0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ HÒA MẠC HUYỆN VĂN BÀN TỈNH LÀO CAI (Trang 37 -37 )

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Hòa Mạc nằm ở phía Tây Nam huyện Văn Bàn với diện tích tự nhiên là 2.608,62 ha có tọa độ địa lý như sau:

Từ 1040 8‟ 21” đến 1040 12‟ 40” độ kinh đông Từ 220 02‟ 20” đến 220

5‟ 54” độ vĩ bắc Và có các mặt tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp xã Dần Thàng.

- Phía Nam, phía Tây giáp xã Dương Qùy. - Phía Đông giáp xã Dương Qùy.

- Phía Đông giáp xã Làng Giàng.

Hòa Mạc là xã vùng đồi núi thấp cách trung tâm huyện lỵ 6 km về phía Tây, có quốc lộ 279 chạy qua. Hòa Mạc có ý nghĩa quan trọng trong ý nghĩa chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của huyện Văn Bàn nói riêng và tỉnh Lào Cai nói chung.

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Xã Hòa Mạc nằm phía Đông của hệ thống dãy Hoàng Liên Sơn, được chia cắt bởi các khe suối lớn nhỏ, chia thành các dạng địa hình chủ yếu: Núi cao chiếm 60% diện tích toàn xã, đồi núi thấp chiếm 25% diện tích toàn xã, đất tương đối bằng chiếm chiếm 15% diện tích toàn xã, diện tích trải daiftheo khe suối tạo thành những thung lung, cánh đồng.

Đồi núi xã Hòa Mạc trải dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, có độ cao trung bình từ 1.300 - 1.500 m. Có độ dốc trung bình từ 20 - 250. Khu vực Tây Bắc có độ cao lớn, bị chia cắt mạnh phù hợp cho phát triển lâm nghiệp,

khu vực Đông Nam thuận lợi cho phát triển nông nghiệp vì địa hình tương đối bằng phẳng.

4.1.1.3. Thời tiết, khí hậu

Xã Hòa Mạc mang đặc thù khí hậu vùng núi phía Bắc rõ rệt, một năm khí hậu phân chia làm 4 mùa rõ rệt, mùa hạ, mùa đông thường kéo dài, mùa xuân, mùa thu thường ngắn.

Nhiệt độ trung bình cả năm 22,90C, mùa mưa nhiệt độ trung bình từ 20 - 250C, cao nhất là tháng 7 ( 28 - 320C ). Mùa khô nhiệt độ trung bình từ 10 - 120C, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối 30

C.

Nắng : Số ngày nắng, giờ nắng phân bố không đông đều giữa các tháng trong năm. Mùa hè giờ nắng nhiều 5 ( Trung bình từ 180 - 200 giờ ). Tháng 2 số giờ nắng ít nhất ( Trung bình từ 30 - 40 giờ ).

Độ ẩm : Độ ẩm không khí trung bình năm là 86% và có sự chênh lệch khá lớn giữa các mùa trong năm. Độ ẩm không khí thấp nhất vào tháng 12 khoảng 65 - 75% và cao nhất vào tháng 7 khoảng 80 - 86%.

Lượng mưa: Tổng lượng mưa hàng năm trung bình khoảng 1.500mm, phân bố không đồng đều giữa các tháng trong năm. Lượng mưa trong năm chủ yếu tập trung từ tháng 7 - 10 chiếm khoảng 70% lượng mưa cả năm vào các tháng mùa đông, lượng mưa ít trung bình từ 50 - 100mm/tháng. Mưa đá có thể xảy ra bất thường vào các thang 3, 4, 5 và xuất hiện không thường xuyên qua các năm.

Chế độ gió : Ngoài việc chịu ảnh hưởng chung của nền khí hậu nhiệt đới gió mùa thì một năm xã có 2 gió mùa chính: đó là hướng gió Đông Bắc và gió Tây Nam. Xã Hòa Mạc chịu ảnh hưởng lớn của gió Lào. Gió Lào thường xuyên xuất hiện vào các tháng 5, 8, 9 nóng và khô gây ảnh hưởng xấu tới sinh trưởng, phát triển của cây trồng cũng như đời sống con người. Going, lốc, bão, xuất hiện vào mùa hè sau mỗi cơn giông thường xuất hiện mưa to, kéo theo lũ nguồn, lũ quét. Hòa Mạc ít chịu ảnh hưởng của cơn bão nhưng thường xuất hiện lốc xoáy vào tháng 3 và tháng 4.

Sương : Sương mù thường xuất hiện trên các đỉnh núi cao của xã bình quân 1 năm có 60 - 70 ngày sương mù. Mùa Đông những ngày rét đậm thường có sương muối kéo dài từ 2 - 3 ngày.

