0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Tiến trình dạy học hợp tác theo nhóm

Một phần của tài liệu DẠY HỌC CHƯƠNG DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU VẬT LÍ 12 NÂNG CAO THEO HƯỚNG HỢP TÁC NHÓM (Trang 35 -35 )

8. Cấu trúc của luận văn

2.4. Tiến trình dạy học hợp tác theo nhóm

Việc thiết kế quy trình tổ chức hoạt động học tập hợp tác theo nhóm bao gồm các giai đoạn:

Giai đoạn 1: Giai đoạn chuẩn bị

Trong giai đoạn này GV cần thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Xác định mục tiêu bài học: GV phải xác định rõ mục tiêu, yêu cầu của bài học. Đó là những kiến thức, kỹ năng, tư duy, thái độ mà HS cần đạt

28

được sau tiết học ở các mức độ biết, hiểu, vận dụng. Xác định mục tiêu bài học sẽ quyết định đến việc xây dựng và lựa chọn các tình huống học tập.

- Phân tích tình trạng học lực của HS. Cần đánh giá khách quan, nghiêm túc dự đoán những khó khăn mà HS có thể gặp phải khi học bài mới dựa vào kinh nghiệm giảng dạy của mỗi GV.

- Lựa chọn các PPDH và PTDH dự kiến dùng trong giờ học.

Việc lựa chọn và sử dụng các PPDH phải dựa vào nội dung bài học, những khó khăn mà HS sẽ gặp trong giờ dạy.

Đảm bảo sự phù hợp giữa nội dung, PP và phương tiện dạy học. Dự kiến nội dung dạy học được tổ chức theo HHT cách chia nhóm, nội dung hoạt động nhóm…

- Thiết kế giáo án giờ dạy: Giáo án là kế hoạch khá chi tiết của kế hoạch dạy và học. Trong PPDHHT theo nhóm GV phải lập kế hoạch chi tiết các hoạt động của GV và HS. Xác định những kiến thức nào cần thông báo, những kiến thức nào HS có thể tự xây dựng qua hoạt động nhóm. Lựa chọn nội dung học tập có thể tổ chức hoạt động theo nhóm. Phải chắc chắn những nội dung này HS có thể đạt được qua hoạt động nhóm. Hoạt động ngắn gọn, cụ thể, rõ ràng, không nên đánh giá HS quá cao. Dự kiến câu hỏi và phân tích câu trả lời của HS có thể xảy ra trong giờ học.

Giai đoạn 2: Tổ chức các hoạt động học tập gồm các bước như sau:

- Hoạt động khởi động: Đặt câu hỏi tạo tình huống có vấn đề cần tìm hiểu. Xác định những nội dung học tập trong giờ học.

- Tổ chức các hoạt động cụ thể:

+ Phân chia các nội dung học tập thành các tình huống, các hoạt động phù hợp. Nội dung các hoạt động nhóm có thể in thành các phiếu học tập, tiến hành đọc để hiểu yêu cầu của tình huống đặt ra, vận dụng các kiến thức đã có để dự đoán câu trả lời.

29

+ Tiến hành các hoạt động học tập: Tổ chức cho HS làm việc cá nhân và theo nhóm.

+ Kết luận về hệ thống kiến thức thu nhận được thông qua các hoạt động cụ thể: GV hệ thống, chỉnh lí, bổ sung những kết luận rút ra từ phía HS nhằm hoàn thiện nội dung kiến thức cần đạt.

- Kiểm tra, đánh giá:

+ Tổ chức cho HS kiểm tra bằng các bài kiểm tra cá nhân để đánh giá mức độ nắm vững của từng HS, đồng thời xem xét mức độ đạt được về kiến thức, kỹ năng, thái độ của HS sau tiết học so với mục tiêu đề ra để kịp thời có điều chỉnh.

+ Giao nhiệm vụ học tập ở nhà: nhằm chuẩn bị các nhiệm vụ học tập mang tính định hướng cho các bài học tiếp theo. Công việc này một mặt giúp tiết kiệm thời gian trên lớp, mặt khác khai thác tốt nhất các kiến thức đã có của HS.

2.5. Thiết kế một số nội dung bài học điến hình

BÀI 26: DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU ĐOẠN MẠCH CHỈ CÓ ĐIỆN TRỞ THUẦN I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Phát biểu được khái niệm dòng điện xoay chiều và hiệu điện thế xoay chiều. Biết cách xác định độ lệch pha giữa dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều theo biểu thức hoặc theo đồ thị của chúng.

