nông thôn mới tại xã Hòa Mạc
a. Nhận thức của người dân về chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn
Nhận thức của người dân trên địa bàn về chương trình nông thôn mới đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút sự tham gia của người dân. Thực tế cho thấy để nâng cao nhận thức cho người dân thì công tác vận động, tuyên truyền đóng vai trò quyết định. Nhận thức của người dân trên địa bàn về chương trình nông thôn mới được thể hiện qua kết quả điều tra 60 hộ ở bảng 4.12 như sau:
Bảng 4.12. Nhận thức của người dân trên địa bàn về chương trình NTM (n=60)
STT Nội dung Đánh giá Số lƣợng hộ Tỷ lệ (%)
1 Hiểu biết của người dân về chủ trương chính sách xây dựng nông thôn mới
Biết 44 73
Chưa biết 0 0
Nghe nhưng chưa rõ
16 27
2 Kênh thông tin Công tác tuyên truyền
30 50
Tập huấn 0 0
Phương tiện thông tin đại chúng
30 50
Kênh thông tin khác
0 0
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra của tác giả năm 2015
Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng hầu hết người dân ở xã đã có sự hiểu biết về chương trình nông thôn mới, qua 3 thôn với 60 hộ được điều tra thì tỷ lệ
100% số hộ đều được nghe về chương trình nông thôn mới, nhưng có một số hộ được nghe nhưng lại chưa hiểu rõ về chương trình này như thế nào, tỷ lệ này chiếm 27%, và chủ yếu các hộ này là những hộ không quan tâm hay nắm bắt thông tin chưa rõ về chương trình NTM như thế nào, họ tham gia vào NTM chỉ là hình thức làm theo, và họ thường không có thời gian tham gia vào các buổi tập huấn, người dân chỉ tham gia vào các hoạt động với lợi ích trước mắt, chưa quan tâm tới lợi ích lâu dài, những hộ này chủ yếu là những hộ nghèo và cận nghèo. Các nguồn tin họ biết chủ yếu là nghe từ các kênh truyền thông là 30 hộ chiếm 50% và nghe trên các kênh thông tin đại chúng là 30 hộ chiếm 50%. Qua đây ta có thể thấy, nhận thức của người dân chịu sự ảnh hưởng rất lớn của công tác tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức, do vậy để thu hút được sự tham gia của người dân trên địa bàn vào chương trình thì chính quyền xã cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn hơn nữa tới người dân.
b. Sự tham gia của người dân vào chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã Hòa Mạc
Những công việc của người dân khi tham gia vào xây dựng nông thôn mới tại xã được thể hiện qua bảng 4.13 như sau:
Bảng 4.13: Những công việc của ngƣời dân khi tham gia vào xây dựng nông thôn mới
STT Những công việc Số lƣợng hộ
(n=60) Tỷ lệ %
1 Tổng số hộ điều tra 60 100
2 Bầu ban xây dựng nông thôn mới 0 0
3 Giám sát thi công công trình 0 0
4 Tập huấn khuyến nông, khuyến lâm 0 0
5 Đóng góp ý kiến vào việc lựa chọn nội dung
thực hiện 0 0
6 Xây dựng kế hoạch 0 0
7 Trực tiếp thi công, thực hiện các công trình 60 100
Trong tổng số 60 hộ điều tra thì có 60 hộ đều trực tiếp tham gia thi công, thực hiện các công trình xây dựng nông thôn mới chiếm tỷ lệ 100%. Không có hộ nào nằm trong ban xây dựng nông thôn mới, giám sát thi công công trình, tập huấn khuyến nông khuyến lâm, đóng góp ý kiến vào việc lựa chọn nội dung thực hiện, xây dựng kế hoạch
Sự tham gia của người dân trong hoạt động xây dựng công trình hạ tầng trên địa bàn xã Hòa Mạc được thể hiện qua bảng 4.14 như sau:
Bảng 4.14. Sự tham gia của các hộ dân trong hoạt động xây dựng công trình hạ tầng kinh tế - xã hội ( n = 60 )
STT Hoạt động Số hộ tham gia (hộ)
Hình thức
tham gia Tỷ lệ (%)
1 Xây dựng nhà làm việc, hội trường
10 Tiền mặt 17
2 Cải tạo kênh mương 7 Lao động 11
3 Xây dựng đường giao thông nông thôn
31 Tiền mặt (240.000/hộ)
52
4 Thu gom rác thải 12 Tiền mặt
(30.000/tháng)
20
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả, năm 2015
Qua bảng 4.14 ta có thể thấy, sự tham gia của người dân vào các hoạt động xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội chủ yếu vào hoạt động xây dựng đường giao thông nông thôn (chiếm 52%), hình thức tham gia của người dân là góp tiền mặt, ngoài ra một số tham gia bằng cách góp công lao động, nhưng số lượng này không đáng kể. Bên cạnh đó tham gia của người dân vào hoạt động thu gom rác thải cũng chủ yếu là tiền mặt, góp theo tháng, bình quân là 30.000đ/tháng/hộ (tỷ lệ này chiếm 20%), còn sự tham gia của người dân trong việc xây dựng, nạo vét kênh mương chủ yếu là ở hình thức góp công lao động (chiếm 11%). Sự tham gia của người dân vào hoạt động xây dựng nhà làm việc,
hội trường chiếm 10% số hộ điều tra. Qua đây ta có thể thấy, để thu hút sự tham gia của người dân thì việc đầu tiên phải làm đó là tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức cho người dân.
c. Mức độ tự nguyện của người dân khi tham chương trình nông thôn mới
Mức độ tự nguyện của người dân khi tham chương trình nông thôn mới tại xã được thể hiện qua bảng 4.15 như sau:
Bảng 4.15: Đánh giá mức độ tự nguyện của ngƣời dân khi tham gia chƣơng trình nông thôn mới
STT Nội dung Số lƣợng hộ
(n=60) Tỷ lệ %
1 Tổng số hộ điều tra 60 100
2 Tự nguyện hoàn toàn 60 100
3 Tham gia cũng được, không
tham gia cũng được 0 0
4 Bị bắt buộc phải tham gia 0 0
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra của tác giả, năm 2015
Qua bảng số liệu ta thấy rằng, số lượng người tham gia mô hình nông thôn mới là tình nguyện hoàn toàn, qua 60 hộ điều tra thì có 100% số hộ tình nguyện tham gia, các hộ điều tra nói riêng và các hộ trong xã nói chung đều hưởng ứng và ủng hộ chương trình nông thôn mới và đều trực tiếp tham gia thực hiện xây dựng các mô hình nông thôn mới theo hình thức tự nguyện không có sự ép buộc tham gia. Hầu như mọi người dân trong xã hiểu được tầm quan trọng và trách nhiệm trong chương trình này, khi được hỏi người dân trong xã đều không ngần ngại trả lời rằng: “Tôi tự nguyện tham gia hoàn toàn”, và điều đó đã nói lên rằng người dân biết được tầm quan trọng và tính thiết thực của chương trình, vì vậy thấy được trách nhiệm của mình rất cao, vì tất cả hoạt động trong chương trình nông thôn mới cần có sự đóng góp của họ
Qua phân tích bảng số liệu trên cho thấy, sự tình nguyện tham gia của người dân vào chương trình nông thôn mới rất quan trọng đóng góp rất lớn vào sự thành công của chương trình nông thôn mới, chính sự tự nguyện đó
đánh giá được mức độ tham gia của họ và qua đó làm thế nào để phát huy hết vai trò của họ cũng như năng lực của họ trong chương trình nông thôn mới này. Ban cán bộ nông thôn mới cần phát huy hơn nữa đưa những thông tin tới người dân để huy động mọi người tham gia vào các hoạt động của chương trình nông thôn mới một cách tình nguyện, không để người dân mang ý nghĩ là bị bắt buộc hay trông chờ, ỷ lại.