3. XÂY DỰNG MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM CHO KHUÔN KHỔ CHÍNH SÁCH
3.4.2.2. Phân tích mối ràng buộc giữa các biến
1 0 0 0 0 0 0 uOIL a1 1 0 0 0 0 0 uFF a2 0 1 a3 0 0 a4 uYGP a5 0 0 1 a6 0 a7 uV_INF 0 0 a8 a9 1 a10 0 uM a11 0 0 0 a12 1 a13 uIR a14 a15 a16 a17 a18 a19 1 uNEER
b1 0 0 0 0 0 0 ε OIL 0 b2 0 0 0 0 0 ε FF 0 0 b3 0 0 0 0 ε YGP 0 0 0 b4 0 0 0 ε V_INF 0 0 0 0 b5 0 0 ε M 0 0 0 0 0 b6 0 ε IR 0 0 0 0 0 0 b7 ε NEER
Giá dầu và lãi suất cơ bản Hoa Kì (biến OIL và FF)
Dƣới giả định nền kinh tế nhỏ và mở 2 biến giá dầu (OIL) và (FF) đƣợc xem là độc lập với sự phát triển kinh tế trong nƣớc. Vì vậy nó sẽ không chịu ảnh hƣởng đồng thời của các biến nội địa mà chỉ phản ứng với cú sốc của chính nó. Tuy nhiên, giá dầu đƣợc giả định là một nhân tố ảnh hƣởng đến lạm phát thế giới, trong đó có lạm phát ở Hoa Kì nên hệ thống dự trữ liên bang (FED) sẽ có xu hƣớng điều hành chính sách tiền tệ theo sát với các cú sốc giá dầu thế giới bằng việc thực hiện những động thái thắt chặt nhằm kiểm soát lạm phát ngay khi nó vừa mới nhen nhóm.Vì vậy, hệ số tự do b1 trong ma trận hệ số đƣợc kì vọng là sẽ mang giá trị dƣơng đồng thời a1<0 (thể hiện phản ứng cùng chiều của lãi suất cơ bản Mĩ trƣớc cú sốc giá dầu thế giới.)
uOIL = b1ε OIL
uFF = -a1uOIL + b2 εFF
Biến lỗ hổng sản lƣợng (YGP)
Dotính chất trung lập của tiền tệ nên khi xét trong dài hạn, các cú sốc cung tiền đƣợc kì vọng là sẽ không ảnh hƣởng đến sản lƣợng nền kinh tế. Trong hi đó, các ì vọng về nhân tố tỷ giá thì cho rằng các cú sốc về tỷ giá hối đoái có hiệu lực danh nghĩa (NEER) sẽ lần lƣợt tác động đến thƣơng mại quốc tế, xuất khẩu ròng, hành vi ngƣời tiêu dùng, hoạt động sản xuất trong nƣớc và cuối cùng là làm thay đổi sản lƣợng, từ đó ảnh hƣởng đến những biến động trong lỗ hổng sản lƣợng (YGP).