- Hiểu các đặc điểm của đoạn mạch xoay chiều chỉ có điện trở thuần. - Tính được các giá trị hiệu dụng và cách tính công suất tỏa nhiệt của dòng điện xoay chiều.

2. Kỹ năng

- Tính được độ lệch pha giữa cường độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều.

30

- Tìm công suất tỏa nhiệt của dòng điện xoay chiều.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên

- Mô hình đơn giản về máy phát điện xoay chiều (có thể sử dụng mô hình giống mô hình máy phát điện xoay chiều ở THCS).

- Hình vẽ đồ thị cường độ dòng điện và hiệu điện thế xoay chiều. - Nguồn điện xoay chiều, 1 điện trở thuần và 1 mạch điện xoay chiều.

2. Học sinh

- Ôn lại những kiến thức về dòng điện xoay chiều đã được học trong chương trình vật lí 9.

- Ôn lại các khái niệm về dòng điện không đổi, dòng điện biến thiên và định luật Jun – Len – xơ, các tính chất của hàm điều hòa.

Phiếu học tập số 1

Câu 1: Làm thế nào để tạo ra một hiệu điện thế, dòng điện biến thiên dạng sin theo thời gian?

Câu 2: Thế nào là điện áp xoay chiều? Dòng điện xoay chiều? Câu 3: Độ lệch pha giữa u và i được xác định theo biểu thức nào?

- Cho i = I0cos (ωt + φoi) thì biểu thức của u có dạng nào? - Cho u = U0cos(ωt + φ0u) thì biểu thức của i có dạng nào?

Câu 4: Dựa vào hình 26.2 SGK, hãy cho biết trong hai đại lượng u(t) và i(t) đại lượng nào biến thiên sớm pha hơn và sớm pha một lượng bằng bao nhiêu?

Phiếu học tập số 2

Câu 1: Công suất tỏa nhiệt tức thời của dòng điện xoay chiều biến thiên theo quy luật nào? So sánh chu kì biến đổi của công suất với chu kì biến đổi của dòng điện?

Câu 2: Công suất tỏa nhiệt trung bình được xác định như thế nào? Vì sao lại được biểu thức đó?

31

Câu 4: Thế nào là cường độ dòng điện hiệu dụng của dòng điện xoay chiều?

Đề kiểm tra lần 1: Câu 1: Chọn câu đúng:

A. Có thể tạo ra dòng điện xoay chiều bằng cách cho 1 khung dây quay đều xung quanh một trục bất kì đặt trong một từ trường đều.

B. Có thể tạo ra dòng điện xoay chiều bằng cách làm cho từ thông qua một khung dây biến thiên điều hòa.

C. Có thể tạo ra dòng điện xoay chiều bằng cách cho một khung dây chuyển động tịnh tiến trong 1 từ trường đều.

D. Khi 1 khung dây dẫn quay đều trong 1 trục vuông góc với đường cảm ứng từ trong một từ trường đều thì suất điện động xuất hiện trong khung có độ lớn chỉ phụ thuộc vào độ lớn cảm ứng của từ trường.

Câu 2: Các giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều: A. Được xác định dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện. B. Chỉ được đo bằng các ampe kế xoay chiều.

C. Bằng giá trị trung bình chia cho 2. D. Bằng giá trị cực đại chia cho 2.

Câu 3: Câu nào sau đây đúng khi nói về dòng điện xoay chiều: A. Có thể dùng dòng điện xoay chiều để mạ điện.

B. Điện lượng truyền qua tiết diện của dây dẫn trong 1 chu kì của dòng điện bằng 0.

C. Điện lượng truyền qua tiết diện của dây dẫn trong mọi khoảng thời gian bất kì đều bằng 0.

D. Công suất tỏa nhiệt tức thời trên một đoạn mạch có giá trị cực đại bằng công suất tỏa nhiệt trung bình nhân với 2.

Câu 4: Một dòng điện xoay chiều có cường độ hiệu dụng là 2A, tần số 50Hz, pha ban đầu bằng 0. Viết biểu thức cường độ tức thời của dòng điện?

32

Câu 1: Một đèn điện loại 100V – 100W được mắc vào mạch điện 220V – 50Hz qua 1 điện trở R. Tính:

a) Điện trở R để đèn sáng bình thường? b) Tính công suất tỏa nhiệt trên đoạn mạch?

III.Phương pháp

Phương pháp đàm thoại gợi mở kết hợp với hoạt động dạy học hợp tác theo nhóm (cấu trúc STAD).

