Lý luận về GDTC.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý chất lượng dạy học môn giáo dục thể chất cho sinh viên hệ không chuyên trường đại học quảng nam (Trang 32 - 38)

Đất nước ta đang ở giai đoạn “Tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh, vững bước đi lên CNXH”, thì giáo dục và đào tạo phải thực sự trở thành quốc sách hàng đầu, trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Giáo dục TDTT nói chung và GDTC nhà trường nói riêng, phải là một bộ phận quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước, nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người được phát triển toàn diện.[26]

Trong công cuộc xây dựng, đổi mới và phát triển đất nước hôm nay, trên mọi lĩnh vực, mọi phương diện đời sống văn hóa xã hội, GDTC phải góp phần hình thành và phát triển các tố chất thể lực, kỹ năng, kỹ xảo vận động và hệ thống tri thức chuyên môn của người lao động.

Giáo dục thể chất là một phạm trù biện chứng của triết học Đông Tây. Đây là một quá trình góp phần giải quyết những nhiệm vụ giáo dục, giáo dưỡng trong những điều kiện của đời sống xã hội. GDTC là một quá trình rèn luyện kỹ năng, hình thành các kỹ xảo vận động và phát triển các tố chất vận động của con người, nó được sắp xếp theo trình tự khoa học, có lôgic, từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó, từ cái chưa biết đến biết, càng đi sâu càng thấy được tầm quan trọng và vị trí của nó. Trong cuộc sống hàng ngày, trong lao động, các cử chỉ, thao tác, để làm việc đó cũng chính là những động tác kỹ năng, kỹ xảo trong hoạt động TDTT. [19]

Giáo dục thể chất trong các trường đại học là một bộ phận hữu cơ của mục tiêu giáo dục đào tạo, đồng thời là một nội dung của giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, nhằm tạo nguồn tri thức mới có năng lực thể chất, có sức khỏe thích ứng với điều kiện phức tạp và cường độ lao động cao. Đó là lớp người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức. Mục tiêu chiến lược này thể hiện rõ những yêu cầu mới về sức khỏe và của lớp người lao động mới trong nền kinh tế tri thức, nhằm phục vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước hiện nay.

Chiến lược Giáo dục và Đào tạo là một bộ phận rất quan trọng trong chiến lược con người, con người có tri thức là nguồn lực quan trọng nhất của nền sản xuất hiện đại, đặc biệt là trong nền kinh tế tri thức. Ngày nay sự bùng nổ của cách mạng khoa học công nghệ đang trở thành nguồn động lực chính của sự tăng tốc phát triển, là nhân tố quyết định sự thành bại của một quốc gia. Chính vì vậy cuộc cách mạng khoa học công nghệ có những yêu cầu mới

ngày càng cao đối với trình độ tay nghề của người lao động trong nền sản xuất hiện đại. Ngày nay, muốn có năng suất lao động cao thì không chỉ đòi hỏi ở người lao động sự chuẩn bị cả về yếu tố thể lực chuyên môn. Những yêu cầu trên chỉ có thể đạt được khi tiến hành một quá trình GDTC chung và chuyên biệt, đặc biệt trong các trường đại học là trung tâm có vị trí quan trọng trong việc đào tạo nguồn lực cho nền kinh tế tri thức.

Mục tiêu và các giải pháp chiến lược Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đến năm 2015, sẽ đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực có trình độ cao, nâng cao chất lượng người lao động, tạo cho họ có năng lực sáng tạo thích ứng với sự thay đổi của hoạt động nghề nghiệp và môi trường. Để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo thì phải có sự kết hợp đúng đắn giữa quá trình giáo dục nghề nghiệp với GDTC và hoạt động TDTT. Đặc biệt cần phải chú ý đến việc GDTC kết hợp với việc phát triển thể lực, chuyên môn phù hợp với đặc điểm nghề nghiệp. Điều đó được thực hiện trước hết là đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp chuyên môn liên quan đến trình độ lao động trong nền sản xuất hiện đại, đồng thời cũng là nhiệm vụ bồi dưỡng lao động nặng, tố chất thể lực và năng lực cần thiết để đảm đương công việc học tập và nghiên cứu lao động sản xuất trong điều kiện khoa học công nghệ ngày càng phát triển ở trình độ cao.