Ở đây, nhân tố lạm phát nội địa sẽ đƣợc đo lƣờng bằng các biến động lạm phát có điều kiện (V_INF), trong đó có tính đến ảnh hƣởng của những kì vọng lạm phát thời kì trƣớc đến biến động lạm phát ở thời kì sau đó.Tác động từ phía lạm phát của phần còn lại của thế giới đến hoạt động kinh tế trong nƣớc giả định là sẽ đƣợc truyền dẫn thông qua những biến động trong giá dầu thế giới (OIL). Một cách gần đúng có thể xem xét
sự ràng buộc giữa biến lỗ hổng sản lƣợng (YGP) và biến động lạm phát trong nƣớc (V_INF) cũng nhƣ ảnh hƣởng của lạm phát thế giới (qua biến OIL) thông qua những kết quả thực nghiệm về mối quan hệ giữa tăng trƣởng sản lƣợng và lạm phát.Theo các nghiên cứu về lạm phát và tăng trƣởng sản lƣợng thì đây là mối quan hệ phi tuyến. Trong đó, lạm phát chỉ tác động tiêu cực lên tăng trƣởng hi đạt ngƣỡng nhất định. Ở mức dƣới ngƣỡng, lạm phát không nhất thiết tác động tiêu cực lên tăng trƣởng, thậm chí có thể là chất xúc tác cho nền kinh tế và tác động dƣơng nhƣ lý thuyết Keynes đã đề cập. Nghiên cứu của Khan và Senhadji (2001) cho thấy ở các nƣớc đang phát triển, ngƣỡng lạm phát từ 11-12%/năm. Với những nƣớc đang phát triển nghiên cứu của Li (2006) đƣa ra ngƣỡng là 14%/ năm. Nghiên cứu của Christoffersen và Doyle (1998) tìm ra ngƣỡng là 13% cho các nền kinh tế chuyển đổi. Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trƣởng của nền kinh tế Việt Nam cũng phù hợp với lý thuyết và kết quả kiểm nghiệm trên thế giới. Ở mức lạm phát thấp, gia tăng lạm phát thƣờng gắn liền với tăng trƣởng cao hơn (giai đoạn 1992-2007). Tuy nhiên, khi lạm phát đạt đến một ngƣỡng cao nhất định, thì lạm phát bắt đầu tác động tiêu cực lên tăng trƣởng (giai đoạn trƣớc 1992). Và vì vậy, chƣa thể xác định đƣợc hƣớng tác động chính của lạm phát lên sản lƣợng nên ràng buộc giữa lỗ hổng sản lƣợng (YGP) và yếu tố lạm phát (cả trong và ngoài nƣớc) sẽ đƣợc áp đặt qua 2 hệ số tự do a2, a3 với kì vọng là a2, a3 ≠ 0. Nhìn chung, trong mô hình đƣợc thiết lập thì biến lỗ hổng sản lƣợng (YGP) ngoài chịu tác động của cú sốc của chính nó thì còn chịu tác động đồng thời của các biến giá dầu thế giới (OIL), biến động lạm phát nội địa (V_INF) và tỷ giá hối đoái danh nghĩa có hiệu lực(NEER). Mối quan hệ này đƣợc biểu diễn theo phƣơng trình sau:
uYGP = -a2uOIL -a3uV_INF–a4uNEER + b3εYGP Biến động lạm phát (V_INF)
Một cách tổng quát ta có thể xem xét biến động lạm phát thông qua các nhân tố có ảnh hƣởng đến lạm phát. Lạm phát, mà cụ thể là mức giá chung sẽ chịu ảnh hƣởng đồng
thời của các nhân tố đến từ 2 phía : cung và cầu. Do vậy, lạm phát đƣợc hình thành từ 2 nguồn chính: lạm phát do cầu kéo và lạm phát do chí phí đẩy. Trong khi lạm phát do chi phí đẩy đƣợc thể hiện qua các hệ số a5, a7, thì lạm phát do cầu kéo sẽ đƣợc đo lƣờng qua tham số a7 của ma trận A. Giá dầu thế giới (OIL) là nhân tố tác động ngay lập tức đến chi phí đầu vào của các ngành sản xuất cũng nhƣ các chi phí về vận chuyển, phân phối hàng hóa, dịch vụ trong nền kinh tế. Vì vậy nó là một bộ phận cấu thành chi phí trên mỗi đơn vị sản xuất của các công ty cũng nhƣ giá thành sản phầm. Do tính quan trọng của nhân tố giá dầu thế giới (OIL) nên một sự định giá thấp đồng nội tệ (biến tỷ giá NEER tăng) sẽ dẫn đến việc gia tăng giá dầu nhập khẩu từ đó làm tăng chi phí sản xuất và mức giá chung cuối cùng sẽ gây ảnh hƣởng đến những biến đông lạm phát trong nƣớc (V_INF). Vì vậy bài nghiên cứu kì vọng a5 = a7< 0 (thể hiện mối quan hệ cùng chiều giữa các biến V_INF và OIL, NEER).
