điều chỉnh ngược chiều kim đồng hồ để nới lỏng cần, tay thuận cầm khay chứa mẫu lấy một lượng mẫu vừa đủ, tay trái giữ chặt máy Kett cho khay vào hộc chứa, xoay cần theo chiều kim đồng hồ cho thật chặt cho đến khi không thể xoay được nữa. Sau đó ấn phím chọn loại hạt cần đo, rồi ấn phím Measure kết quả hiển thị trên màn hình (bên trái biểu thị số lần đo, số liệu bên phải biểu thị độ ẩm), sau vài lần đo, để lấy số liệu trung bình sử dụng phím Average

2.4.5. Kẹp gắp và xuỗng lấy mẫu

Hình 2.11 Kẹp và xuỗng

(Nguồn: xí nghiệp chế biến Lương Thực 1)

- Kẹp gắp: Làm bằng kim loại hoặc nhựa, có tác dụng dùng để gắp lựa hạt hoặc đưa hạt vào thước đo tấm một cách dễ dàng và nhanh chóng.

- Xuỗng lấy mẫu: Làm bằng nhôm hoặc thép không rĩ, có tác dụng xúc mẫu đưa lên cân hoặc di chuyển mẫu qua nơi khác.2.4.6. Cân điện tử

 Chức năng: Dùng để xác định khối lượng mẫu và khối lượng các chỉ tiêu trong

quá trình phân tích.

 Cấu tạo: Gồm có bàn cân dùng để đặt khay chứa mẫu khi tiến hành cân, nắp cân có tác dụng bảo vệ bàn cân và màn hình, màn hình hiển thị số liệu, các phím điều

Hình 2.12 Cân phân tích

(Nguồn: xí nghiệp chế biến Lương Thực 1)

 Cách sử dụng: Trước tiên mở nắp cân, cho khay chứa mẫu lên bàn cân, sau đó ấn nút on/off để khởi động, khi màn hình hiển thị 3 số 0 thì cho mẫu vào khay rồi ghi lại số liệu hiện trên màn hình đó là khối lượng mẫu cần xác định.

Cân phân tích có thể sử dụng đa dạng đơn vị như g, ct, tlT, dwt. Khi cần điều chỉnh đơn vị ta sẽ ấn phím Unit, ấn nhiều lần cho đến khi đúng đơn vị cần sử dụng thì ngừng lại.

2.4.6 Thước đo tấm

Là dụng cụ giúp ta xác định chiều dài và chiều rộng của hạt, tạo điều kiện thuận lợi để kiểm phẩm nhanh và chính xác.

Hình 2.13 Thước đo tấm

(Nguồn: xí nghiệp chế biến Lương Thực 1) Chú thích:

1.Răng thước 2.Kim chỉ

3.Bảng số kích thước (kích thước tối đa 10mm)

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 3.1 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM

3.1.1 Thời gian và địa điểm

Địa điểm: Xí Nghiệp Chế Biến Lương Thực 1.

Thời gian: Từ ngày 03/01/2014 đến ngày 01/04/2014. 3.1.2 Dụng cụ thí nghiệm

- Xiên lấy mẫu. - Máy chia mẫu. - Máy đo độ ẩm. - Cân điện tử. - Sàng tách tấm. - Thước kẹp.

- Thước đo tấm và một số dụng cụ khác. 3.1.3 Nguyên liệu thí nghiệm

Nguyên liệu gạo lức chạy gạo thành phẩm 15% tấm. 3.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

- Thí nghiệm: Khảo sát sự thay đổi độ ẩm và gạo nguyên qua từng công đoạn chế biến.

- Mục đích: Đánh giá sự biến đổi của độ ẩm và sự biến đổi tỉ lệ gạo nguyên qua từng công đoạn chế biến.

- Tiến hành thí nghiệm: Khi nhà máy thu mua nguyên liệu tiến hành lấy mẫu cho vào túi PE đánh kí hiệu mẫu nguyên liệu, đo độ ẩm và đem đi phân tích tính tỉ lệ phần trăm gạo nguyên.

Khi nguyên liệu được đưa vào chế biến ta bắt đầu lấy mẫu ở mỗi công đoạn của dây chuyền sản xuất, tiến hành đo độ ẩm và phân tích tỉ lệ gạo nguyên ờ mỗi công đoạn. Thao tác lấy mẫu và kiểm tra tương tự như mẫu nguyên liệu.

