0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Phân tích kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu DẠY HỌC CHƯƠNG DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU VẬT LÍ 12 NÂNG CAO THEO HƯỚNG HỢP TÁC NHÓM (Trang 65 -65 )

8. Cấu trúc của luận văn

3.7. Phân tích kết quả thực nghiệm

Dựa trên các kết quả thực nghiệm sư phạm và thông qua việc xử lí số liệu TN sư phạm thu được, chúng tôi nhận thấy chất lượng học tập của HS ở các lớp TN cao hơn ở các lớp ĐC. Điều này được thể hiện:

3.7.1. Tỉ lệ HS yếu kém, trung bình và khá giỏi

Tỉ lệ % HS đạt khá giỏi ở lớp TN cao hơn tỉ lệ % HS đạt điểm khá giỏi ở lớp ĐC. Ngược lại tỉ lệ % HS đạt điểm yếu kém ở lớp TN thấp hơn tỉ lệ % HS đạt điểm yếu kém ở lớp ĐC.

Như vậy, phương án TN đã có tác dụng phát triển năng lực nhận thức của HS, góp phần giảm tỉ lệ HS yếu kém, trung bình và tăng tỉ lệ HS khá giỏi.

3.7.2. Đồ thị đường lũy tích

Đồ thị đường lũy tích của lớp thực nghiệm nằm bên phải và phía dưới các đường lũy tích của lớp đối chứng

 Điều đó cho thấy chất lượng học tập của các lớp TN tốt hơn lớp ĐC.

3.7.3. Giá trị các tham số đặc trưng

- Điểm trung bình cộng của HS lớp TN cao hơn HS lớp ĐC .Suy ra HS lớp TN nắm vững và vận dụng, kỹ năng tốt hơn HS các lớp ĐC.

- Độ lệch chuẩn ở lớp TN nhỏ hơn lớp ĐC, đồng thời giá trị của độ lệch chuẩn bé đã chứng tỏ số liệu của lớp TN ít phân tán hơn so với lớp ĐC.

58

- Hệ số biến thiên Cv của lớp TN nhỏ hơn lớp ĐC đã chứng minh độ phân tán quanh giá tri trung bình cộng của lớp TN nhỏ hơn, tức là chất lượng lớp TN đồng đều hơn lớp ĐC.

Mặt khác, giá trị Cv TN đều nằm trong khoảng từ 10% đến 30% (có độ dao động trung bình). Do vậy kết quả thu được đáng tin cậy, điều này một lần nữa chứng tỏ PPDHHT theo nhóm nhỏ áp dụng cho lớp TN đạt hiệu quả trong giáo dục.

3.8. Kết luận chương 3

Theo kết quả của phương án TN giúp chúng tôi bước đầu có thể kết luận rằng HS ở lớp TN có kết quả cao hơn ở lớp ĐC sau khi sử dụng phương pháp mà chúng tôi đã đề xuất. Chứng tỏ PPDHHT theo nhóm nhỏ đã góp phần nâng cao chất lượng dạy học vật lí ở trường THPT.

59

KẾT LUẬN

Từ mục đích và nhiệm vụ đề tài đặt ra và sau những kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn chúng tôi có những kết luận sau:

PPDHHT theo nhóm là một trong những PPDH tích hoạt hóa hoạt động học tập của người học. Đó là cách tổ chức dạy học, trong đó các nhóm HS tự giác, tích cực và chủ động nghiên cứu, trao đổi và học hỏi lẫn nhau trong những nhiệm vụ học tập dưới sự tổ chức, điều khiển của GV nhằm hoàn thành các mục tiêu học tập. Nếu nhìn bề ngoài, thì học tập theo nhóm là hình thức tổ chức dạy học như học cá nhân, theo nhóm, theo lớp nhưng bản chất của phương pháp là HS học tập tương tác, giao tiếp với nhau dưới sự hướng dẫn và chỉ đạo của GV.

Trong các điều kiện hiện nay, việc sử dụng PPHDHHT theo nhóm là cần thiết và khả thi. Qua kết quả TN được tiến hành tại 2 trường THPT cho thấy ở phương án TN hiệu quả hoạt động, tính tích cực và kỹ năng hợp tác của HS đều đạt tỉ lệ cao hơn lớp đối chứng.

Như vậy có thể khẳng định: PPDH theo nhóm hoàn toàn có thể áp dụng được trong dạy học vật lí ở trường THPT bởi tính khoa học, thực tiễn và tính toàn diện của nó.

Trên đây là những nghiên cứu ban đầu của tôi về mảng đề tài này, do thời gian có hạn, kinh nghiệm và trình độ bản thân còn hạn chế nên không thể tránh được những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp phê bình của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để tiếp tục phát triển đề tài.

60

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Trần Văn Đại (2007), Sử dụng kiểu học hợp tác như một chiến lươc dạy học nhằm thúc đẩy sự năng động của sinh viên, Kỉ yếu hội thảo khoa học “Giảng dạy lấy người học làm trung tâm”, Trường Đại học An Giang. [2] Phạm Minh Hạc (1991), Phương pháp luận khoa học giáo dục, Hà Nội [3] Trần Bá Hoành (2002), Những đặc trưng của phương pháp dạy học tích

cực, Tạp chí giáo dục số 32/2002.

[4] Trần Bá Hoành – Cao Thị Thặng – Phan Thị Lan Hương (2003), Áp dụng dạy và học tích cực trong môn hóa học, NXB Giáo dục.

[5] Trần Thị Ngọc Lan – Vũ Thị Minh Hằng (2005), Áp dụng dạy học hợp tác trong dạy học toán ở tiểu học, Tạp chí giáo dục, tr.125.

[6] Nguyễn Thế Khôi (Tổng chủ biên) - Vũ Thanh Khiết (Chủ biên) – Nguyễn Ngọc Hưng – Phạm Đình Thiết – Vũ Đình Túy – Phạm Quý Tư (2007), Sách giáo khoa vật lí 12 nâng cao, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[7] Đặng Xuân Sơn (2008), Đổi mới phương pháp dạy học: Người thầy – người tổ chức và điều phối, Bài giảng cho cán bộ quản lí giáo dục, Giảng viên khoa Sư phạm, Đại học Tiền Giang.

[8] Nguyễn Triệu Sơn (2007), Học hợp tác là một quan điểm học tập nhằm phát huy tính tích cực, khả năng tự học và tinh thần hợp tác cho sinh viên, Báo cáo khoa học.

[9] Tài liệu hội thảo về đào tạo giáo viên và phương pháp dạy học hiện đại, Tài liệu lưu hành nội bộ, Viện nghiên cứu sư phạm.

[10] Thái Duy Tuyên (2008), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[11] Đào Văn (2008), Nâng cao ý thức hợp tác trong học tập của học sinh, sinh viên, NXB Giáo dục.

Một phần của tài liệu DẠY HỌC CHƯƠNG DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU VẬT LÍ 12 NÂNG CAO THEO HƯỚNG HỢP TÁC NHÓM (Trang 65 -65 )

×