Giáo dục thể chất là một quá trình sư phạm nhằm đào tạo thế hệ trẻ thành những người phát triển và hoàn thiện về thể chất và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc, tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ của con người, thích nghi với những biến đổi của môi trường sống. [31]

Ở trường CĐ - ĐH môn GDTC giúp sinh viên phát huy hết khả năng của mình. Mỗi một nội dung môn GDTC đều có những tác động cụ thể đến việc rèn luyện cơ thể. Con người cần hoạt động thể chất mới có đủ sức khỏe và sẽ hoàn thành nhiệm vụ. Con người tồn tại và phát triển nhờ vào quá trình hoạt động và thích nghi với môi trường, hoàn cảnh sống.

Đối với sinh viên các trường đại học, cao đẳng phát triển kỹ năng vận động, linh hoạt trong các hoạt động vận động khác nhau, nâng cao tính độc lập trong việc giải quyết các nhiệm vụ vận động. Cho nên, qua những điều kiện hoạt động thực tế, chúng ta có thể phát hiện, hướng nghiệp TDTT cho những sinh viên có năng khiếu, từ đó đào tạo nhân tài cho đất nước. Giáo dục toàn diện có vị trí rất quan trọng trong quá trình giáo dục, GDTC góp phần tích cực vào việc hình thành thói quen đạo đức, phát triển trí tuệ, thẩm mỹ cho thanh niên trong cuộc sống và trong lao động. Thông qua môn GDTC sẽ tạo cho sinh viên có được tinh thần trách nhiệm, kỷ luật cao trong các giờ hoạt động tập thể cũng như trong học tập, rèn luyện. Từ đó tạo cho sinh viên có ý thức trong công việc, hình thành tính tự giác, tích cực và sáng tạo để đạt được mục đích trong quá trình học tập, qua đó sinh viên sẽ biết được, hiểu được tầm quan trọng của các môn học, sinh viên có hướng vừa học vừa rèn luyện thể chất, nâng cao sức khỏe nhằm thúc đẩy việc học tập đạt kết quả tốt hơn.

Trong hoạt động GDTC, các hoạt động tập thể sẽ lôi cuốn mọi người tham gia, tập thể là khâu trung gian của mối quan hệ giữa cá nhân và cá nhân, cá nhân với xã hội, qua hoạt động tập thể con người sẽ thể hiện tài năng để tự khẳng định mình, hứng thú tham gia, thể hiện tính sáng tạo và linh hoạt trong các thao tác, hành vi, cử chỉ.

Tóm lại, GDTC là quá trình giáo dục và đặc trưng của nó thể hiện ở việc giảng dạy các động tác, rèn luyện các tố chất thể lực, điều khiển quá trình phát triển thể chất của con người.

Phát triển thể chất con người là quá trình làm thay đổi và phát triển về hình thái, chức năng sinh vật học của cơ thể con người. Ở mỗi con người phát triển thể chất phụ thuộc vào các đặc điểm sinh học, điều kiện sống và giáo dục. Quá trình GDTC sẽ từng bước hình thành và phát triển các kỹ năng, kỹ

xảo vận động và có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc hoàn thiện năng lực vận động của con người.

Giáo dục thể chất mang ý nghĩa rất to lớn, trong quá trình lao động sáng tạo của con người, các hình thức rèn luyện thân thể cũng được nảy sinh, hình thành và phát triển đa dạng, phong phú nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cường sức khỏe, nâng cao năng lực vận động, góp phần phát triển sản xuất, cải thiện đời sống và phát triển xã hội.

Thực hiện chương trình GDTC hiện nay trong các trường đại học, cao đẳng là vấn đề quan trọng, nó góp phần nâng cao sức khỏe cho sinh viên, rèn luyện đạo đức, phẩm chất ý chí, tác phong và tạo điều kiện học tập tốt, giúp sinh viên nâng cao thể chất và phát triển toàn diện.

Để thực hiện nhiệm vụ trên các nhà giáo dục, kể cả người làm công tác giáo dục TDTT (trong đó có GDTC) phải nhận thức đầy đủ chỉ đạo trên để đưa nó thực thi trong cuộc sống. Trong quá trình hình thành kinh nghiệm vận động và phát triển các năng lực thể chất cho người tập, người làm công tác TDTT đồng thời phải giáo dục để họ có lý tưởng, mở ra cho họ về tương lai cuộc sống, tham gia tích cực trong lao động sản xuất, giúp họ lựa chọn con đường sống tốt đẹp hơn và thực hiện nghĩa vụ của người công dân đối với Tổ quốc.