IV.Tổ chức hoạt động dạy học

1. Ổn định tổ chức

2. Giới thiệu mục tiêu chương V 3. Đặt vấn đề

Trong chương trình vật lí lớp 11 chúng ta đã nghiên cứu dòng điện một chiều không đổi. Tuy nhiên, như chúng ta đã biết trong chương trình vật lí lớp 9, dòng điện mà chúng ta đang sử dụng hằng ngày lại là dòng điện xoay chiều. Trong chương này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những đặc trưng, những tính chất cơ bản và những ứng dụng thực tế của dòng điện xoay chiều.

Hoạt động của GV - HS Nội dung bài học

GV hỏi: Làm thế nào để tạo ra được suất điện động xoay chiều trong khung dây dẫn?

HS suy nghĩ trả lời.

GV dùng mô hình máy phát điện xoay chiều có nối với một vôn kế nhạy để minh họa cho nguyên tắc tạo suất điện động xoay chiều.

HS quan sát mô hình hoặc hình vẽ 26.1 SGK.

1. Suất điện động xoay chiều - Cho một khung dây có diện tích S quay đều với vận tốc góc ω quanh một trục vuông góc với các đường sức từ của một từ trường đều có cảm ứng từ B.

- Theo định luật cảm ứng điện từ trong khung dây xuất hiện một suất điện động biến đổi điều hòa theo thời gian:

33 - Điều gì xảy ra với khung dây khi

nó quay trong từ trường? Tại sao?

- Suất điện động biến đổi theo quy luật nào?

- GV yêu cầu HS nhắc lại công thức tính chu kì và tần số của dao động điều hòa để vận dụng nó cho dao động điện?

e = E0cos(ωt + φ0)

Đó là suất điện động xoay chiều có chu kì và tần số là: T = 2 , f = 2 Áp dụng cấu trúc STAD để tổ chức các hoạt động. - GV nêu nhiệm vụ học tập: Tìm hiểu về điện áp xoay chiều, dòng điện xoay chiều.

- GV chia nhóm học tập: 4 HS trong một bàn thành một nhóm. Yêu cầu HS làm việc cá nhân đọc nội dung phần 2 SGK trang 142 và dự kiến câu trả lời (3 phút).

- HS thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời vào phiếu học tập (5 phút).

- GV quan sát giúp đỡ các nhóm

2. Điện áp xoay chiều. Dòng điện xoay chiều

+ Hiệu điện thế biến đổi điều hòa theo thời gian gọi là hiệu điện thế xoay chiều hay còn gọi là điện áp xoay chiều.

u = U0 cos(ωt + φ0u) Trong đó:

u gọi là điện áp tức thời. U0 gọi là điện áp cực đại. ω là tần số góc.

φu=(ωt + φ0u) là pha dao động của u φ0u là pha ban đầu.

+ Dòng điện có cường độ biến đổi điều hòa theo thời gian gọi là dòng điện xoay chiều: i = I0cos (ωt + φoi) Trong đó:

i gọi là cường độ dòng điện tức thời.

34 thảo luận khi cần.

- GV tổ chức cho HS trình bày kết quả thảo luận nhóm

- GV chỉnh lí và tổng kết kiến thức lên bảng.

I0 gọi là biên độ dao động. ω là tần số góc.

φi = (ωt + φoi) gọi là pha dao động của i.

φoi là pha ban đầu.

- Độ lệch pha của u so với i là: φ = φ0u - φoi

Nếu φ>0 thì u sớm pha hơn i. Nếu φ<0 thì u trễ pha hơn i. Nếu φ=0 thì u đồng pha với i. + GV cùng HS tìm hiểu mối liên hệ

giữa u và i trong đoạn mạch chỉ có điện trở thuần.

+ Nếu đặt vào 2 đầu đoạn mạch chỉ có điện trở thuần một hiệu điện thế u=U0cos(ωt + φ0u) thì biểu thức của i như thế nào?

+ HS thành lập theo sự hướng dẫn của GV.

3. Đoạn mạch xoay chiều chỉ có điện trở thuần

- Nối 2 đầu R vào điện áp xoay chiều u = U0cos(ωt + φ0u). - Xét thời gian rất ngắn coi như

dòng điện không đổi. - i = R u = t R U0 cos = I0cosωt - u và i cùng pha I0 = R U0 Áp dụng cấu trúc STAD để tổ chức các hoạt động. - GV nêu nhiệm vụ học tập: tìm hiểu các giá trị hiệu dụng.