(Nguồn: xí nghiệp chế biến Lương Thực 1)

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ KHẢO SÁT

4.1. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ XÁT TRẮNG VÀ LAU BÓNG GẠO 4.1.1. Giới thiệu quy trình 4.1.1. Giới thiệu quy trình

Hình 4.1 Quy trình sản xuất gạo trắng

Nguyên liệu (gạo lức)

Cân Bồn chứa Sàng tạp chất Xát trắng 1,2 Lau bóng 1 Thùng trung gian Lau bóng 2 Sàng đảo Gằn tách thóc Trống phân ly Sấy Đóng bao Tạp chất Cám xát Cám lau Tấm 2-3 Tấm 3-4 Tấm 1-2 Thành phẩm

4.1.2. Thuyết minh qui trình

4.1.2.1. Nguyên liệu

Nguyên liệu phân xưởng thường mua là gạo trắng và gạo lức, gạo được thu mua từ thương lái nhiều nơi. Việc thu mua là một khâu rất quan trọng, đòi hỏi cán bộ thu mua có nhiều kinh nghiệm, có sự hiểu biết cao vì chất lượng nguyên liệu ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng gạo thành phẩm. Thông thường, người thu mua sẽ dựa vào kinh nghiệm cảm quan của mình để nhìn nhận mặt gạo mà đánh giá chất lượng gạo, từ đó xem xét gạo đang thu mua thuộc loại gạo nào (đối với gạo lức thì sẽ xếp vào lức 1, lức 2 hoặc lức 3), còn đối với gạo trắng nguyên liệu thì sẽ cho phân tích tấm (thường không quá 5%).

 Các chỉ tiêu đối với gạo trắng nguyên liệu:

Bảng 4.1 Chỉ tiêu chất lượng gạo trắng nguyên liệu (mức bóc cám từ 8,5 ÷ 12,0%)

STT CHỈ TIÊU ĐVT 5% 10% 15% 20% 25% 1 Độ ẩm % 15,0 – 16,0 15,0 – 16,0 15,0 – 16,0 15,0 – 16,0 15,0 – 16,0 2 Tạp chất ( tối đa ) % 0,2 0,2 0,3 0,3 0,5 3 Tấm % 5 ± 2 10 ± 2 15 ± 2 20 ± 2 25 ± 2 4 Hạt lúa ( tối đa ) Hạt/kg 50 60 60 70 70 5 Nguyên vẹn ( tối thiểu ) % 65,0 60,0 55,0 50,0 50,0 6 Rạn ( tối đa ) % 2,5 3,0 3,0 4,0 4,0 7 Chất lượng ( tối đa ) - Hạt bạc phấn % 7,0 7,0 8,0 8,0 9,0 - Hạt đỏ- sọc đỏ % 2,0 3,0 5,0 6,0 7,0 - Hạt vàng % 0,5 0,7 1,2 1,5 1,5

- Hạt xanh

non % 1,5 2,0 2,0 2,5 3,5

- Hạt hư

hỏng % 1,0 1,5 2,0 2,0 2,5

(Nguồn: Định mức kinh tế kỹ thuật chế biến gạo,2011)

Tại Xí nghiệp, gạo lức thu mua vào được chia làm 3 loại:

 Nguyên liệu loại 1: Là loại gạo hạt dài (6,6-6,9 mm), ít hạt xanh non, hạt hư, hạt đỏ, ít thóc… thường dùng sản xuất loại gạo 5% và gạo 10%.

 Nguyên liệu loại 2: Là loại gạo có kích thước hạt trung bình (6,2-6,5 mm), tỉ lệ hạt nguyên cao, nhưng hạt xanh non, hạt hư, đỏ nhiều hơn so với nguyên liệu loại 1, thường được dùng sản xuất gạo 15%.

 Nguyên liệu loại 3: Là loại gạo hạt ngắn hay tròn, tỉ lệ gạo nguyên không cao, hạt xanh non, hạt hư, đỏ nhiều hơn so với 2 loại nguyên liệu trên, thường dùng sản xuất loại gạo 20%, 25%.

 Gạo trắng nguyên liệu thu mua vào chủ yếu là loại gạo trắng 5% và 20%, nguyên liệu này được dùng để đấu trộn gạo 10% và gạo 25%.

