MÁY VÀ THIẾT BỊ SỬ DỤNG CHO DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT

Một phần của tài liệu khảo sát sự thay đổi độ ẩm và tỉ lệ gạo nguyên qua từng công đoạn (Trang 45)

4.2.1. Máy xát trắng

4.2.1.1. Cấu tạo

Hình 4.2 Máy xát

(Nguồn: xí nghiệp chế biến Lương Thực 1)

Gồm hộp chứa nguyên liệu, van điều chỉnh lưu lượng vào, van điều chỉnh trục đá nhám, van điều chỉnh thanh cao su, hộp điều khiển, động cơ và quạt hút. Bên trong máy gồm: một trục gắn cố định vào máy với lớp đá nhám đấp bên ngoài, 8 thanh

cao su được giữ chặt bởi các thanh thép, các thanh nhôm được lắp trên 6 lưới xát, một đường thoát cám và đường thoát gạo.

4.2.1.2. Nguyên tắc hoạt động

Khi làm việc máy bắt đầu quay kéo theo trục đá cũng quay nguyên liệu từ đầu trên sẽ đi vào khe hở giữa đá và các thanh cao su. Khi trục quay làm cho các hạt gạo quay theo, dưới tác dụng của lực xát hạt gạo sẽ chà xát vào mặt đá, các thanh cao su hoặc giữa các hạt gạo với nhau làm tróc vỏ cám bên ngoài làm cho hạt gạo trắng hơn, sau đó gạo di chuyển vào đường thoát gạo và đưa sang bộ phận tiếp theo.

4.2.1.3. Cách vận hành

- Bấm nút ON trên tủ điện chính để vận hành. - Cho máy chạy không tải khoảng 1 phút. - Mở gạo khi thùng liệu đầy.

- Đóng van liệu trước khi ngưng máy.

- Bấm nút OFF trên tủ điện chính để ngừng máy khi gạo trong cối đã xuống hết.

(Nguồn: ISO 9001 : 2008).

4.2.1.4. Ưu và nhược điểm

 Ưu điểm:

- Lưới xát ít bị đóng cám. - Vận hành dễ dàng.

- Năng suất cao, tỉ lệ gạo gãy thấp. - Điều chỉnh dễ dàng.

- Bộ phận điều chỉnh cao su tự động và dễ điều chỉnh bằng tay.

 Nhược điểm:

- Hiệu suất làm việc chưa cao do độ trắng của gạo sau khi xát vẫn còn thấp.

- Thanh cao su mau mòn phải thường xuyên thay mới, lớp đá nhám trên trục dễ bị tróc, mẻ.

- Gạo có độ ẩm cao thì nguyên liệu xuống chậm.

4.2.1.5. Sự cố và cách khắc phục

Bảng 4.2 Sự cố và cách khắc phục máy xát trắng

Cối bị nghẹt Lưới cối bị rách Sự cố về điện

Thanh cao su bị mòn

Mở cửa sổ, nhã thanh cao su Thay lưới mới

Tắt máy ngay Thay mới

(Nguồn: xí nghiệp chế biến Lương Thực 1)

4.2.2. Máy lau bóng

4.2.2.1. Cấu tạo

Hình 4.3 Máy lau bóng

(Nguồn: xí nghiệp chế biến Lương Thực 1)

Bộ phận chính của máy bao gồm một trục máy rỗng dài khoảng 1.5m được đặt nằm ngang. Trên thân trục có bố trí 4 đường dao, chiều cao của dao khoảng 25-35 mm. Phía dưới các đường dao có nhiều lỗ thông gió có đường kính khoảng 8mm. Ở khoảng giữa trục có cục chặn nước, một đầu để hở để hút không khí vào, đầu còn lại có bố trí béc phun nước vào trục, đầu trục này có lắp vít tải để vận chuyển nguyên liệu vào máy. Bao bọc bên ngoài trục là lưới có hình khối lăng trụ dài khoảng 1m, chiều rộng mỗi miếng 50cm, dày khoảng 8cm. Lỗ lưới có dạng thuôn dài với kích thước 1,2 x 3 mm. Tất cả các bộ phận trên được lắp đặt trong vỏ máy bằng tôn. Ở đáy vỏ máy có máng thoát cám, máng này thông với một quạt hút. Ngoài ra, máy lau bóng còn có bộ phận cung cấp nước, quả đối trọng điều chỉnh áp lực trong buồng xát và lưu lượng gạo ra.

