Lý luận về công tác quản lý GDTC

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý chất lượng dạy học môn giáo dục thể chất cho sinh viên hệ không chuyên trường đại học quảng nam (Trang 38 - 43)

Nhiệm vụ GDTC trong nhà trường bao gồm: [19]

Phát triển toàn diện về hình thể và chức năng cơ thể nhằm hoàn thiện khả năng vận động, củng cố và nâng cao sức khỏe, kéo dài tuổi thọ

Giáo dục tinh thần tập thể, đoàn kết, đạo đức, ý chí, tính kỷ luật và khả năng thẩm mỹ của con người, giáo dục những kỹ năng cần thiết trong đời sống, ngoài ra còn có chức năng như: vui chơi giải trí, thư giãn tinh thần…

Sinh viên được rèn luyện TDTT thường xuyên, bảo đảm đúng phương pháp khoa học có ảnh hưởng tốt đến các chức năng như: khả năng trao đổi chất được tăng cường, nâng cao sức đề kháng, phòng chống được một số bệnh tật thông thường, phát triển các tố chất và vui tươi, yêu đời, hăng say trong công việc, học tập, lao động lâu mệt mỏi.

Đối với hệ thần kinh, tập luyện TDTT nâng cao được khả năng thăng bằng, tính linh hoạt, tăng khả năng phân tích, tổng hợp, thích ứng với sự thay đổi đột ngột của hoàn cảnh, khí hậu, thời tiết.

Thể dục thể thao nói chung là môn phát triển sức khỏe. Thể dục nói riêng là một trong những phương tiện cơ bản của GDTC được đưa vào các trường đại học, cao đẳng giảng dạy nhằm phục vụ mục đích duy nhất là phát triển sức khỏe cho sinh viên, làm nền móng vững chắc để phát huy tính sáng tạo trong các môn học khác. Đồng thời thể dục là hệ thống các bài tập mang tính khoa học được chọn lọc, là những phương pháp rèn luyện nhằm hoàn thiện khả năng vận động cũng như phát triển cơ thể toàn diện, củng cố và nâng cao thể chất cho con người nói chung và cho sinh viên nói riêng.

Giờ học GDTC là thời gian để các sinh viên gạt bỏ được những căng thẳng sau những giờ học trên lớp, mang lại những giây phút thoải mái, vui tươi. Tập luyện thể thao thường xuyên sẽ đem lại sức khỏe, phục vụ cho cuộc sống, học tập, lao động, nghiên cứu, phòng chống một số bệnh thông thường, chữa trị một số dị tật phát sinh trong quá trình sinh hoạt, phát triển cơ thể hài hòa cân đối, tạo vẻ đẹp thể hình, cường tráng “Một tinh thần minh mẫn trong một cơ thể cường tráng”.

Pháp lệnh TDTT 28/2000/PL – UBTVQH10 quy định các hoạt động TDTT trong đó có hoạt động GDTC.

TDTT trường học bao gồm GDTC và hoạt động TDTT ngoại khóa cho người học. GDTC trong trường học là chế độ giáo dục bắt buộc nhằm tăng cường sức khỏe, phát triển thể chất, góp phần hình thành nhân cách, đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện cho người học. Nhà nước khuyến khích hoạt động ngoại khóa trong nhà trường.

Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ủy ban TDTT trong việc thực hiện các nhiệm vụ: xây dựng, chỉ đạo tổ chức thực hiện chương trình giáo

dục thể chất, quy định tiêu chuẩn rèn luyện thân thể và đánh giá kết quả rèn luyện thân thể của người học, đào tạo, bồi dưỡng và bảo đảm đủ giáo viên, GV TDTT; Quy định hệ thống thi đấu TDTT trường học.

Nhà trường có trách nhiệm: thực hiện chương trình GDTC cho người học, tổ chức hoạt động TDTT ngoại khóa, xây dựng CSVC cần thiết đáp ứng việc giảng dạy và hoạt động TDTT trong nhà trường.

Giáo viên, GV GDTC trong trường học có nhiệm vụ giảng dạy đầy đủ, có chất lượng theo chương trình GDTC; tổ chức các hoạt động TDTT ngoại khóa; phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu thể thao. Giáo viên, GV GDTC được hưởng phụ cấp nghề nghiệp về TDTT theo quy định của Chính phủ.

Người học có nhiệm vụ học tập theo chương trình GDTC, được khuyến khích và tạo điều kiện tham gia hoạt động TDTT; được bồi dưỡng phát triển năng khiếu thể thao.