Một số chỉ tiêu thu mua nguyên liệu:

- Độ ẩm: Là hàm lượng nước chứa trong gạo tính bằng % khối lượng. Độ ẩm gạo nguyên liệu thích hợp cho quá trình chế biến là 17,5%. Tuy nhiên trong quá trình thu mua có thể dao động trong một khoảng nhất định.

+ Đối với nguyên liệu là gạo lức: Chỉ tiêu độ ẩm khi thu mua là khoảng 16 -18%. + Đối với nguyên liệu là gạo trắng: Chỉ tiêu độ ẩm khi thu mua là khoảng 15 - 16.5%.

 Nếu độ ẩm cao hơn qui định 1% thì khấu hao 12 kg/tấn nguyên liệu hoặc có thể giảm giá thu mua, vì ẩm cao sẽ dễ bị gãy do cấu trúc hạt mềm làm tăng tỉ lệ tấm giảm tỉ gạo thu hồi, khi xát thì cám ẩm ướt có thể bám vào lưới xát làm giảm năng suất và có thể bị tắt nghẽn máy đồng thời tiêu tốn nhiên liệu cho quá trình sấy.

 Nếu độ ẩm thấp < 14% thì hạt cũng dễ bị gãy nát do cấu trúc hạt giòn, lớp cám bám chặt vào hạt gạo nên rất khó bóc ra, do đó cần phải tăng áp lực xát tăng dẫn đến tỉ lệ tấm càng nhiều.

- Tấm: Càng nhiều hiệu suất thu hồi hạt nguyên càng thấp. - Hạt nguyên: Nhiều tăng tỉ lệ gạo thành phẩm.

- Bạc bụng: Hạt gạo bạc bụng giảm chất lượng, giảm tính cảm quan của sản phẩm. Ngoài ra hạt bạc bụng có khả năng chịu va đập thấp nên dễ bị gãy nát trong quá trình xay xát.

- Hạt đỏ: Nếu hạt đỏ cao sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của máy ảnh hưởng đến giá trị cảm quan của gạo thành phẩm.

- Hạt xanh non, hạt hư, gạn gãy: Ảnh hưởng đến tỉ lệ thu hồi gạo thành phẩm gây khó khăn cho quá trình bảo quản, tạo điều kiện thuận lợi cho sâu mọt tấn công. - Tạp chất, thóc lẫn: Ảnh hưởng đến giá trị cảm quan và tuổi thọ của thiết bị. Do đó, cần được loại bỏ trước khi đưa vào sản xuất.

 Vì vậy khi thu mua ngoài yêu cầu về độ ẩm tỉ lệ hạt đỏ, hạt xanh non, hạt thóc… phải thấp.

Mục đích của quá trình kiểm tra chất lượng nguyên liệu:

+ Xác định phẩm chất nguyên liệu có đạt tiêu chuẩn nhập kho hay không. + Phân loại nguyên liệu để có biện pháp xử lý thích hợp.

+ Định giá thu mua, định hướng cho việc sản xuất, điều chỉnh hoạt động của thiết bị cho hợp lý để nâng cao năng suất sản xuất.

4.1.2.2. Cân

Mục đích: Biết khối lượng nguyên liệu nhập vào để trả tiền thương lái nhằm đảm bảo tính công bằng.

Phân xưởng Tân Dương sử dụng hệ thống cân điện tử để cân. Hệ thống gồm có 2 bồn chứa nguyên liệu sẽ được đổ vào 2 bồn này. Mỗi lần cân khoảng từ 372- 376 kg.

4.1.2.3. Bồn chứa

Để trữ gạo nguyên liệu giúp cho quá trình sản xuất được liên tục, ít bị gián đoạn. Nguyên liệu sau khi cân xong được vận chuyển vào bồn chứa. Phân xưởng có 2 bồn chứa nguyên liệu, mỗi bồn có sức chứa là 125 tấn. Sau đó gạo nguyên liệu được đưa qua sàng.

4.1.2.4. Sàng tạp chất

Lọai ra những tạp chất lớn và nhỏ trước khi đưa vào xát trắng tránh làm hư hỏng thiết bị như: rác, dây may bao, bụi, kim loại… nhờ vào quá trình dao động của sàng.

 Mục đích của sàng tạp chất:

 Đảm bảo cho các thiết bị khác hoạt động tốt.

 Đảm bảo chất lượng thành phẩm.

 Đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.

 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất của sàng:

 Biên độ dao động: Biên độ dao động càng lớn thì hiệu suất và năng suất của thiết bị càng cao.

 Tần số dao động càng lớn thì hiệu suất và năng suất của thiết bị càng lớn.

 Độ nghiêng của sàng: Sàng phải có độ nghiêng thích hợp với từng loại nguyên liệu. Độ nghiêng càng lớn thì năng suất cao nhưng hiệu quả làm sạch giảm và ngược lại, độ nghiêng thích hợp của sàng từ 7-10o.

 Lưu lượng nguyên liệu: Lưu lượng nhiều thì năng suất thiết bị cao nhưng khả năng phân loại kém.

 Lựơng tạp chất trong nguyên liệu: Tạp chất nhiều hiệu suất giảm.

 Độ ẩm nguyên liệu: Độ ẩm càng cao thì hiệu quả làm sạch càng giảm.

Gạo từ bồn chứa sẽ được băng tải vận chuyển đến bồ đài, sau đó bồ đài vận chuyển đến sàng tạp chất. Đầu tiên, gạo sẽ vào hộp chứa nguyên liệu sau đó được đổ xuống sàng, lượng gạo từ hộp xuống sàng được điều chỉnh bởi thanh gạt phía dưới hộp, thanh điều chỉnh này có tác dụng giúp lượng gạo xuống sàng một cách vừa phải, nếu gạo xuống quá nhiều sẽ làm nghẹt lỗ sàng, nếu xuống quá ít sẽ ảnh hưởng đến năng suất làm việc của sàng.

Sàng tạp chất được bố trí là loại sàng gồm 2 lớp sàng và phân chia nguyên liệu thành 3 loại có kích thước khác nhau. Mỗi lớp sàng là một tấm kim loại có đục lỗ. Kích thước lỗ sàng ở lớp trên có 12 mm dùng để tách tạp chất lớn, lớp sàng dưới có 1.8mm dùng để tách tạp chất nhỏ và bụi bẩn, ngoài ra còn có các thanh nam châm được gắn trên thanh kim loại để loại bỏ các kim loại .

Sàng tạp chất làm việc dựa vào sự khác nhau về kích thước của các thành phần có trong khối nguyên liệu để tách các tạp chất có kích thước khác nhau.

4.1.2.5. Xát trắng

Mục đích là tách lớp vỏ quả và vỏ hạt, 1 phần lớp cám (chủ yếu là cellulose) nhằm làm tăng khả năng tiêu hóa và tính chất sử dụng của hạt gạo. Tăng giá trị cảm quan cho hạt gạo và tránh nguy cơ gạo bị chua, ôi khét.

Gạo nguyên liệu sau khi qua sàng tạp chất sẽ được bồ đài vận chuyển đến máy xát trắng 1. Máy này có tác dụng tách vỏ cám bên ngoài của hạt gạo làm cho gạo trắng hơn. Hạt gạo sau khi vào máy sẽ chịu áp lực xát giữa bề mặt đá nhám với các dao bằng cao su, các hạt gạo với nhau, hay gạo với lưới cám làm cho lớp cám bị tách ra, 1 phần cám rơi ra ngoài lưới và được quạt hút cám lắp ở ngoài máy có ống dẫn nối thông với máy xát đưa về cyclone thu hồi.

Ta có thể điều chỉnh khoảng cách giữa dao gạo với cối đá nhám để gạo đạt độ trắng theo yêu cầu. Gạo xát 1 sẽ có tỉ lệ gạo gãy lớn hơn khi xát 2 do phải chịu áp lực buồng xát lớn hơn. Do đó, khi gạo sau khi đã qua máy xát 1 thì sẽ được bồ đài vận chuyển đến máy xát 2.

Mục đích của máy xát 2 là để tăng độ trắng của gạo, loại tiếp phần cám còn loại trên bề mặt gạo. Tuy nhiên mức độ xát trắng sẽ thấp hơn máy xát trắng 1. Gạo sau khi xát đạt yêu cầu thì sẽ theo đường ra của gạo rơi xuống bồ đài để bồ đài đưa lên thùng chứa cung cấp cho máy lau bóng.

 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xát trắng :

Một phần của tài liệu khảo sát sự thay đổi độ ẩm và tỉ lệ gạo nguyên qua từng công đoạn (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)