Hệ thống mạng ADSL là hệ thống mạng cũ được hỗ trợ thêm các thiết bị ADSL. Vào năm 1994 ADSL Forum đưa ra mô hình tham chiếu hệ thống mạng truy cập ADSL và đến năm 1997 ADSL Forum cho phép hơn 2000 thành viên đại diện những nhà cung cấp dịch vụ, những nhà sản xuất thiết bị và những công ty chất bán dẫn khắp thế giới dùng mô hình chuẩn này. Mô hình tham chiếu hệ thống được chỉ ra trên hình 2.1
Trong mô hình ta sử dụng một cặp modems ADSL kết nối tới người sử dụng thông qua một đường dây liên kết tới mạng truyền thông. Trong mạng truyền thông này có cả hai điều kiện về chuẩn đó là chuẩn T1E1.4 và ASNI T1.413. Trong ADSL có TR-001 được xem như là các modems tham chiếu cho liên kết ADSL. Về sau mô hình ADSL được mở rộng cho tham chiếu chuẩn
ASNI T1.413, chúng sẽ sử dụng mô hình chuẩn ASNI T1.413 này cho ADSL PMD (Physical-medium dependent) là lớp dưới của lớp vật lí.
Hình 2.1: Mô hình tham chiếu ADSL
Chú thích :
Trên hình vẽ từ trái sang phải như sau:
• Mạng băng rộng (Broadband Network): là hệ thống chuyển mạch với tốc độ trên 1,5/2 Mbps.
• Mạng băng hẹp (Narrowband Network): là hệ thống chuyển mạch với tốc độ dưới 1,5/2 Mbps.
• Mạng gia đình (Customer Premises Network): là hệ thống kết nối ATU-R tới các mô hình dịch vụ. Các mô hình này thực hiện các chức năng thích nghi của thiết bị đầu cuối như các set-top box, mạng ISDN, các giao diện máy tính hay bộđịnh tuyến ADSL. Mạng gia đình có cấu hình điểm nối điểm hoặc điểm nối đa điểm.
• Bộ tách Splitter để tách các tín hiệu số ADSL và thoại POTS ra khỏi nhau ở đầu cuối thuê bao cũng nhưở trung tâm tổng đài. Trong các bộ tách có bộ lọc thông thấp LPF và bộ lọc thông cao HPF.
ATU-R và ATU-C là các khối thu phát các tín hiệu ADSL ở phía khách hàng và nhà cung cấp dịch vụ .
Các giao diện:
• V- C: Giao diện điểm truy nhập và mạng dữ liệu
• U- C2: Giao diện ADSL tới đơn vị truyền dẫn ở tổng đài trung tâm ATU-C không có băng thoại POST ( từ 0->4 KHz )
• U- C: Giao diện ADSL tới ATU-C bao gồm cả băng thoại POTS • U- R: Giao diện ADSL tới ATU-R bao gồm cả băng thoại POTS • U- R2: Giao diện ADSL tới truyền dẫn ADSL ở phía khách hàng ATU-
R không có băng tần thoại POST ( từ 0->4 KHz) • T- R: Giao diện giữa ATU-R và mạng trong nhà
• T- S : Giao diện giữa mạng trong nhà thuê bao và mạng nhà thuê bao Mạng ADSL được chia thành hai phần chính nằm về hai phía của mạch vòng thuê bao cáp đồng, đó là phần thiết bị ở phía nhà cung cấp và thiết bị phía thuê bao.
Phần thiết bị phía nhà cung cấp bắt đầu từ giao diện U-C qua bộ phân tách tới giao diện U-C2 rồi tới ATU-C. Phần này được kết thúc bởi nút truy nhập mạng tới giao diện V-C về phía ATU-C.
Ở đây ta có thể coi các giao diện U- C và U- R, T- R, T- S có thể kết hợp với nhau. Chúng sẽ bị tham chiếu tới giống như các giao diện U và T tương ứng.
Phần còn lại là thảo luận về sự biến đổi của ADSL mà nó cho phép một cặp modems ADSL (1 ATU-C và ATU-R) để dữ liệu được vận chuyển qua giao diện U tức là giữa các giao diện V và T của tham chiếu này.
Như vậy hệ thống mạng ADSL là hệ thống mạng mới, dựa trên nền tảng của mạng cũđể cung cấp dịch vụ số liệu. Thành phần chính trong hệ thống là các khối thu phát ATU-R ở phía khách hàng và ATU-C ở phía nhà cung cấp dịch vụ. Hai khối này thực hiện các phương thức trao đổi các bản tin, truyền số liệu theo một cách thức nhất định, dữ liệu được truyền đi trên đôi dây đồng nối giữa hai khối modem này tức là dữ liệu truyền qua giao diện U mà nằm giữa hai giao diện T của phía ATU-R và giao diện V ở phía ATU-C. Thiết bị ATU-C và ATU-R truyền dữ liệu bằng cách sử dụng các mã
đường truyền, thông thường là DMT hoặc CAP. Và dưới đây ta xem rõ hơn về cách thức hoạt động của các modem này.