0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Thực trạng việc dạy học chương “Dòng điện xoay chiều” Vật lí

Một phần của tài liệu DẠY HỌC CHƯƠNG DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU VẬT LÍ 12 NÂNG CAO THEO HƯỚNG HỢP TÁC NHÓM (Trang 26 -26 )

8. Cấu trúc của luận văn

1.2.1. Thực trạng việc dạy học chương “Dòng điện xoay chiều” Vật lí

trường phổ thông

Thông qua việc quan sát, thăm dò ý kiến của GV ở trường phổ thông tôi có một số nhận xét:

- Việc xác định mục tiêu bài soạn của GV đã có chú ý hơn tới hoạt động học tập của HS, tuy nhiên chưa thực sự chú trọng tới mục tiêu – yêu cầu phải đạt tới, chủ yếu là liệt kê các hoạt động của thầy, trò, những kiến thức cần truyền đạt trong giờ học; chưa quan tâm đúng mức tới sự phát triển tư duy, năng lực thực hành, PP học tập của HS. Chưa xác định mục tiêu chính của bài học phải là: sau bài học HS có thể: định nghĩa, giải thích, chứng minh, liệt kê, nêu lên, nhớ lại…các kiến thức bài học.

19

- Nội dung bài soạn của GV: Phần lớn tóm lược nội dung kiến thức và thể hiện lại trình tự các hoạt động học tập được thể hiện trong SGK, ít thấy sự sáng tạo, sự đầu tư chuyên môn để chọn lựa phương pháp dạy học hợp lí.

- Trọng tâm bài giảng đôi khi chưa xác định rõ hoặc còn nhầm lẫn. - Hoạt động dạy học trên lớp của GV: Còn mờ nhạt, quy tắc hoạt động cất cánh – hạ cánh hầu như chưa được biết đến và áp dụng.

- Phương pháp giảng dạy mà GV thường xuyên sử dụng là các phương pháp truyền thống như: PP diễn giảng, PP nêu vấn đề. Các PP dùng lời cho đến nay vẫn được coi là một trong những PP chính để chỉ đạo HS lĩnh hội kiến thức và kỹ năng vật lí đặc biệt là khâu nắm kiến thức mới. Tổ chức hoạt động cho HS vẫn nặng về làm việc cá nhân, rất ít hoặc hiếm khi tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm. Bởi hoạt động cá nhân nội dung chuẩn bị đơn giản hơn còn hoạt động nhóm nội dung phức tạp hơn nên GV có tâm lí ngại.

1.2.2. Tình hình sử dụng PPDHHT theo nhóm trong dạy học chương “Dòng điện xoay chiều” Vật lí 12 nâng cao ở trường phổ thông

Thông qua việc quan sát thăm dò ý kiến của GV ở trường phổ thông tôi có một số nhận xét:

- Đa số GV áp dụng dạy học theo nhóm ở bài luyện tập, củng cố, thực hành. Hình thức tổ chức chủ yếu là giao cho mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ và sau đó các nhóm trình bày kết quả. Như vậy HS sẽ chỉ tập trung vào nhiệm vụ của nhóm mình mà thường không chú ý khi nhóm khác trình bày hoặc nhiều nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ và yêu cầu một nhóm báo kết quả. Do vậy hiệu quả rõ ràng là không cao.

- Tổ chức dạy học nhóm tuân theo cấu trúc chung của hoạt động nhóm và áp dụng cho mọi nội dung, mọi hoạt động.

- Nhiều khi tổ chức học nhóm còn mang tính hình thức đối phó khi có người dự giờ, có sự kiểm tra của trường, của Sở giáo dục…nội dung thảo luận nhóm còn đơn giản không tái hiện được kiến thức.

20 - Đánh giá kết quả nhóm học:

+ Có GV đánh giá điểm chung cho cả nhóm và lấy đó làm kết quả cho từng cá nhân.

+ Hoạt động nhóm nhưng không đánh giá kết quả vì kết quả hoạt động nhóm không lấy vào sổ điểm.

Như vậy, GV ở THPT chỉ áp dụng DHHT trong các tiết ôn tập đó là một hạn chế vì theo chúng tôi nếu chỉ dừng lại ở mục đích ôn tập củng cố tri thức cũ sẽ làm giảm đi hiệu quả mà DHHT theo nhóm có thể mang lại. Nói cách khác thực trạng việc áp dụng học hợp tác hiện nay không khai thác được tiềm năng vốn có của DHHT. Cần phải đa dạng mục đích sử dụng hoạt động HHT trong các bài ôn tập củng cố, lĩnh hội tri thức mới; khái quát và hệ thống hóa kiến thức; hình thành kỹ năng, kỹ xảo và phải sử dụng các cấu trúc HHT phù hợp với đặc điểm nội dung kiến thức của bài học.

Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng trên? Qua sự quan sát giờ học, trao đổi với GV chúng tôi xin mạnh dạn đưa ra một số nguyên nhân sau.

1.2.3. Những nguyên nhân về thực trạng sử dụng PPDH hợp tác theo nhóm trong dạy học chương “Dòng điện xoay chiều” Vật lí 12 nâng cao

1.2.3.1. Nguyên nhân chủ quan

- Thói quen sử dụng hình thức dạy học lớp – bài với tương tác GV với cả lớp đã ăn khá sâu vào trong GV.

- Đa số GV chưa hiểu đúng bản chất và cách thức tổ chức, điều khiển một hoạt động học tập theo nhóm, cũng như các cấu trúc HHT do đó còn lúng túng trong tổ chức hoạt động học hợp tác hoặc sử dụng phương pháp này một cách hình thức.

- HS còn quen với cách học thụ động chưa có nhận thức, kỹ năng cơ bản và thói quen học tập tự lực và hợp tác theo nhóm.

21

túng trong cách trình bày, diễn đạt vấn đề yếu nên còn ngại thảo luận, phát biểu ý kiến của mình hoặc đặt câu hỏi cho bạn để hiểu rõ vấn đề học tập.

- Quy chế tính điểm đối với HS cũng như đánh giá GV chưa khuyến khích GV và HS áp dụng phương pháp này.

1.2.3.2. Nguyên nhân khách quan

Ngoài những nguyên nhân về chủ quan của người dạy và người học ta còn thấy những nguyên nhân khách quan về điều kiện học hợp tác ở các trường phổ thông nước ta như:

- Lớp học quá đông, bàn ghế cố định khó di chuyển.

- Phương pháp kiểm tra đánh giá vẫn còn những yêu cầu học thuộc máy móc chưa phát huy được tính sáng tạo của HS. Việc đánh giá cá nhân, nhóm chưa được thực hiện theo nguyên tắc khách quan, công bằng.

- Quy chế tính điểm học tập của HS vì vậy chưa khuyến khích học tập.

1.3. Kết luận chương 1

Trong chương này chúng tôi đã trình bày những cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài:

- Những đặc điểm của PPDH hợp tác theo nhóm, cách tổ chức học hợp tác theo nhóm và ý nghĩa của phương pháp.

- Những tính chất cơ bản và kỹ năng khi dạy học hợp tác và một số cấu trúc dạy học hợp tác hiện đại có thể áp dụng vào giảng dạy chương “Dòng điện xoay chiều” Vật lí 12 nâng cao.

- Thực trạng dạy học chương “Dòng điện xoay chiều” Vật lí 12 Nâng cao ở trường phổ thông.

Với những đánh giá nhận xét ban đầu chúng tôi đã mạnh dạn thực hiện một số giờ dạy có áp dụng các cấu trúc học hợp tác STAD, cấu trúc học hợp tác Jigsaw để đánh giá bước đầu về tính phù hợp và hiệu quả của phương pháp này được trình bày ở chương sau.

22

CHƯƠNG 2 - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC MỘT SỐ NỘI DUNG CHƯƠNG “DÒNG DIỆN XOAY CHIỀU” VẬT LÍ 12 NÂNG CAO

THEO HƯỚNG HỢP TÁC NHÓM

2.1. Tiêu chí lựa chọn nội dung dạy học theo hướng hợp tác nhóm

Để có thể áp dụng PPDHHT thì nội dung kiến thức phải thoả mãn tiêu chí sau:

- Những nội dung học tập được tổ chức theo PPDHHT sẽ được bổ sung phong phú thêm bằng sự khai thác vốn kiến thức mà học sinh đã tích luỹ, những hiểu biết thực tế trong đời sống hoặc vận dụng kiến thức vào lao động sản xuất.

- Nội dung kiến thức có thể chứa đựng những tình huống có vấn đề, có nhiều cách hiểu hoặc có nhiều cách lí giải khác nhau, kiến thức gắn với thực tiễn cần thu thập nhiều ý tưởng sáng tạo, nhiều kinh nghiệm hiểu biết và tính khái quát cao.

- Nội dung kiến thức phải có một mức độ khó khăn nhất định mà một cá nhân khó có thể tự mình giải quyết, cần có sự hợp tác cùng giải quyết. Như vậy sẽ tạo hứng thú cho các thành viên trong quá trình hoạt động nhóm. Nhưng nội dung kiến thức cũng không nên quá phức tạp, phải làm sao tạo điều kiện để tất cả các thành viên đều có thể tham gia thảo luận.