4.2.2.2. Nguyên lý hoạt động

Máy lau bóng làm việc theo phương pháp lau bóng ướt bằng cách phun sương vào khối gạo làm cho lớp cám bị ẩm do đó dễ dàng bị tách ra. Bên cạnh đó, không khí cũng được thổi vào để làm nguội khối hạt đồng thời giúp cám nhanh chóng thoát ra ngoài. Khi làm việc, nguyên liệu được vít tải vận chuyển vào trong buồng lau, khối hạt được cánh vít đẩy vào sẽ tạo một áp lực lớn lên khối hạt. Khi gạo đã vào đầy buồng lau thì những thanh dao trên trục rỗng chuyển động xoay tròn làm cho khối hạt trong buồng lau quay theo, lúc này gạo sẽ ma sát với lưới xát, với dao và ma sát với nhau làm cho lớp vỏ lụa bị mòn và bong ra. Do lớp lưới trong buồng lau có hình bát giác nên sự xáo trộn trên xảy ra đồng đều với cả khối hạt. Trong khi khối gạo đang di chuyển thì nước sẽ đựơc phun từ các lổ trên trục lab qua khe hở và bám vào gạo làm cho cám trên bề mặt gạo liên kết với nhau, bong ra rồi được quạt hút qua khỏi lưới và đưa xuống buồng lắng cám theo đường ống đến cyclone. Khối gạo sau khi được phun sương sẽ tiếp tục được phun hơi làm nguội do trong quá trình lau nhiệt độ của khối gạo tăng cao đồng thời khối gạo sau khi đi dọc hết máy lau bóng đã được trắng bóng theo yêu cầu sẽ di chuyển ra cửa tháo liệu.

 Yêu cầu: Gạo sau khi lau bóng đạt được độ trắng, bóng đúng tiêu chuẩn đặt ra.

4.2.2.3. Cách vận hành

 Đóng các cầu dao điện chính tại các tủ điện.

 Ấn nút ON của quạt hút và máy lau bóng trên tủ điều khiển.

 Kiểm tra lượng gạo vào trong thùng, ấn nút ON điều khiển cho động cơ trục chính lau bóng gạo hoạt động.

 Mở van để gạo thoát ra ngoài máng hứng nhưng phải mở từ từ sao cho chỉ số ampe kế không vượt quá giới hạn cho phép. Khi gạo bắt đầu thoát ra thì mở van nước từ từ điều chỉnh gạo.

 Đóng van liệu tắt bơm nước, khóa chặt, vặn chỉnh nước trước khi ngừng máy.

 Bấm nút OFF của quạt và máy lau bóng khi máy hết gạo.

(Nguồn: ISO 9001 : 2008).

4.2.2.4. Ưu và nhược điểm

 Ưu điểm:

 Loại bỏ phần lớn cám bám trên hạt gạo giúp gạo trở nên nhẵn bóng hơn.

 Tỉ lệ rạn gãy thấp, năng suất cao.

 Thường quá trình sản xuất lâu thì dây cuaro và bạc đạn bị mài mòn, thanh cao su cũng bị mòn và lưới lau bóng bị thũng.

 Máy hay bị nghẹt gạo do dư nước, lượng nước phun chưa được tự động hóa mà phải điều chỉnh bằng tay, độ bóng gạo nhiều khi không đều.

4.2.2.5. Sự cố và cách khắc phục

Bảng 4.3 Sự cố và cách khắc phục máy lau bóng

Sự cố Cách khắc phục

Nước cung cấp vào quá nhiều làm máy ngừng hoạt động

Dao gạo bị mòn Lưới bị rách

Điều chỉnh lưu lượng nước vào cho phù hợp Thay trục rỗng mới hoặc gia công lại dao

Thay lưới mới

(Nguồn: xí nghiệp chế biến Lương Thực 1)

 Yêu cầu kỹ thuật:

 Bộ dao không bị mòn và làm việc có hiệu quả.

 Cục chặn nước đạt độ đàn hồi thích hợp.

 Lưới nguyên vẹn không bị rách.

 Khung trợ lực được bắt vít thật chặt, không bị bung ra khi làm việc.

2.4.3. Sàng đảo

Hình 4.4 Sàng đảo

4.2.3.1. Cấu tạo sàng đảo

Thùng sàng gồm 4 lớp sàng, lớp sàng 1, 2 bằng lưới có kích thước lổ lưới là 2.5mm, lớp sàng 3, 4 có kích thước lổ lưới là 2.2mm, hộp cấp liệu, đường thoát tấm 3/4 và 2/3, đường thoát hỗn hợp gạo nguyên – tấm lớn, dây cáp, chốt lệch tâm.

 Tác dụng của các bộ phận trên sàng đảo:

Hộp chứa nguyên liệu: Cung cấp nguyên liệu cho sàng đảo hoạt động.

 Lưới sàng: Giúp phân loại các hạt có kích thước khác nhau.

 Dây cáp: Giúp treo sàng lên cao và tạo cho sàng có độ nghiêng thích hợp.

 Chốt lệch tâm: giúp sàng chuyển động theo cơ cấu lệch tâm.

 Đường thoát tấm 2/3, 3/4, hỗn hợp gạo – tấm lớn: Hướng tấm, hỗn hợp gạo – tấm lớn đi theo những đường thoát riêng.

4.2.3.2. Nguyên lý hoạt động

Khi nguyên liệu được tải đến đầu cao của mặt sang trên cùng nhờ sự khác nhau về tính chất bề mặt của hạt và dưới tác dụng chuyển động của cơ cấu lệch tâm, gạo sẽ chuyển đọng xoay tròn và dần đi xuống đầu thấp của sàng. Những phần tử không lọt sang 1, 2 sẽ được thu hồi là gạo và tấm lớn, những phần tử lọt sàng 1, 2 sẽ tiếp tục được phân loại ở các lớp sàng 3, 4 thu hồi được tấm 2/3, 3/4 và tấm mẳn.

4.2.3.3. Cách vận hành

- Trước khi vận hành: + Kiểm tra dây đay.

+ Kiểm tra các vít, bulong được vận động. + Kiểm tra chiều quay của động cơ.

+ Khởi động động cơ để kiểm tra xem có âm thanh gì bất thường hay không. - Sau khi vận hành:

+ Khi muốn ngừng hoặc kết thúc công việc thường để cho máy hoạt động thêm một thời gian trong điều kiện không có nguyên liệu vào.

+ Tắt cầu dao và vệ sinh lưới vì trong lúc hoạt động dễ bị kẹt dây bao và tấm bám trên bề mặt lưới.

4.2.3.4. Ưu và nhược điểm

 Ưu điểm:

+ Năng suất làm việc tương đối cao.

 Nhược điểm:

+ Quá trình thay lưới và vệ sinh khó khăn.

4.2.3.5. Sự cố và cách khắc phục Bảng 4.4 Sự cố và cách khắc phục sàng đảo Bảng 4.4 Sự cố và cách khắc phục sàng đảo Sự cố Cách khắc phục Rách lưới sang Nghẹt lưới Đứt dây cáp

Tuỳ theo mức độ rách mà có thể sửa lại hoặc thay lưới mới

Cho dừng máy rồi làm vệ sinh lưới sàng Bắt vít lại hoặc thay cáp mới

(Nguồn: xí nghiệp chế biến Lương Thực 1)

4.2.4. Thùng sấy

4.2.4.1. Chức năng

Giúp gạo đạt được độ ẩm theo qui định 14 14,5o nhằm hạn chế sự phát triển của vi sinh vật, kéo dài thời gian bảo quản.

4.2.4.2. Cấu tạo

Hình 4.5 Thùng sấy

(Nguồn: xí nghiệp chế biến Lương Thực 1)

Thùng sấy có dạng hình nón gồm 2 lớp lưới, một lớp lưới nhỏ bên trong và lớp lưới bao quanh phía ngoài. Ngoài ra còn có quạt thổi được lắp đặt phía dưới thùng sấy

dùng để hút không khí thổi vào lớp lưới bên trong. Lớp lưới bên trong có nắp chụp để cản không khí từ phía dưới lên .

4.2.4.3. Nguyên lý hoạt động

Sử dụng nhiệt độ cao để tạo ra sự chênh lệch độ ẩm giữa bên trong và bề mặt hạt gạo, nước sẽ di chuyển từ trong hạt gạo ra bên ngoài giúp làm giảm độ ẩm của hạt gạo. Gạo sau khi qua trống phân ly sẽ đưa vào thùng sấy nhằm hạ độ ẩm của hạt xuống mức đạt yêu cầu cho việc xuất khẩu hay bảo quản và cũng do gạo sau khi qua công đoạn lau bóng độ ẩm của hạt tăng lên nên việc sấy gạo là rất cần thiết.

 Thùng sấy lửa: Khi hỗn hợp gạo được 1/2 thùng thì tiến hành đốt than đá. Tuyệt đối không dùng ruột cao su để làm mồi lửa vì nó sẽ sinh mùi và bụi khói làm ảnh hưởng đến cảm quan của gạo. Khi than đá đã cháy vừa đạt thì ta thông đường ống với quạt để quạt thổi không khí nóng vào thùng sấy. Khi hơi nóng được cung cấp vào thùng sấy thì trong khối gạo sẽ có sự chênh lệch nhiệt độ giữa bên trong và bên ngoài hạt dẫn đến sự di chuyển ẩm từ trong hạt gạo ra bề mặt hạt, lượng ẩm thoát ra làm độ ẩm của hạt giảm xuống, khi độ ẩm đạt từ 14 14,5% thì ngưng quá trình sấy lửa và gạo sẽ theo bồ đài qua thùng sấy gió.

 Thùng sấy gió, quá trình sấy cũng diễn ra tương tự như thùng sấy lửa nhưng không đốt lò than để cung cấp hơi nóng mà thay vào đó là quạt hút sẽ cung cấp không khí nhằm làm nguội khối gạo sau khi sấy lửa và giúp nhiệt độ của khối gạo được ổn định. Gạo sau khi qua thùng sấy đạt được độ ẩm theo yêu cầu.

4.2.4.4. Cách vận hành

 Bấm nút ON trên hệ thống điều khiển để vận hành thùng sấy.

 Bấm nút OFF trên hệ thống điều khiển để ngừng thùng sấy khi kết thúc vận hành.

(Nguồn: ISO 9001 : 2008).

4.2.4.5. Ưu và nhược điểm

 Ưu điểm:

 Hiệu suất làm việc cao, năng suất phụ thuộc vào diện tích thùng chứa.

 Dễ vận hành.

 Nhược điểm:

 Chiếm diện tích mặt bằng.

4.2.4.6. Sự cố và cách khắc phục

 Sự cố: dễ bị rách lưới lót, đặc biệt là thùng sấy lửa do lưới lót phải làm việc thường xuyên ở môi trường nhiệt độ cao nên bị giòn và dễ rách.

 Khắc phục: thay lưới mới.

4.3. KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM VÀ THẢO LUẬN 4.3.1 Sự thay đổi độ ẩm qua từng công đoạn chế biến 4.3.1 Sự thay đổi độ ẩm qua từng công đoạn chế biến

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20

Nguyên liệu Xát Lau bóng sàng đảo Sấy Thành phẩm

công đoạn

đ

ô

m

(Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự khác biệt có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%)

Hình 4.6 Biểu đồ thể hiện sự thay đổi độ ẩm qua từng công đoạn chế biến Bảng 4.5 Sự thay đổi độ ẩm qua từng công đoạn chế biến

CÔNG ĐOẠN Độ ẩm Nguyên liệu 17.03a Xát trắng 16.43b Lau bóng 15.26±0.15c Sàng đảo 15.167±0.12c Sấy 14.467±0.15d Thành phẩm 14.27±0.15d