Ngoài ra, một chính sách sách tiền tệ mở rộng nhằm kích cầu, tức làm tăng lực cầu, trong khi sức sản xuất của một nền kinh tế là có giới hạn, sự gia tăng hông tƣơng xứng giữa khối lƣợng hàng hóa dịch vụ và lƣợng cung tiền sẽ đẩy giá cả lên cao và lƣợng cung tiền quá mức này sẽ dẫn đến hiện tƣợng lạm phát, gia tăng áp lực lên biến động lạm phát trong nƣớc và vì vậy a6<0 (quan hệ cùng chiều giữa biến động lạm phát và gia tăng cung tiền). Cụ thể, mối quan hệ giữa biến động lạm phát (V_INF) và các biến còn lại trong mô hình đƣợc biểu diễn qua phƣơng trình sau:
uV_INF = -a5uOIL –a6uM2 –a7uNEER + b4εV_INF Biến cung tiền (M2)
Phƣơng trình ràng buộc của biến M2 thể hiện mức cầu cho các chức năng chính của tiền tệ. Những nhân tốquyết định các chức năng chính của cầu tiền bao gồm : quy mô của sản xuất của nền kinh tế (qua biến lỗ hổng sản lƣợng YGP), chi phí cơ hội của việc giữ tiền thay vì các hàng hóa và dịch vụ (ví dụ nhƣ ì vọng lạm phát đƣợc thể hiện
thông qua biến V_INF), tỷ suất sinh lợi thực của các hoạt động đầu tƣ sẽ đƣợc đại diện bởi biến lãi suất (IR). Tất cả những nhân tố này đƣợc biểu diễn qua hệ thống biến tự do a8, a9, a10. Ta có phƣơng trình tổng quát cho biến cung tiền nhƣ sau:
uM2 =–a8 uYGP –a9uV_INF –a10uIR + b5εM2
Yếu tố lãi suất (biến IR) và tỷ giá hối đoái (biến NEER)
Lãi suất ở đây đƣợc giả định là một chức năng phản ứng lại của chính sách tiền tệ. Nó có sự điều chỉnh sau khi NHTW quan sát thấy những giá trị hiện thời của cung tiền rộng (M2), tỷ giá hối đoái có hiệu lực danh nghĩa (NEER), giá dầu thế giới (OIL) và những giá trị trễ của các biến này. Biến tỷ giá đƣợc thêm vào phƣơng trình các tác động đồng thời bởi những hiệu ứng truyền dẫn cao (pass-through effect) của nó. Ngoài ra việc kiểm soát những biến động trong công cụ chính sách tiền tệ của NHTW (biến IR) đƣợc xem là phản ứng có hệ thống đối với những cú sốc phá giá VND. ở đây cả 2 biến tác động đồng thời M2 và NEER đƣợc kì vọng là sẽ gây ra những ảnh hƣởng cùng chiều lên lãi suất chình sách và vì vậy a12, a13< 0. Phƣơng trình các tác động đồng thời đƣợc biểu diễn nhƣ sau:
uIR = -a11uOIL –a12uM2 –a13uNEER + b6εIR
Cuối cùng với yếu tố tỷ giá, phƣơng trình tác động đồng thời của biến tỷ giá cụ thể là tỷ giá có hiệu lực danh nghĩa (NEER) sẽ mô tả trạng thái cân bằng trên thị trƣờng tài chính. Trong mô hình SVAR đƣợc thiết lập, biến tỷ giá (NEER) đƣợc giả định là sẽ phản ứng lại với cú sốc của tất cả các biến còn lại (xem thêm Kim and Roubini (1998)). Cụ thể là:
uNEER = -a14uOIL -a15uFF–a16uYGP - a17uV_INF - a18uM2 - a19uIR + b7εNEER