2.5.1. Đánh giá chung
Từ năm 2005 trở lại đây, UBND, TP.HCM đã tạo nhiểu điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của bậc học MN, đặc biệt là các quyết định 161/2002/QĐ-TTg đã có một số chính sách nhất định hỗ trợ cho các trường MN.
Trong tình hình đó, người hiệu trưởng đã vận dụng và phát huy tối đa khả năng QL của mình vào việc lãnh đạo nhà trường cho khả quan hơn. Từ đó, các kế hoạch đề ra rất cân đối và khả thi. Người hiệu trưởng tổ chức mọi hoạt động một cách có khoa học, có chiều hướng phát triển tốt hơn.
Phòng GD&ĐT quận và đặc biệt là tổ MN hết sức quan tâm, chỉ đạo sát các hoạt động nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ MN trên địa bàn cho xứng với vị thế của quận. Tất cả các hoạt động, các chuyên đề muôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ đều đảm bảo thống nhất với hoạt động chung của thành phố.
CBQL đều có tâm huyết và một lòng đưa hoạt động của nhà trường ngày một đi lên và lấy quyền lợi của trẻ làm tiêu chí cho mọi hoạt động, trường nào cũng phấn đấu hoàn thành thật tốt mọi nhiệm vụ trên giao. Tất cả CBQL đều nhận thức được QL chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong trường
MN là hết sức quan trọng và cần thiết; đây là trọng tâm, là khâu mấu chốt của công tác QL nhà trường nhưng ở mỗi người CBQL đều có cách QL riêng
2.5.2. Mặt hạn chế của thực trạng
Khi có con đến độ tuổi đi nhà trẻ, các bậc phụ huynh đều mong muốn gửi con trong các cơ sở giáo dục công lập. Nhưng theo quy định ở các lớp mẫu giáo và các nhóm trẻ độc lập, đối với nhóm trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi, cứ 3-4 trẻ phải có một cô giáo; nhóm trẻ từ 12 đến 18 tháng tuổi cứ 5-6 trẻ phải có một cô nuôi dạy. Như vậy, nếu nhận trẻ từ 3 tháng tuổi thì số lượng cô nuôi dạy trẻ và quy mô lớp học của các cơ sở giáo dục mầm non công lập sẽ tăng lên rất nhiều. Vì vậy, đến nay trên địa bàn quận 5 chưa có trường mầm non công lập nào nhận trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi trong khi nhu cầu thực tế rất lớn. Mạng lưới trường mầm non có nhóm nhà trẻ vẫn chưa đủ để huy động trẻ ra lớp. Một số trường diện tích khuôn viên còn chật hẹp. Cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng đồ chơi không đồng bộ nên có nhiều khó khăn trong việc triển khai thực hiện chương trình GD nhà trẻ. Đội ngũ CBQL và GV chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới GDMN hiện nay. Tỷ lệ GV đạt chuẩn và trên chuẩn đào tạo đạt cao nhưng năng lực thực tế chưa tương xứng với trình độ đào tạo.
2.4.3. Nguyên nhân của những mặt hạn chế
- Nhận thức chưa đầy đủ của chính quyền các cấp, của các bậc cha mẹ, của xã hội về vai trò, vị trí của GDMN, đặc biệt là GDMN cho trẻ nhà trẻ, chưa thấy hết ý nghĩa của việc liên thông, đồng bộ, phát huy hiệu quả và công bằng của GDMN với GDPT. Chưa có chính sách ưu tiên đầu tư các nguồn lực để phát triển GDMN.
- Công tác quản lý, chỉ đạo phát triển GDMN nói chung và hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ nhà trẻ nói riêng trong nhiều năm qua chưa được đổi mới và chưa theo kịp yêu cầu.
- Hệ thống trường lớp, CSVC, phương tiện GD được trang bị nhiều trong những năm qua nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực hiện chương trình GDMN. Mâu thuẫn giữa việc nâng cao tỷ lệ huy động trẻ đến trường với đầu tư xây dựng và mở rộng quy mô GDMN. Mâu thuẫn giữa yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt động GD trẻ với chế độ chính sách. Nguồn lực tài chính đầu tư cho GDMN còn thấp so với yêu cầu.
- Một bộ phận GV nhà trẻ và CBQL các trường MN còn nhiều hạn chế về ý thức và năng lực chuyên môn, thiếu sáng tạo, chậm đổi mới phương pháp, thiếu cập nhật kiến thức.
Kết luận chương 2
Khảo sát thực trạng công tác quản lý của BGH trường MN trên địa bàn quận 5, TP.HCM trong việc nâng cao chất lượng hoạt động CSGD trẻ nhà trẻ cho chúng ta thấy:
Trong thực tế BGH các trường MN đã rất quan tâm chỉ đạo nâng cao chất lượng hoạt động GD trẻ. Thực hiện khá tốt chức năng và nhiệm vụ quản lý chất lượng hoạt động GD trẻ. Xác định đúng đắn mức độ, tầm quan trọng của các nhiệm vụ để nâng cao chất lượng hoạt động GD trẻ. Thực hiện tương đối tốt công tác tham mưu phối hợp với các cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể ở địa phương để có sự lãnh đạo, chỉ đạo và cùng vào cuộc chăm lo cho GDMN. Tăng cường công tác xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cả về chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất chính trị, nêu cao đạo đức nhà giáo. Đặc biệt quan tâm việc bồi dưỡng, lựa chọn bố trí đội ngũ GV dạy lớp phù hợp với năng lực thực tại. Có nhiều giải pháp thực hiện tốt công tác huy động trẻ đến trường, tích cực XÃ HỘI HOÁGD, chăm lo các điều kiện đảm bảo nâng cao chất lượng hoạt động CSGD trẻ nhà trẻ trên địa bàn quận 5, TP.HCM.
Qua kết quả khảo sát cũng cho thấy những hạn chế yếu kém cần khắc phục trong công tác quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động CSGD trẻ. Đó chính là cơ sở quan trọng nhất đề tìm ra các giải pháp khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ ở các trường mầm non quận 5, TP.HCM trong thời gian tới.
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ Ở LỨA TUỔI NHÀ TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON QUẬN 5 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH