Kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới ở một số

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển mô hình xây dựng nông thôn mới tại xã hòa mạc huyện văn bàn tỉnh lào cai (Trang 27)

* Xây dựng nông thôn mới ở Thái Bình

Điểm nổi bật trong phát triển nông thôn ở Thái Bình, đó là địa phương đã tập trung triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Đến hết năm 2014, toàn tỉnh Thái Bình đã có 85/267 xã (chiếm 31,84%) đạt chuẩn 19 tiêu chí của Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới; trong khi đó bình quân trên cả nước số xã đạt chuẩn là 785/8.921 xã (chiếm 8,8%). Cả nước phấn đấu trong năm 2015 có 20% số xã đạt chuẩn

trong khi đó toàn tỉnh Thái Bình dự kiến có 135/267 xã (chiếm 51,1%) đạt chuẩn vào năm 2015; đến năm 2020, các xã còn lại đạt từ 15 tiêu chí trở lên. Những thành công của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở Thái Bình đã thực sự mở rộng, phát huy dân chủ, triển khai nghiêm túc, thực chất quy chế dân chủ cơ sở với phương châm hành động: Dân biết - dân bàn - dân làm - dân kiểm tra, cuối cùng là dân thụ hưởng. Trước đó, những năm 1997 - 1998, tình hình khiếu nại tố cáo của nhân dân trong tỉnh diễn ra trên diện rộng. Nội dung tố cáo chủ yếu về tình trạng tham nhũng, mất dân chủ của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên có chức, có quyền; về quản lý tài chính, kinh tế, việc cấp đất, bán đất, quản lý sử dụng tiền đất và các khoản thu khác của dân; về thanh toán các công trình xây dựng cơ bản; về tác phong làm việc quan liêu, cửa quyền, hống hách đối với nhân dân và về việc thực hiện các chính sách xã hội . Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nhưng có thể nhấn mạnh đến một số nguyên nhân chính từ công tác lãnh đạo, quản lý ở cơ sở lề lối tác phong làm việc quan liêu, độc đoán, chuyên quyền, mất dân chủ nghiêm trọng. Tổ chức huy động nhân dân đóng góp để xây dựng cơ sở hạ tầng và nhiều khoản đóng góp khác còn lớn hơn so với mức thu nhập và đời sống nhân dân. [18]

Để đạt được những thành công trong quá trình phát triển nông thôn, Thái Bình đã tập trung phát huy dân chủ, sức mạnh của cả hệ thống chính trị, của toàn dân để thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra. Thực hiện hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng thuận trong xã hội. Thực sự dân chủ, công khai, minh bạch trong huy động và sử dụng các nguồn lực. Giữ vững đoàn kết thống nhất trong thường trực, ban thường vụ và cấp ủy, trong từng cơ quan, đơn vị trên cơ sở thực hiện nghiêm túc luật pháp và Điều lệ Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ. Chủ động ngăn ngừa, phát hiện, phát hiện kịp thời và giải quyết dứt điểm những mâu thuẫn phát

sinh trong nội bộ Đảng, trong nhân dân trên cơ sở giữ vững kỷ cương, pháp luật và phát huy dân chủ; bảo đảm ổn định chính trị từ cơ sở. Nghiêm túc tự phê bình và phê bình gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI). Như vậy, có thể thấy rằng vấn đề dân chủ đã được địa phương nhận thức một cách nghiêm túc từ lãnh đạo cấp tỉnh đến các cơ sở. Công tác mở rộng, phát huy cơ chế dân chủ ở cơ sở đã đi vào mọi hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo từ cấp tỉnh đến cơ sở. [18]

Trong xây dựng nông thôn mới, nhìn chung, nhân dân được biết quá trình quy hoạch nông thôn, quá trình khảo sát thiết kế các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Người dân nắm được thông tin đầy đủ về công trình mà họ tham gia như: mục đích xây dựng công trình, quy mô công trình, các yêu cầu đóng góp từ cộng đồng, trách nhiệm và quyền lợi của cộng đồng. Cụ thể ở đây, người dân được biết rõ có bao nhiêu tiêu chí của nông thôn mới. Những tiêu chí nào vốn có đã đạt chuẩn trên địa bàn, những tiêu chí nào tiếp tục nâng cấp hoàn thiện, những tiêu chí nào cần phải bắt đầu từ đầu. Dân còn được biết phải đầu tư như thế nào, đóng góp ra sao, nguồn vốn từ đâu. Người dân phải đóng góp cái gì, Nhà nước hỗ trợ như thế nào. Và biết mình sẽ được hưởng lợi cụ thể; biết những thuận lợi, khó khăn của địa phương khi xây dựng xây dựng nông thôn mới.

Người dân được bàn cách giải quyết dưới nhiều hình thức khác nhau, bằng nhiều kênh truyền tin khác nhau; được cọ xát, trao đổi, cân nhắc về các mặt, về điều hơn lẽ thiệt, về cái lợi cái hại, về cái mới cái cũ, cái hay cái dở với các xu hướng khen hay chê, ủng hộ hay phản đối, chấp nhận hay bác bỏ. Mọi người thay đổi suy nghĩ và ý kiến cá nhân của mình bằng cách chấp nhận, chia sẻ một giải pháp tốt nhất.

Sự tham gia của người dân ở đây liên quan đến kế hoạch phát triển sản xuất, liên quan đến các giải pháp, mọi hoạt động của nông dân trên địa bàn

như: bàn luận mở hướng sản xuất mới, đầu tư xây dựng công trình phúc lợi công cộng, các giải pháp thiết kế, phương thức khai thác công trình, tổ chức quản lý công trình, các mức đóng góp. [18]

Cụ thể, việc triển khai thực hiện Quyết định số 19/2013/QĐ-UBND, ngày 07-11-2013 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định một số cơ chế, chính sách hỗ trợ và quản lý đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015, các xã trong tỉnh đã chỉ đạo thực hiện công khai, minh bạch trong tiếp nhận, quản lý và sử dụng nguồn xi măng hỗ trợ của tỉnh, tiến hành nghiệm thu các công trình hoàn thành đảm bảo nghiêm túc, đúng tiến độ. Các địa phương đã thực hiện khá tốt việc công khai, tuyên truyền đến nhân dân về các chủ trương, chính sách, cơ chế hỗ trợ của Nhà nước và địa phương về xây dựng nông thôn mới. Nhân dân được thảo luận, bàn bạc và thống nhất xây dựng phương án, đề án chỉnh trang đồng ruộng, xây dựng hạ tầng giao thông nông thôn, giao thông thủy lợi nội đồng, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân phát huy quyền làm chủ, phát huy trí tuệ, chung tay, góp sức tham gia xây dựng nông thôn mới.

Một số xã đã tổ chức phát phiếu lấy ý kiến trước khi triển khai các công trình, hay việc đưa ra để lấy ý kiến "dân bàn" điều hơn lẽ thiệt trong việc hiến đất xây dựng giao thông nông thôn, chỉnh trang ngõ xóm... Việc công khai dân chủ trong xây dựng các công trình đều được giao cho cơ sở, người dân bàn bạc tìm phương án triển khai. Các thôn trực tiếp là chủ đầu tư, tự chủ động chọn các tổ thợ thi công có uy tín thông qua cuộc họp lấy ý kiến từ bà con nhân dân.

Người dân cũng trực tiếp tham gia lao động, tham gia điều hành, quản lý các hoạt động phát triển nông thôn mới như: tham gia đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, tham gia vào các hoạt động của các nhóm khuyến nông, khuyến lâm, nhóm tín dụng tiết kiệm và những công việc liên quan đến tổ chức tiếp

nhận, quản lý và sử dụng công trình. Người dân trực tiếp tham gia vào việc lập kế hoạch cho từng hoạt động thi công, quản lý và duy tu bảo dưỡng. Từ những việc tham gia đó đã tạo cơ hội cho người dân có việc làm tăng thu nhập cho người dân. Ngoài ra người dân còn góp của góp công. Hình thức đóng góp có thể bằng tiền, bằng đất, bằng sức lao động. [18]

Chẳng hạn, về giao thông có thể xem là tiêu chí nặng gánh nhất trong các tiêu chí nông thông mới, bởi nó trực tiếp tác động vào nguồn lực của người nông dân thông qua việc góp công sức, hiến đất, góp tiền. Tuy nhiên, với tinh thần công khai dự toán, xây dựng mức đóng góp, minh bạch các hoạt động, với sự bàn bạc thông suốt, hầu hết trên các địa bàn người dân đều tự nguyện đóng góp triển khai tích cực. Một yếu tố quyết định cho thành công đó còn là vai trò tiên phong gương mẫu, nêu gương đi trước, làm trước của cán bộ, đảng viên từ việc gương mẫu đóng góp kinh phí, vật tư, hiến đất, ngày công. Năm 2014, tổng nguồn lực huy động đóng góp xây dựng nông thôn mới trong toàn tỉnh là 6.323 tỷ đồng (gồm tiền, ngày công, hiến đất, hiện vật quy ra tiền), trong đó vốn huy động từ cộng đồng dân cư là 3.528,4 tỷ đồng… Về cơ bản, dân được hưởng lợi từ xây dựng nông thôn mới. Bộ mặt nông thôn thay đổi rõ rệt. Diện mạo mới của nông thôn với quang cảnh sạch đẹp, văn minh. Từ đường làng đến ngõ xóm, đều khoác lên mình bộ “áo mới”, góp phần nâng cao chất lượng đời sống của người dân. Những kết quả đạt được sẽ là tiền đề vững chắc để Thái Bình tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. [18]

* Xây dựng nông thôn mới ở Lào Cai

Các phong trào thi đua chuyên đề đều liên quan đến từng nội dung cụ thể trong Bộ Tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Bằng nhiều hình thức sáng tạo trong công tác tuyên truyền, thông tin đại chúng, văn hóa - văn nghệ đã có sức lan tỏa đến với cộng đồng dân cư... Đặc biệt, việc xây dựng

mô hình điểm "Ban Tuyên vận xã”, "Tổ Tuyên vận thôn, bản" tại 36 xã điểm về xây dựng nông thôn mới của tỉnh đã từng bước phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền và vận động quần chúng ở cơ sở đã từng bước đẩy lùi được tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của nhà nước. Các vùng nông thôn xuất hiện phong trào "Nông dân giúp đỡ nông dân", hộ giàu trở thành "bà đỡ" cho các hộ nghèo vươn lên xóa đói, giảm nghèo. Có thể nói bằng nhiều cách làm hay, sáng tạo của các cấp các ngành, sự vào cuộc quyết liệt của cấp uỷ trong lãnh, chỉ đạo; điều hành, tổ chức thực hiện chương trình của chính quyền các cấp phong trào xây dựng nông thôn mới trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. [16]

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của tỉnh, năm 2014, tổng nguồn vốn huy động cho xây dựng NTM gần 1.880,6 tỷ đồng. Để thực hiện có hiệu quả, Ban chỉ đạo tỉnh tập trung chỉ đạo thực hiện vào 5 nhiệm vụ trọng tâm và 3 phong trào thi đua nên phong trào xây dựng NTM đạt nhiều kết quả đáng phấn khởi: Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản đạt 4.781 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 13,2 triệu đồng/năm, tăng 3,8 triệu đồng so với năm 2013. Toàn tỉnh đã làm được 711,7 km đường giao thông, xây dựng 14.444 nhà tiêu hợp vệ sinh, làm mới 7.612 chuồng nuôi gia súc, đào 25.520 hố rác; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn cơ bản ổn định…

Đến hết năm 2014, toàn tỉnh có 9 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó, có 3 xã được công nhận năm 2013 đó là xã Quang Kim, huyện Bát Xát, xã Vạn Hòa, thành phố Lào Cai, xã Nậm Cang huyện Sa Pa; 6 xã đã hoàn thành hồ sơ, đủ điều kiện công nhận xã NTM năm 2014 đó là: xã Phú Nhuận huyện Bảo Thắng; xã Cốc San huyện Bát Xát; xã Văn Sơn, huyện Văn Bàn; xã Tà Chải huyện Bắc Hà; xã Cam Đường, xã Hợp Thành thành phố Lào Cai. Bình quân số tiêu chí hoàn thành trên xã của toàn tỉnh là 7,43 tiêu chí, tăng 1 tiêu

chí trên xã so với năm 2013. Riêng đối với 18 xã đăng ký hoàn thành NTM năm 2015, hiện đã có 3 xã đạt từ 15 -18 tiêu chí; 13 xã đạt từ 10 -14 tiêu chí; 2 xã đạt từ 8 - 9 tiêu chí. [16]