Nhìn chung khí hậu thời tiết của xã Hòa Mạc tương đối thuận lợi cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp theo hướng đa dạng hóa cây trồng, tuy nhiên mùa mưa thường có lũ lụt cục bộ, mùa khô nắng hạn kéo dài ảnh hưởng ít nhiều tới sản xuất và đời sống của nhân dân.

4.1.1.4. Thủy văn

Hệ thống thủy văn của xã bao gồm các con suối lớn nhỏ dàn trải tương đối đều trên xã. Đặc điểm lòng suối dốc, nhiều đá lộ và ít có khả năng vận chuyển, tuy nhiên những con suối này có tiềm năng lớn trong việc xây dựng thủy lợi, thủy điện, các suối lớn gồm: Suối Chăn, Ngòi Mạc, Suối Nậm Moòng… đa số được bắt nguồn từ dãy Hoàng Liên Sơn chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và được phân bố tương đối đều. Lượng nước các suối, ngòi biến đổi theo mùa, đôi khi khô hạn cục bộ vào mùa khô, mùa mưa có khả năng xảy ra lũ ống, lũ quét. Tuy nhiên đây là nguồn nước chủ yếu phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên

 Tài nguyên đất

Đánh giá chung về thổ nhưỡng xã Hòa Mạc chúng ta thấy trên địa bàn xã có một số các loại đất cơ bản sau:

- Đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá biến chất, đây là loại đất có tỷ lệ cao, chiếm khoảng 65% diện tích đất toàn xã, xuất hiện ở vùng địa hình lượn song, đồi thấp, đỉnh tròn, chân thoải rộng. Loại đất này thích hợp cho việc phát triển cây lâu năm, cây lâm nghiệp.

- Đất Feralit vàng đỏ phát triển trên đá biến chất. Phân bố chủ yếu từ 900m trở lên độ dốc 30 - 350, chủ yếu ở đây tồn tại rừng tự nhiên hỗn giao trữ lượng trung bình.

- Đất Feralit ít biến đổi do trồng lúa nước được hình thành tại chỗ bởi sự canh tác lâu đời của con người. Loại đất này phân bố tương đối tập trung đất màu mỡ, tầng dày từ 30 - 40 cm, đủ điều kiện đẻ thâm canh cây lúa nước và phát triển mạnh một số giống cây hàng năm khác trên các chân ruộng một vụ.

- Đất thung lung trồng lúa. Loại đất này phân bố ở các thung lung nhỏ, chạy dài, không bị úng nước, là loại đất trung tính ít chua, được sử dụng để canh tác lúa một vụ, nhiều nơi làm thủy lợi tốt có thể canh được lúa 2 vụ. Và có khả năng thâm canh cao cây lúa cũng như cây rau màu khác.

- Đất dốc tụ trồng lúa. Xuất hiện ở các thung lũng sâu ngập nước thường xuyên do sự thay đổi đột ngột của địa hình.

- Đất màu nâu đỏ: Chiếm tỷ lệ thấp 5% diện tích lãnh thổ, phân bố trên các đỉnh núi cao trên 1.000m, tập trung ở khu Tây Nam xã là chủ yếu, ở đây thực vật nhiệt đới xen lẫn ôn đới.

Tình hình sử dụng đất của xã Hòa Mạc được thể hiện qua bảng 4.1 dưới đây:

Bảng 4.1. Diện tích đất đai của xã Hòa Mạc qua các năm 2012 - 2014

(ĐVT: Ha)

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Diện tích (ha) Diện tích

(ha) Diện tích (ha) Tổng diện tích tự nhiên 2609 2609 2609 1. Đất nông nghiệp 1151,40 1151,40 1151,40 1.1. Đất SXNN 494,83 494,83 494,83 - Đất trồng cây hàng năm 447,81 447,81 447,81

- Đất trồng cây lâu năm 47,02 47,02 47,02

1.2. Đất lâm nghiệp 630,50 630,50 630,50

1.3. Đất nuôi trồng TS 25,17 25,17 25,17

2. Đất phi nông nghiệp 207,41 207,41 207,41

2.1. Đất ở 24,80 24,80 24,80

2.2. Đất chuyên dùng 55,19 55,19 55,19

2.3. Đất chuyên dùng khác 00 00 00

3. Đất chưa sử dụng 1251,09 1251,09 1251,09

3.1. Đất bằng chưa sử dụng 00 00 00

3.2. Đất đồi núi chưa sử dụng 162,38 162,38 162,38 Nguồn: UBND xã Hòa Mạc

Tình hình sử dụng đất trên địa bàn là tương đối ổn định qua các năm, điều này thể hiện qua bảng 4.1. Qua bảng 4.1. ta thấy sự biến động về diện tích đất theo mục đích sử dụng hầu như là không có, tương đối ổn định.

 Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Chủ yếu khai thác từ các khe, suối như : Suối Chăn, Suối Moòng, Ngòi Chút,… để phục vụ cho sản xuất. Nguồn nước từ các khe suối có khả năng khai thác dể phát triển xây dựng thủy điện và phục vụ sinh hoạt.

- Nguồn nước ngầm : Mực nước ngầm ở thung lũng tương đối cao, hiện đang được khai thác để sử dụng cho sinh hoạt qua các hình thức giếng khơi và máng lần.

 Tài nguyên rừng

Theo kết quả điều tra năm 2014, diện tích đất lâm nghiệp có rừng của xã là: 630,5 ha. Trong đó có đất rừng tự nhiên : 551,0 ha; đất có trồng rừng: 79,5 ha.

Với điều kiện đất đai và khí hậu thuận lợi nên thực vật và động vật rựng ở đây khá đa dạng và phong phú về chủng loại, trữ lượng và chất lượng rừng ở xã Hòa Mạc có vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường và điều hòa không khí, nguồn nước.Tuy nhiên, do quá trình khai thác rừng chưa hợp lý nên tài nguyên rừng bị giảm sút đáng kể. Nạn săn bắt và điều kiện sinh sống không đảm bảo làm cho động vật, thực vật rừng suy giảm, vì vậy thời gian tới cần có biện pháp khai thác và bảo vệ rừng hợp lý, có hiệu quả hơn.

- Về tình hình quản lý và bảo vệ phát triển vốn rừng. Trong những năm qua huyện triển khai cho hạt kiểm lâm cùng với chính quyền địa phương tiến hành giao đất, giao rừng cho các hộ, nhóm hộ, các tổ chức kinh tế bảo vệ trồng rừng trên đất đồi núi trọc nhằm bảo vệ tái tạo vốn rừng

Về điều kiện địa hình, thổ nhưỡng xã Hòa Mạc chúng ta thấy cơ cấu cây trồng thích nghi với từng vùng lãnh thổ thể hiện rõ nét.

- Vùng trung tâm và Đông Nam: Địa hình, đất đai thích nghi cho sự phát triển các cây trồng nông nghiệp.

- Vùng Bắc, Tây Bắc, Vùng Nam, Tây Nam xã thích nghi cho sự phát triển cây lâm nghiệp là cơ bản, ngoài ra có thể phát triển các giống, loài cây lâu năm, cây ăn quả hoặc bố trí khu chăn nuôi gia súc.

 Tài nguyên nhân văn

Những nét đẹp như tổ chức lễ hội truyền thống, phong tục, tập quán của đồng bào các dân tộc trong xã được phát huy. Các lễ hội văn hóa như là : lễ hội xuống đồng,… vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Các ngành truyền thống như lúa nước, dệt vải, may thêu thổ cẩm,… vẫn còn được giữ gìn và phát triển.

Với tinh thần đoàn kết, đức tính cần cù, ham học hỏi và sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, nhân dân các dân tộc xã Hòa Mạc đang và sẽ vững bước vượt qua mọi khó khăn thử thách cùng huyện Văn Bàn đi lên trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa xây dựng xã hội ngày càng phồn vinh hạnh phúc.

Bảng 4.2. Dân số theo dân tộc trên địa bàn xã Hòa Mạc năm 2014

STT Dân Tộc Số lƣợng

Hộ Tỷ lệ( % ) Khẩu Tỷ lệ(%)

1 Kinh 43 6 182 5

2 Tày 616 94 3097 95

Tổng 659 100 3279 100

Nguồn: UBND xã Hòa Mạc

Trên địa bàn xã có 2 dân tộc cùng sinh sống trong đó dân tộc Tày chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 95%, còn lại là dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ 5%. Mỗi dân tộc đều có phong tục, tập quán riêng đã tạo ra các hoạt động văn hóa phong phú, đa dạng bản sắc văn hóa dân tộc. Hiện nay giá trị văn hóa vẫn được lưu giữ và phát triển.

 Tài nguyên khoáng sản

Theo kết quả điều tra thu thập từ các nguồn tài liệu ở các cơ quan chức năng cho thấy xã Hòa Mạc có các loại khoáng sản chính sau :

- Vàng Sa Khoáng có ở dọc Suối Chăn.

- Nguồn cát, đá làm nguyên liệu vật liệu xây dựng rất phong phú.

Hiện nay việc đầu tư khai thác tài nguyên khoáng sản cho công nghiệp và xây dựng còn hạn chế, quy mô nhỏ, hiệu quả thấp. Thời gian tới để phát triển kinh tế, địa phương cần tập trung đầu tư khai thác nguồn cát, đá làm vật liệu xây dựng.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ HÒA MẠC HUYỆN VĂN BÀN TỈNH LÀO CAI (Trang 37 -37 )

×