Nguyên lý hoạt động

Một phần của tài liệu khảo sát sự thay đổi độ ẩm và tỉ lệ gạo nguyên qua từng công đoạn (Trang 48)

Máy lau bóng làm việc theo phương pháp lau bóng ướt bằng cách phun sương vào khối gạo làm cho lớp cám bị ẩm do đó dễ dàng bị tách ra. Bên cạnh đó, không khí cũng được thổi vào để làm nguội khối hạt đồng thời giúp cám nhanh chóng thoát ra ngoài. Khi làm việc, nguyên liệu được vít tải vận chuyển vào trong buồng lau, khối hạt được cánh vít đẩy vào sẽ tạo một áp lực lớn lên khối hạt. Khi gạo đã vào đầy buồng lau thì những thanh dao trên trục rỗng chuyển động xoay tròn làm cho khối hạt trong buồng lau quay theo, lúc này gạo sẽ ma sát với lưới xát, với dao và ma sát với nhau làm cho lớp vỏ lụa bị mòn và bong ra. Do lớp lưới trong buồng lau có hình bát giác nên sự xáo trộn trên xảy ra đồng đều với cả khối hạt. Trong khi khối gạo đang di chuyển thì nước sẽ đựơc phun từ các lổ trên trục lab qua khe hở và bám vào gạo làm cho cám trên bề mặt gạo liên kết với nhau, bong ra rồi được quạt hút qua khỏi lưới và đưa xuống buồng lắng cám theo đường ống đến cyclone. Khối gạo sau khi được phun sương sẽ tiếp tục được phun hơi làm nguội do trong quá trình lau nhiệt độ của khối gạo tăng cao đồng thời khối gạo sau khi đi dọc hết máy lau bóng đã được trắng bóng theo yêu cầu sẽ di chuyển ra cửa tháo liệu.

 Yêu cầu: Gạo sau khi lau bóng đạt được độ trắng, bóng đúng tiêu chuẩn đặt ra.

4.2.2.3. Cách vận hành

 Đóng các cầu dao điện chính tại các tủ điện.

 Ấn nút ON của quạt hút và máy lau bóng trên tủ điều khiển.

 Kiểm tra lượng gạo vào trong thùng, ấn nút ON điều khiển cho động cơ trục chính lau bóng gạo hoạt động.

 Mở van để gạo thoát ra ngoài máng hứng nhưng phải mở từ từ sao cho chỉ số ampe kế không vượt quá giới hạn cho phép. Khi gạo bắt đầu thoát ra thì mở van nước từ từ điều chỉnh gạo.

 Đóng van liệu tắt bơm nước, khóa chặt, vặn chỉnh nước trước khi ngừng máy.

 Bấm nút OFF của quạt và máy lau bóng khi máy hết gạo.

(Nguồn: ISO 9001 : 2008).

4.2.2.4. Ưu và nhược điểm

 Ưu điểm:

 Loại bỏ phần lớn cám bám trên hạt gạo giúp gạo trở nên nhẵn bóng hơn.

 Tỉ lệ rạn gãy thấp, năng suất cao.

 Thường quá trình sản xuất lâu thì dây cuaro và bạc đạn bị mài mòn, thanh cao su cũng bị mòn và lưới lau bóng bị thũng.

 Máy hay bị nghẹt gạo do dư nước, lượng nước phun chưa được tự động hóa mà phải điều chỉnh bằng tay, độ bóng gạo nhiều khi không đều.

4.2.2.5. Sự cố và cách khắc phục

Bảng 4.3 Sự cố và cách khắc phục máy lau bóng

Sự cố Cách khắc phục

Nước cung cấp vào quá nhiều làm máy ngừng hoạt động

Dao gạo bị mòn Lưới bị rách

Điều chỉnh lưu lượng nước vào cho phù hợp Thay trục rỗng mới hoặc gia công lại dao

Thay lưới mới

(Nguồn: xí nghiệp chế biến Lương Thực 1)

 Yêu cầu kỹ thuật:

 Bộ dao không bị mòn và làm việc có hiệu quả.

 Cục chặn nước đạt độ đàn hồi thích hợp.

 Lưới nguyên vẹn không bị rách.

 Khung trợ lực được bắt vít thật chặt, không bị bung ra khi làm việc.

Một phần của tài liệu khảo sát sự thay đổi độ ẩm và tỉ lệ gạo nguyên qua từng công đoạn (Trang 48)