Nét nổi bật trong phong trào xây dựng nông thôn mới năm 2014 là đã thêm 21 xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế đó là các xã: Nậm Lúc, Lầu Thí Ngài, Nậm Mòn, Tà Chải (Bắc Hà); Xuân Quang, Phong Niên, Sơn Hải (Bảo Thắng); Việt Tiến (Bảo Yên); A Mú Sung, Nậm Chạc, Cốc San (Bát Xát); Bản Phùng, Lao Chải (Sa Pa); Bản Mế, Thào Chư Phìn, Nàn Sán (Si Ma Cai); Làng Giàng, Hòa Mạc (Văn Bàn); Bản Xen, Bản Lầu và thị trấn Mường Khương (Mường Khương) nâng tổng số toàn tỉnh nên 71 xã, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế. Với những kết quả đạt được đáng phấn khởi đó đã tạo dựng thêm được nhiều hộ nông dân khá và giàu, theo thông kê chưa đầy đủ hiện toàn tỉnh đã có trên 20.000 hộ sản xuất kinh doanh giỏi, có gần 70% số hộ có mức sống từ trung bình trở lên, trên 30% hộ khá giàu, 15% hộ giàu... Kế tiếp những kết quả đạt được, nghiêm túc rút kinh nghiệm những hạn chế, tồn tại, bước sang năm 2015, công tác xây dựng NTM được tỉnh chỉ đạo tập trung hướng vào các mục tiêu trọng tâm sau: Tiếp tục thực hiện 5 nhiệm vụ trọng tâm giai đoạn 2011 - 2015; tập trung nguồn lực đầu tư và chỉ đạo quyết liệt để hoàn thành các tiêu chí của 18 xã đăng ký đạt NTM năm 2015, nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM lên 27 xã; bình quân số tiêu chí hoàn thành/xã là 9,76 tiêu chí (cao hơn bình quân chung của cả nước 1,03 tiêu chí)…Phấn đấu đến hết năm 2015, toàn tỉnh có 87 xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế, trong đó có 36 xã xây dựng nông thôn mới. [16]

Để đạt mục tiêu và kế hoạch đề ra, Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tỉnh yêu cầu: Các cấp, các ngành cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến trong xây dựng NTM. Tiếp tục chỉ đạo duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt. Sở Kế hoạch và Đầu

tư, Sở Tài chính sớm rà soát, cân đối nguồn lực đầu tư xây dựng NTM cho các địa phương. Các huyện, thành phố chủ động đề xuất những danh mục cần đầu tư cho các xã để kịp thời thực hiện. Ban chỉ đạo xây dựng NTM các cấp cần xác định rõ trách nhiệm và những việc phải làm, từ đó triển khai cụ thể, kịp thời. Ngoài các phong trào thi đua do tỉnh phát động, các địa phương căn cứ vào thực tế, phát động thêm các phong trào thi đua chuyên đề khác để tạo không khí xây dựng NTM sôi nổi, hiệu quả. [16]

Phần 3

ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

- Người dân xã Hòa Mạc.

- Cán bộ lãnh đạo cấp cơ sở, các tổ chức đoàn thể xã Hòa Mạc.

- Các hoạt động xây dựng nông thôn mới đã và đang tiến hành trên địa bàn xã.

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phạm vi về không gian: Đề tài nghiên cứu tại xã Xã Hòa Mạc - Huyện Văn Bàn - Tỉnh Lào Cai.

- Phạm vi thời gian: Từ ngày 20 tháng 01 năm 2015 đến ngày 20 tháng 04 năm 2015.

3.2. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu

3.2.1. Nội dung nghiên cứu của đề tài

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Hòa Mạc - Huyện Văn Bàn - Tỉnh Lào Cai.

- Đánh giá được thực trạng thực hiện các tiêu chí nông thôn mới trên địa bàn xã Hòa Mạc - Huyện Văn Bàn - Tỉnh Lào Cai.

- Đánh giá được những thuận lợi, khó khăn khi xây dựng nông thôn mới trên địa bàn Xã Hòa Mạc - Huyện Văn Bàn - Tỉnh Lào Cai.

- Đề xuất được một số giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn, thách thức đồng thời phát triển mô hình nông thôn mới trên địa bàn Xã Hòa Mạc nói riêng và các xã trên địa bàn huyện Văn Bàn - Tỉnh lào Cai nói chung.

3.2.2. Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển mô hình xây dựng nông thôn mới tại xã hòa mạc huyện văn bàn tỉnh lào cai (Trang 27)