Từ biểu đồ 4.6 và bảng số liệu 4.5 cho thấy độ ẩm của nguyên liệu giảm dần qua từng công đoạn chế biến. Từ nguyên liệu qua sàng tạp chất thì sự thay đổi độ ẩm không đáng kể vì ở công đoạn này chỉ tách những tạp chất như dây buộc bao, đất cát… nên không ảnh hưởng nhiều đến độ ẩm vì vậy nên ta bỏ qua công đoạn này. Nhưng từ nguyên liệu qua máy xát trắng thì có sự thay đổi độ ẩm rõ rệt, do ở công đoạn này nguyên liệu đã được bốc đi một lượng cám đáng kể bám bên ngoài hạt gạo, loại bỏ đi một lượng nước có trong cám, đồng thời trong quá trình xát gạo chịu một lực ma sát lớn làm cho hạt gạo nóng lên và bốc ẩm, làm cho độ ẩm của hạt gạo

giảm gây nên sự thay đổi khác biệt có ý nghĩa so với nguyên liệu gạo lức. Tương tự công đoạn lau bóng cũng bóc thêm một lượng cám còn bám trên bề mặt gạo do hạt gạo sau khi xát có những vết gợn, rãnh có phủ các hạt cám nhỏ, các hạt cám này khó lấy ra trong công đoạn xát trắng, vì vậy qua công đoạn lau bóng gạo sẽ ma sát với lưới và dao gạo làm cho gạo được xát thêm lần nữa, nhờ hệ thống phun sương nên cám được bóc ra dể dàng hơn làm cho độ ẩm ở công đoạn này cũng giảm xuống và có sự khác biệt có ý nghĩa đối với công đoạn xát trắng. Đến công đoạn sàng đảo, gạo bán thành phẩm sẽ được loại đi một lượng tấm đáng kể chủ yếu là tấm 2/3 và 3/4 nhưng khác biệt không ý nghĩa so với công đoạn lau bóng. Tuy nhiên đến công đoạn sấy thì có sự khác biệt rõ rệt về độ ẩm do ở công đoạn này, do sử dụng nhiệt độ cao lấy ra một lượng ẩm lớn để đưa độ ẩm gạo thành phẩm về độ ẩm yêu cầu và an toàn khi bảo quản. Độ ẩm thích hợp cho bảo quản là 14 ÷ 14,5%. Cuối cùng là công đoạn thành phẩm không có sự khác biệt về độ ẩm so với sấy.

4.3.2 Sự thay đổi tỉ lệ hạt gạo nguyên qua từng công đoạn chế biến

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Nguyên liệu Xát Lau bóng sàng đảo Sấy Thành phẩm

Công đoạn % h ạ t n g u y ê n

(Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự khác biệt có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%)

Hình 4.7 Biểu đồ thể hiện sự thay đổi tỉ lệ gạo nguyên trong quá trình chế biến Bảng 4.6 Sự thay đổi tỉ lệ gạo nguyên qua từng công đoạn chế biến.

CÔNG ĐOẠN % Hạt nguyên

Nguyên liệu a Xát 68.41±0.21e Lau bong 69.47±0,17d Sàng đảo 72,8±0.40b Sấy 71.76±0.22c Thành phẩm 71.41±0.58c

Qua hình 4.7 và bảng 4.6 cho thấy tỉ lệ thu hồi gạo nguyên qua từng công đoạn có sự biến động lớn. Từ nguyên liệu đến công đoạn xát trắng có sự khác biệt rất lớn, tỉ lệ gạo nguyên giảm đáng kể do trong quá trình xát, do áp lực trong buồng xát cao hạt gạo phải chịu sự ma sát rất lớn làm cho khối hạt nóng lện, gạn, gãy tạo thành tấm, đồng thời trong nguyên liệu có lẫn nhiều xanh non, hạt hư, bạc bụng có cấu trúc mềm, xốp nên dễ bị gãy, vỡ khi va chạm. Đến công đoạn lau bóng dù chịu thêm lực ma sát và lực nén làm cho hạt tiếp bị gãy vỡ nhưng tỉ lệ gãy thấp hơn so

Một phần của tài liệu khảo sát sự thay đổi độ ẩm và tỉ lệ gạo nguyên qua từng công đoạn (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)