Muốn giáo dục cho sinh viên tinh thần cần cù lao động, ý chí, tính sáng tạo, thì bản thân người thầy giáo phải thể hiện trong việc làm của mình là cần phải yêu lao động như thế nào, cần khắc phục khó khăn, gian khổ ra sao để đạt được mục đích đề ra.

Muốn giáo dục cho sinh viên có tính trung thực, kỷ luật và khiêm tốn thì nhà sư phạm phải thật gương mẫu, thật sự là tấm gương sáng cho sinh viên noi theo.

Muốn phát triển thị hiếu thẩm mỹ trong sinh viên thì bản thân nhà sư phạm phải có hiểu biết về kỹ thuật, phải biết cách giáo dục tình cảm, thị hiếu,

quan điểm, tư tưởng thẩm mỹ trong phạm vi TDTT, biết giáo dục khát vọng hướng tới cái đẹp, tới sự giản dị và sức lôi cuốn của động tác, thì bản thân phải là người khỏe mạnh, biết cách tập luyện để giữ gìn cơ thể mình được cân đối và hài hòa.

Nghệ thuật sư phạm cũng như bản thân của quá trình TDTT là rất đa dạng và phong phú. Nó đòi hỏi người làm công tác giáo dục TDTT phải biết giảng dạy và hoàn thiện năng lực thể chất của người tập, phải biết phát triển lòng ham thích, hiểu biết và khả năng độc lập tư duy trong hoạt động vận động, biết nhìn nhận một cách tinh tế những đặc điểm cá nhân, những động cơ hành vi của người tập và khéo léo hướng dẫn ý thích, đòi hỏi, nhu cầu và nguyện vọng của họ.

C.Mác nói: “Nhà giáo dục phải là người được giáo dục”. Thật vậy, để thực hiện mục đích, nhiệm vụ và nguyên tắc TDTT nêu trên, đòi hỏi người làm công tác giáo dục phải được giáo dục và đào tạo với trình độ chuyên môn cao để có khả năng tạo cho sinh viên những điều kiện tương ứng với nó nhằm phát triển và củng cố đầy đủ tất cả những năng lực trí tuệ và phát triển thể lực cần thiết cho người tập. Đó chính là lý tưởng của người làm công tác giáo dục nói chung và thể dục nói riêng.

Người làm công tác giáo dục TDTT cần phải yêu mến công việc của mình, phải là người được rèn luyện thể chất, có sức khỏe cường tráng và có trình độ chuyên môn nghiệp vụ điêu luyện về TDTT. Trình độ chuyên môn cao, tri thức trong lĩnh vực TDTT càng rộng, thì nhà giáo dục càng có nhiều khả năng giải quyết tốt các nhiệm vụ giáo dục.

Hoạt động GDTC trong nhà trường là hoạt động tự nguyện của người học được tổ chức theo nhiều hình thức nhằm phù hợp với sự ham thích, giới tính, lứa tuổi và sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người học thực hiện quyền vui chơi, giải trí, phát triển thể chất và năng khiếu thể thao.

Do đặc thù của đối tượng tham gia thể thao là nhằm cố gắng hoàn thiện thể chất cho bản thân, nên phong thái bề ngoài của giáo viên trong quá trình giáo dục cũng có ý nghĩa rất đặc biệt, cần phải có cơ thể phát triển cân đối, có phong cách và phẩm chất của người làm công tác GDTC.

Phẩm chất của nhà giáo dục có ảnh hưởng sâu sắc đối với việc hình thành nhân cách và đạo đức của sinh viên như: tính cần cù lao động, tính tình cởi mở, thẳng thắn, thật thà, trung thực và kỷ luật... Những lầm lỗi nhỏ thuộc về thói quen của người thầy cũng có thể để lại những ấn tượng không hay trong sinh viên, vì các em thường để ý đến hành vi, tư cách của giáo viên hơn là chú ý đến lời nói của giáo viên.

Vì vậy, để giải quyết tốt nhiệm vụ giáo dục, người giáo viên thể dục thể thao trước hết phải tự rèn luyện mình về đạo đức, phong cách, về năng lực chuyên môn và nghiệp vụ để thật sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý chất lượng dạy học môn giáo dục thể chất cho sinh viên hệ không chuyên trường đại học quảng nam (Trang 32 - 38)