- Cần chú ý đến sự tương thích về khối lượng kiến thức và thời gian hoạt động học tập: hoạt động hợp tác mất khá nhiều thời gian nên tùy nội dung kiến thức có thể áp dụng.

2.2. Định hướng nội dung trong chương “Dòng điện xoay chiều” Vật lí 12 nâng cao dạy theo hướng hợp tác nhóm 12 nâng cao dạy theo hướng hợp tác nhóm

2.2.1. Cấu trúc chương “Dòng điện xoay chiều” Vật lí 12 Nâng cao

Kiến thức vật lí của chương “Dòng điện xoay chiều” ta có thể chia thành ba phần chính: Đại cương về dòng điện xoay chiều, các máy điện và truyền tải điện năng đi xa.

23

- Đại cương về dòng điện xoay chiều nghiên cứu về dòng điện xoay chiều trong các loại mạch: chỉ có điện trở thuần (R); chỉ có cuộn cảm (L); chỉ có tụ điện (C); đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp. Sự lệch pha giữa dòng điện và điện áp hai đầu đoạn mạch, tổng trở, công suất tiêu thụ của các đoạn mạch theo phương pháp giản đồ véc tơ và định luật Ôm cho từng đoạn mạch. Hiện tượng cộng hưởng điện trong đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp.

- Các loại máy điện: Chúng ta nghiên cứu 3 loại máy đó là: máy phát điện xoay chiều, động cơ điện và máy biến áp. Cả ba loại máy này đều nghiên cứu về cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của từng máy. Với động cơ điện nghiên cứu loại động cơ không đồng bộ ba pha, còn máy phát điện xoay chiều nghiên cứu máy phát điện xoay chiều một pha và ba pha.

- Sự truyền tải điện năng đi xa nghiên cứu vai trò của máy biến áp trong sự truyền tải điện năng đi xa và nguyên tắc truyền tải điện năng.

2.2.2. Mục tiêu dạy học chương “Dòng điện xoay chiều” Vật lí 12 nâng cao

Tên bài học Mục tiêu bài học

Bài 26: Dòng điện xoay chiều. Mạch điện xoay chiều chỉ có

điện trở thuần

- Phát biểu được khái niệm dòng điện xoay chiều và hiệu điện thế xoay chiều.

- Biết cách xác định độ lệch pha giữa dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều theo biểu thức hoặc theo đồ thị của chúng.

- Phát biểu được các đặc điểm của đoạn mạch xoay chiều chỉ có điện trở thuần.

- Phát biểu được các giá trị hiệu dụng và cách tính công suất tỏa nhiệt của dòng điện xoay chiều. - Tính được độ lệch pha giữa cường độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều.

24 Bài 27:

Mạch điện xoay chiều chỉ có tụ điện,

cuộn cảm

- Phát biểu được định luật Ôm cho đoạn mạch xoay chiều chỉ chứa tụ điện, với đoạn mạch chỉ có cuộn cảm thuần.

- Từ biểu thức của điện áp tức thời của đoạn mạch xoay chiều, viết được biểu thức của cường độ dòng điện tức thời trong trường hợp mạch chỉ chứa tụ điện và trong trường hợp mạch chỉ có cuộn cảm. - Nêu được ý nghĩa của cảm kháng và dung kháng trong mạch điện xoay chiều.

- Viết được công thức tính dung kháng và cảm kháng.

- Vẽ được giản đồ vectơ cho mạch điện chỉ có tụ điện và cuộn cảm thuần.

Bài 28: Mạch có R, L, C

mắc nối tiếp Cộng hưởng điện

- Nêu được những tính chất chung của mạch điện xoay chiều mắc nối tiếp.

- Nêu được những đặc điểm cơ bản của phương pháp giản đồ Fre-nen.

- Viết được công thức định luật Ôm cho đoạn mạch xoay chiều có R, L, C mắc nối tiếp.

- Viết được công thức tính độ lệch pha giữa dòng điện và điện áp đối với đoạn mạch có R, L ,C mắc nối tiếp.

- Phát biểu được hiện tượng và điều kiện xảy ra hiện tượng cộng hưởng.

- Phát biểu được định nghĩa và viết được biểu thức của công suất tức thời, công suất trung bình của mạch điện xoay chiều.

