Cấu hình AM3000 bằng giao diện EmWeb

Một phần của tài liệu Đề tài mạng truy nhập ADSL (Trang 83)

Thực nghiệm theo mô hình mạng của phòng thực tập hình 3.18 nhưở chương 3. Trong mạng có sử dụng thiết bị ATU-C là DSLAM bao gồm có AM3000

và AM3200, thiết bị ATU-R là modem ADSL Zoom X5 , ADSL Router AM34s…và

sự truyền tín hiệu ADSL được thực hiện qua mạng PSTN sẵn có. Trong phần thực nghiệm này thì ADSL Zoom X5 là mạng LAN4 được đấu nối tới DSLAM AM3000 . CPE splitter được hỗ trợđể có thể sử dụng cả thoại và truyền số liệu.

Bộ tập trung lưu lượng đường dây thuê bao ADSL AM3200 tập trung được tối đa 16 đường thuê bao ADSL, ở trên mô hình phòng thí nghiệm AM3200 kết nối tập trung 3 đường thuê bao để điều khiển, quản lý, cung cấp một số dịch vụ Internet… Khối này đóng vai trò Gateway trong mạng này có địa chỉ là 10.10.1.200.

AM3000 điều khiển bộ tập trung AM3200, tức là phía nhà cung cấp khối thiết bị ATU-C có 2 bộ DSLAM xây dựng theo nguyên tắc xếp chồng, hoạt động song song với nhau. Mỗi AM3000 điều khiển được tối đa 8 AM3200, như vậy một AM3000 có thể quản lý kết nối được 16 x 8=128 đường thuê bao ADSL.

AM3000 có chức năng quản trị bằng giao diện Web (Embedded Web

Interface, EmWeb). Khi kết nối thành công từ máy tính của mạng LAN4 ta có thể truy cập tới địa chỉ web của AM3000. Nhưng trước hết để biết được chắc chắn đã kết nối thành công từ máy tính vào mạng, thì có thể dùng lệnh ping kiểm tra.

Ví dụ: Từ một máy tính trong mạng LAN4 đã được kết nối với modem ADSL Zoom X5, từ máy IBM ta Ping tới địa chỉ của máy ở mạng LAN4 (10.10.1.105) .

Tại máy tính IBM lúc này ta có thể vào địa chỉ web của AM3000, để xem cấu hình và thay thế, sửa đổi cấu hình. Bằng cách ta mở trình duyệt web, gõ địa chỉ IP của AM3000 (trong phòng thực tập là1 http://10.10.1.210)

Hình 4.1: Giao diện login bằng EmWeb của AM3000

Sau khi nhập username và password ta login thành công, khi đó xuất hiện cửa sổ :

Hình 4.2: Trang chính của giao diện EmWeb của AM3000

Ở phía phải là danh sách cấu hình của AM3000, như Default setting, System Information, Port Configuration . . . Cho phép người quản trị có thể xem được các thông số kỹ thuật của AM3000, và thay đổi các thông số này. Dưới đây chúng ta xem xét một số menu chính.

Default setting: Trình bày những thông tin mặc định của AM3000 Màn hình của Default setting như sau:

Hình 4.3: Giao diện Default Setting

Trong Default Setting cung cấp các thông số về SNMP và địa chỉ IP mặc định như là IP: “192.168.100.111”, Mask “255.255.255.0” và Getway “192.168.100.254” system: Bridge mode, cổng ADSL và cổng SHDSL cho đường lên, hiện trạng DSL, hiện trạng Alarm . . . .

Systems Information: Phần này miêu tả thông tin về hệ thống AM3000. Màn hình của System Information.

Hình 4.4: Giao diện System Information

Phần này cho biết thời gian hiện hành lúc AM3000 đang làm việc, lúc bắt đầu khởi động hệ thống, cũng như chu kỳ thời gian vận hành, và phiên bản phần cứng, phần mềm, số serial của AM3000 . . .

Save to Flash: Phần này cho phép ghi lại cấu hình trong Flash. Khi thay đổi các thông số, và cấu hình của AM3000, trước khi restart lại AM3000 thì cần phải Save to Flash.

Hình 4.5: Giao diện Save to Flash

Current Event: cho phép xem về tình trạng cảnh báo và thông tin của AM3000. Mỗi trang có khoảng 20 dòng miêu tả dữ liệu, trên thực tế có khoảng 960 dòng.

Hình 4.6: Giao diện Current Event

System: Trong phần System của menu chính có các mục như sau

Pre-Config Module Type: Cho phép chọn kiểu module (hình 4.7) Ta có thể thay đổi kiểu module DSL là ADSL hay G.SHDSL.

Set Port Filter: Cho phép thay đổi chức năng của các “cổng lọc” (hình 4.8) Nếu chọn “Enabled” cho phép mỗi cổng ADSL liên lạc đi và liên lạc lại, với đường lên là cổng Ethernet. Nếu chọn “Disabled” cho phép tất cả cổng ADSL truyền thông với nhau và cũng với đường lên là cổng Ethernet.