Nghị định 112/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật TDTT, trong đó qui định rõ chính sách của nhà nước về phát triển TDTT, cộng tác viên TDTT, trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp đối với việc đảm bảo các điều kiện tham gia hoạt động TDTT cho cán bộ công chức và người lao động. Quyết định số 39/2005/QĐ-BNV, ngày 13 tháng 04 năm 2005 của Bộ nội vụ phê duyệt Điều lệ Hội Thể thao Đại học và Chuyên nghiệp Việt Nam. Mục đích tập hợp, vận động, đoàn kết, tuyên truyền giáo dục hội viên và quần chúng về quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và đường lối, chính sách Nhà nước về công tác và hoạt động TDTT. Động viên, tổ chức và hướng dẫn hội viên và mọi đối tượng trong ngành giáo dục và đào tạo tham gia tập luyện và thi đấu thể thao trong các tổ chức cơ sở Hội để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Có kế hoạch và định kỳ tổ chức các hoạt động TDTT các giải vô địch từng môn thể thao, đại hội TDTT sinh viên, học sinh

chuyên nghiệp ở cơ sở, khu vực trường và đại hội TDTT sinh viên, học sinh chuyên nghiệp toàn quốc. Tham gia tích cực vào công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên TDTT của ngành. Phối hợp trong công tác đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ quản lý huấn luyện viên, trọng tài và hướng dẫn viên thể thao nghiệp dư của Hội. Phối hợp với các ngành có liên quan xây dựng kế hoạch và tổ chức huấn luyện các đội tuyển về các môn thể thao của Hội, đào tạo và bồi dưỡng các vận động viên có thành tích thể thao cao để đáp ứng nhiệm vụ thi đấu trong và ngoài nước. Tham gia công tác xây dựng CSVC kỹ thuật về TDTT của ngành nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ GDTC và thể thao cho sinh viên, học sinh các trường. Nghiên cứu và phối hợp với các cơ quan chức năng có kiến nghị với nhà nước về chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển tài năng TDTT trong học sinh và sinh viên. Hội đại diện, bảo vệ và phục vụ quyền lợi chính đáng của hội viên trong quá trình tham gia tập và thi đấu TDTT. Tổ chức mối quan hệ đối ngoại của Hội với các tổ chức thể thao đại học của các nước trên thế giới theo quy định của pháp luật nhằm tăng cường tình hữu nghị, sự hiểu biết lẫn nhau, trao đổi kinh nghiệm và hợp tác giúp đỡ lẫn nhau trong lĩnh vực thể thao đại học và chuyên nghiệp.

Kết luận chương 1

Quản lý chất lượng dạy học nói chung và quản lý chất lượng dạy học môn GDTC nói riêng tại các trường CĐ - ĐH hiện nay rất phức tạp, nhiều vấn đề về hình thức, cách thức, nội dung phương pháp quản lý cần phải trao đổi làm rõ thêm.

Trong Chương 1 của luận văn, đã trình bày một số khái niệm, các thuật ngữ, công cụ quản lý có liên quan đến những vấn đề nghiên cứu của đề tài về quản lý hoạt động dạy học GDTC. Trong quá trình trình bày, tác giả đã cố gắng làm rõ cơ sở lý luận khoa học về vấn đề nghiên cứu, cũng như căn cứ

vào các tài liệu, tư liệu để làm rõ các vấn đề về lý luận hoạt động dạy học trong đó có quản lý dạy học môn GDTC ở các trường cao đẳng, đại học trong bối cảnh hội nhập quốc tế của đất nước hiện nay.

Để quá trình quản lý dạy học môn GDTC cho SV không chuyên có chất lượng, người quản lý cần tìm ra những biện pháp quản lý hiệu quả và phù hợp với hoàn cảnh, đặc thù riêng của từng trường trên cơ sở vận dụng lý luận khoa học quản lý và quản lý giáo dục để tổ chức chỉ đạo, điều hành có hiệu quả cao, phát huy được sức mạnh của các lực lượng tham gia vào quản lý dạy học môn GDTC nhằm góp phần tích cực thực hiện tốt mục tiêu giáo dục-đào tạo của nhà trường nói riêng và ngành giáo dục nói chung.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý chất lượng dạy học môn giáo dục thể chất cho sinh viên hệ không chuyên trường đại học quảng nam (Trang 38 - 43)