25 Bài 29:

Công suất của dòng điện xoay chiều Hệ số công suất

- Phát biểu được định nghĩa hệ số công suất. Nêu được vai trò của hệ số công suất trong quá trình cung cấp và sử dụng điện năng.

- Phân biệt được công suất biểu kiến và công suất thực.

- Viết được biểu thức của hệ số công suất đối với mạch điện xoay chiều R, L, C mắc nối tiếp.

Bài 30:

Máy phát điện xoay chiều

- Phát biểu nguyên tắc hoạt động của các máy phát điện xoay chiều.

- Mô tả được sơ đồ cấu tạo và giải thích được nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều một pha và ba pha.

- Phân biệt được cách mắc hình sao và cách mắc hình tam giác.

- Tính được tần số và suất điện động của máy phát điện xoay chiều.

Bài 31: Động cơ không đồng bộ ba pha

- Nêu được thế nào là từ trường quay và cách tạo ra từ trường quay nhờ dòng điện ba pha.

- Phát biểu được nguyên tắc cấu tạo và hoạt động của động cơ không đồng bộ ba pha.

- Biết cách đổi chiều quay động cơ.

Bài 32: Máy biến áp Truyền tải điện năng

- Phát biểu được định nghĩa, nêu được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy biến áp.

- Viết được hệ thức giữa cường độ dòng điện hiệu dụng; giữa điện áp trong cuộn thứ cấp và trong cuộn sơ cấp của một máy biến áp.

- Phát biểu nguyên tắc chung của truyền tải điện năng. Phương pháp giảm hao phí khi truyền tải điện

26 Bài 33:

Bài tập về dòng điện xoay chiều

- Hệ thống các công thức để giải các bài tập về mạch điện xoay chiều nối tiếp.

- Hệ thống công thức máy biến áp và truyền tải điện năng.

- Giải các bài tập về dòng điện xoay chiều.

Bài 34: Thực hành: Khảo sát đoạn mạch

xoay chiều R, L, C mắc nối tiếp

- Hệ thống kiến thức về đoạn mạch xoay chiều chỉ có điện trở thuần, chỉ có dung kháng, chỉ có cảm kháng, đoạn mạch xoay chiều có R, L, C mắc nối tiếp.

- Liên hệ được giữa các phép đo cụ thể với việc vẽ giản đồ véc tơ.

- Sử dụng được đồng hồ điện đa năng hiện số để đo điện áp xoay chiều.

2.2.3. Định hướng các nội dung trong chương “Dòng xoay chiều” Vật lí 12 nâng cao dạy theo hướng hợp tác nhóm

Từ tiêu chí lựa chọn nội dung dạy học theo hướng hợp tác nhóm ta có thể vận dụng các cấu trúc DHHT tổ chức hoạt động dạy học với các nội dung:

TT Bài Nội dung

1 26 Điện áp xoay chiều. Dòng điện xoay chiều Các giá trị hiệu dụng

2 27 Đoạn mạch xoay chiều chỉ có tụ điện Đoạn mạch xoay chiều chỉ có cuộn cảm 3 28 Quan hệ giữa dòng điện và điện áp

Cộng hưởng điện

4 33 Bài tập về dòng điện xoay chiều

5 34 Thực hành: Khảo sát đoạn mạch điện xoay chiều có R, L, C mắc nối tiếp

27

2.3. Khai thác các yếu tố tổ chức dạy học hợp tác đạt hiệu quả

- Số lượng các thành viên trong nhóm cần phù hợp với nhiệm vụ được giao.

- Bước đầu cần giúp cho người học nhận thức được lợi ích của việc hợp tác và việc mở rộng các mối quan hệ trong cuộc sống. Bước tiếp theo là từ nhận thức chuyển hóa thành nhu cầu và động cơ hành động để tự giác và tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể.

- GV ngoài trình độ chuyên môn còn cần có năng lực và kinh nghiệm hoạt động nhóm đặc biệt là khả năng tổ chức, điều khiển tốt.

- GV cần theo dõi, bám sát các nhóm để hỗ trợ kịp thời khi cần thiết. - Phân công nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể và phù hợp cho mỗi thành viên, tạo điều kiện cho mọi thành viên đều có cơ hội hoạt động và phát huy năng lực, sở trường của bản thân.

- Các thành viên cần phải tôn trọng, ủng hộ, giúp đỡ lẫn nhau; cần có tính tổ chức và tinh thần trách nhiệm cao.

Một phần của tài liệu DẠY HỌC CHƯƠNG DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU VẬT LÍ 12 NÂNG CAO THEO HƯỚNG HỢP TÁC NHÓM (Trang 26 -26 )

×