System IP/ Location: Cho phép cấu hình của điạ chỉ IP và vị trí của AM3000 (hình 4.9) và ta có thể thay đổi địa chỉ IP này cũng như các thông số trong đó

Hình 4.7: Cửa sổ Pre-Configuration

Hình 4.9: Giao diện System IP/Location

Ngoài ra trong phần này ta cũng có thểđịnh cấu hình được thời gian ngày tháng của AM3000, và thay đổi Password

DSL Profile Configuration: Trong mục này ta có thể xem, tạo mới, thay đổi hiện trạng đường, hiện trạng cảnh báo alarm. Ví dụ như tốc độ truyền, thời gian trễ, . . ., và thời gian cảnh báo mất khung, mất tín hiệu, . . .

Hình 4.11: Giao diện DSL Port Configuration

Port Configuration: Trong mục này trình bày cấu hình các cổng DSL, PVC, danh sách các thuê bao

DSL Port Configuration: Cho phép xem, sửa đổi, xoá tình trạng các cổng. Nó cung cấp cấu hình cho phép hoặc không cho phép của một cổng và kèm theo hiện trạng đường riêng và hiện trạng cảnh báo tới một cổng

Hình 4.12: Giao diện DSL Port Configuration

Nếu muốn xem thông tin chọn Unit No, giả sửởđây chọn là unit 1, sau đó chọn Apply, thì thông tin unit1 sẽđược hiển thị

Nếu muốn sửa đổi chọn Modifyđểđịnh cấu hình từng cổng riêng rẽ, giả sử chọn unit1/port 1. sẽ xuất hiện cửa sổ sau.

Hình 4.13: Giao diện Port Configuration

PVC Configuration: Cho phép cấu hình PVC, VID (VLAN ID) trên một cổng, và quyền ưu tiên. Nó cũng cung cấp các chức năng sửa đổi, xoá.

Hình 4.14: Giao diện PVC Setting

Nếu muốn xoá chọn delete, muốn sửa đổi chọn Modify, giả sử chọn unit1/port1. Sẽ xuất hiện màn hình sau

Hình 4.15: Giao diện PVC Configuration

Trong cửa sổ này ta thấy được thông số cấu hình VPI là 0, VCI là 32, cấu hình, trạng thái quản trị PVC là “Up”, Cấu hình VID của cổng là 4002, quyền ưu tiên là 7

List of Subscriber: Cho biết về thông tin của các thuê bao, và ta có thể thay đổi chúng nếu cần (hình 4.16)

Hình 4.16: Giao diện danh sách các thuê bao

Chọn Unit Nođể chọn đơn vị cần kiểm tra ví dụ chọn là 1, sau đó kích Apply

đểđược xem phần đã chọn. Nếu muốn sửa chọn Modify xem chi tiết từng Unit, từng Port, ví dụ chọn Unit1/Port1, sẽ xuất hiện cửa sổ, đưa ra chi tiết thông tin về thuê bao

Hình 4.17: Giao diện thông tin của thuê bao

Configuration of Management Parameters: Phần này bao gồm toàn bộ thông tin về cấu hình SNMP cập nhật các tham số và quản lý địa chỉ IP. Nó bao gồm

SNMP: Cho phép định cấu hình SNMP, cập nhật các tham số và “trap” IPs (hình 4.18). Định cấu hình “trap” địa IP là do người quản trị đặt, lớn nhất là 5 “trap” IP có thểđược cài đặt, ví dụ này là 3

Hình 4.18: Giao diện SNMP

Management IP: Định cấu hình quản lý các địa chỉ IP, chỉ có các địa chỉ IP này mới có thể truy cập tới AM3000 từ xa. Định cấu hình quản lý theo nhóm. Lớn nhất một nhóm là 5, trong ví dụ này là 3

Hình 4.19: Giao diện quản lý nhóm địa chỉ IP

Ngoài các thông tin về cấu hình chính nói ở trên thì Menu chính EmWeb của AM3000 còn cung cấp nhiều thông tin về cấu hình khác mà trong giới hạn của khoá luận này, không thể nói ra đầy đủđược. Ví dụ như về giao diện SHDSL, DSL port perfomance, thông tin về các lớp vật lý, . . .

Ngoài giao diện quản trị bằng EmWeb thì AM3000 còn cho phép người quản trị có thể quản trị bằng giao diện CLI (Command Line Interface). CLI được truy nhập hoặc từ cổng CID hoặc từ Telnet session. Cấu trúc của dòng lệnh cũng hết sức đơn giản để người quản trị có thể quản trị AM3000 một cách dễ dàng nhất.

Một phần của tài liệu Đề tài mạng truy nhập ADSL (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)