-GV chia nhóm học tập: 4 HS trong một bàn thành một nhóm. Yêu cầu HS làm việc cá nhân đọc nội

4. Các giá trị hiệu dụng - Cho i = I0cosωt

Công suất tỏa nhiệt tức thời có biểu thức: p = Ri2 = R I02cos2ωt p = RI RI cos2t 2 2 2 0 2 0

35 dung phần 2 SGK trang 142 và dự kiến câu trả lời (3ph).

- HS thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời vào phiếu học tập (5ph). - GV quan sát giúp đỡ các nhóm thảo luận khi cần.

- GV tổ chức cho HS trình bày kết quả thảo luận nhóm.

- GV tổ chức cho HS là bài kiểm tra cá nhân.

HS: Làm bài kiểm tra lần 1 theo cá nhân (5ph)

GV chiếu đáp án, HS đối chiếu với đáp án tự chấm bài và báo cáo nhanh kết quả.

GV: Trao đổi thêm về kết quả bài vận dụng của HS (nếu cần).

GV tổ chức cho HS làm bài vận dụng lần 2 (5ph) và tự đánh giá so sánh kết quả của 2 lần kiểm tra tự đánh giá điểm cố gắng.

GV thu bài làm để kiểm tra lại. - GV tổ chức cho HS nêu kết luận

về kiến thức thu nhận được về các giá trị hiệu dụng. - Chỉnh lí và tổng kết kiến thức P = 2 2 0 RI

- Nhiệt lượng tỏa ra trong thời

gian t là: Q = 2 2 0 RI t

- Cường độ hiệu dụng của dòng điện xoay chiều bằng cường độ của một dòng điện không đổi, nếu cho hai dòng điện đó lần lượt đi qua cùng một điện trở trong những khoảng thời gian bằng nhau đủ dài thì nhiệt lượng tỏa ra bằng nhau.

I =

2

0

I

- Suất điện động hiệu dụng của nguồn điện xoay chiều:

E =

2

0

E

- Điện áp hiệu dụng ở hai đầu đoạn mạch xoay chiều:

U =

2

0

U

36 quay của đại lượng dao động điều hòa?

HS suy nghĩ trả lời.

Biểu diễn vecto quay của u và i trên cùng giản đồ vecto

i = I0cos (ωt + φoi) u = U0cos(ωt + φ0u)

- Các đại lượng điện i và u cũng được biểu diễn bằng các vecto quayIU. - Trường hợp đoạn mạch chỉ có R: O I U x V. Tổng kết bài học - GV nhận xét giờ học. - Hướng dẫn học ở nhà:

+ Yêu cầu HS hoàn thành các bài tập ở cuối bài.

+ Ôn lại một số cong thức về tụ điện và suất điện động tự cảm

BÀI 27: MẠCH ĐIỆN XOAY CHIỀU CHỈ CÓ TỤ ĐIỆN, CUỘN CẢM I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Phát biểu được định luật Ôm cho đoạn mạch xoay chiều chỉ có tụ điện - Từ biểu thức của điện áp tức thời của đoạn mạch xoay chiều, viết được biểu thức của cường độ dòng điện tức thời trong trong trường hợp mạch chỉ có tụ điện.

- Phát biểu được ý nghĩa của dung kháng trong mạch điện xoay chiều và tác dụng của tụ điện đối với mạch điện xoay chiều.

- Viết được công thức tính dung kháng.

- Vẽ được giản đồ vec tơ cho mạch điện chỉ có tụ điện.

2. Kỹ năng

37

- Vận dụng lí thuyết làm được các bài tập liên quan.

3. Thái độ

- Học tập tích cực, có niềm tin vào tri thức vật lí.

- Có thái độ khách quan, trung thực, tác phong tỉ mỉ, cẩn thận chính xác và có tinh thần hợp tác, đoàn kết trong học tập cũng như trong việc áp dụng các hiểu biết đã đạt được.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên

- Bộ thí nghiệm gồm có:

+ Nguồn xoay chiều, nguồn điện một chiều. + Am pe kế xoay chiều, vôn kế xoay chiều.

+ 1 bóng đèn 6V, 1 tụ điện 1000µF – 12V, khóa K, dây dẫn.

- GV nên làm trước thí nghiệm để có các số liệu cụ thể; đặc biệt là lựa chọn các điện trở thuần và các tụ điện có giá trị thích hợp.

2. Học sinh: Ôn lại các công thức về tụ điện như: q = Cu và i = ±

Một phần của tài liệu DẠY HỌC CHƯƠNG DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU VẬT LÍ 12 NÂNG CAO THEO HƯỚNG HỢP TÁC NHÓM (Trang 35 -35 )

×