Một số khái niệm thường dùng trong công tác GDTC

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý chất lượng dạy học môn giáo dục thể chất cho sinh viên hệ không chuyên trường đại học quảng nam (Trang 31 - 32)

1.2.4.1. Thể dục thể thao

“Thể dục thể dục là một bộ phận của nền văn hóa chung, là sự tổng hợp những thành tựu xã hội trong sự nghiệp sáng tạo và sử dụng hợp lý những phương tiện, phương pháp, biện pháp chuyên môn để nâng cao sức khỏe, bồi dưỡng thể lực cho nhân dân, góp phần giáo dục và phát triển con người toàn diện”.[38]

1.2.4.2. Giáo dục TDTT

“Giáo dục TDTT là một quá trình giáo dục nhằm hoàn thiện về mặt thể chất của cơ thể con người, nhằm hình thành và củng cố những kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản quan trọng trong đời sống, cùng những hiểu biết có liên quan đến kỹ năng, kỹ xảo đó.”[38]

Đặc điểm riêng biệt của giáo dục TDTT ở chỗ nó là một phương tiện phục vụ xã hội, chủ yếu nhằm nâng cao thể chất, đồng thời nó tác động mạnh mẽ đến sự phát triển tinh thần cho con người. Trong thực tế đời sống xã hội, không có giáo dục TDTT chung chung, tồn tại ngoài những điều kiện lịch sử cụ thể. Trong mỗi chế độ kinh tế xã hội nhất định đều có từng loại giáo dục TDTT tương ứng.

1.2.4.3. Giáo dục thể chất

“Giáo dục thể chất là quá trình giáo dục mà đặc trưng của nó thể hiện ở việc giảng dạy các động tác, rèn luyện các tố chất thể lực, điều khiển quá trình phát triển thể chất của con người.”[38]

1.2.4.4. Hệ thống giáo dục TDTT

Hệ thống giáo dục TDTT là một thể thống nhất những cơ sở tư tưởng, phương pháp khoa học trong giáo dục TDTT, đồng thời đó cũng là sự thống nhất giữa những tổ chức và cơ quan có trách nhiệm thực hiện, kiểm tra đôn đốc việc giáo dục TDTT đối với mọi công dân.

1.2.4.5. Phong trào TDTT

Phong trào là hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội lôi cuốn được đông đảo quần chúng tham gia. Phong trào cách mạng, phong trào thể dục.[19]

Phong trào TDTT là cuộc vận động và tổ chức để ngày càng có nhiều người tham gia tập luyện hoặc đóng góp vào sự phát triển của hoạt động TDTT trong trường học nhằm tăng cường sức khỏe, thỏa mãn nhu cầu của cá nhân và trong giao tiếp.[12]

1.2.4.6. Quản lý TDTT

Quản lý TDTT là việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, giám sát và điều tiết đối với công tác TDTT để thu được hiệu quả xã hội tốt hơn (Trong mục TDTT của Bách khoa toàn thư Trung Quốc xuất bản năm 1983).

1.2.4.7. Quản lý phong trào TDTT

Quản lý phong trào TDTT là sự tác động tổng hợp về vật chất và tinh thần mang tính chất xã hội của hệ thống các cơ quan, các tổ chức quần chúng được tiến hành có kế hoạch và phù hợp với quy luật khách quan, tạo nên những tập thể người tập thể dục TDTT theo hướng phát triển toàn dân để xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc.[12]

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý chất lượng dạy học môn giáo dục thể chất cho sinh viên hệ không chuyên trường đại học quảng nam (Trang 31 - 32)