Các nguyên tắc đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ lứa tuổi nhà trẻ ở các trường Mầm non quận 5 thành phố Hồ Chí Minh (Trang 78)

Việc đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ ở các trường mầm non quận 5 TP.HCM cần dựa trên các nguyên tắc sau đây:

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Mục tiêu nghiên cứu là cái mà người nghiên cứu hướng đến để thực hiện, nỗ lực tìm kiếm những việc cần làm trong công tác nghiên cứu.

Mục tiêu của đề tài “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ ở các trường mầm non quận 5, TP.HCM” chính là tìm ra các giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động chăm sóc và giáo dục trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ ở các trường mầm non quận 5 TP.HCM.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện

Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp được đề xuất phải tác động lên cả nhận thức lẫn hành vi của mọi thành viên cũng như tất cả các mặt hoạt động của trường. Chúng không chỉ có tác động nâng cao về trình độ nhận thức về tinh thần trách nhiệm CS - GD trẻ của CB, GV, NV mà còn phải làm cho họ thực hiện hoạt động CS - GD trẻ bằng những hành động cụ thể của mình để hoạt động này đạt hiệu quả cao nhất. Các giải pháp cũng phải tác động để nhà trường luôn đảm bảo các điều kiện của hoạt động CS – GD trẻ lứa tuổi nhà trẻ ở các trường mầm non quận 5, TP.HCM.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp được đề xuất phải đem lại hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động chăm sóc giáo

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ lứa tuổi nhà trẻ ở các trường Mầm non quận 5 thành phố Hồ Chí Minh (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w