Các chiến lược chức năng a Chiến lược sản xuất.

Một phần của tài liệu Quản trị chiến lược tập đoàn acer (Trang 40)

III. MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG 3.1 Phân tích nguồn lực.

b. Nguồn công nghệ.

3.4. Các chiến lược chức năng a Chiến lược sản xuất.

a. Chiến lược sản xuất.

Một trong bốn chìa khóa dẫn đến thành công của Acer chính là tạo ra những sản phẩm cạnh tranh. Acer luôn duy trì chiến lược không ngừng đổi mới và cải tiến sản phẩm, sử dụng những công nghệ mới nhất nhằm tạo ra những sản phẩm cạnh tranh nhằm nâng cao vị thế của người sử dụng. Acer thực hiên khẩu hiệu “Fresh technology for everyone”. Fresh ở đây không hẳn chỉ có nghĩa là mới mà còn có nghĩa là những công nghệ mới nhất, đã được chứng minh, có giá trị và ít có nguy cơ công nghệ, bên cạnh đó giá cả lại phải chăng và mang đến cho con người một cuộc sống có ích lâu dài. Chủ tịch tập đoàn Acer lưu ý rằng quá trình sản xuất phụ kiện và nghiên cứu phát triển sản phẩm đã dành hết trách nhiệm của công ty. Ông cho rằng đổi mới , một trong những thương hiệu của công ty sẽ là chìa khoá dẫn đến sự phát triển của công ty.

"Bây giờ chúng tôi đang tham gia một chiến lược tiếp cận sự đổi mới. Chúng tôi sẽ không đổi mới vì mục đích đổi mới. Chúng tôi sẽ chỉ đổi mới về các sản phẩm thương mại thành công

Chủ tịch tập đoàn giải thích rằng Acer sẽ đợi cho đến khi thị trường sản phẩm đã đạt đến gần điểm bảo hoà trước khi công ty tham gia vào thị trường. Sau đó, Acer có thể áp dụng thương hiệu dộc đáo riêng của mình để kinh doanh và hạ thấp chi phí để đạt được lợi nhuận cao

b. Chiến lược Marketing.

Acer hướng đên chiến lược marketing sáng tạo. Ưu thế của Acer là luôn nắm được những nhu cầu thực sự của khách hàng và đưa ra những sản phẩm phù hợp nhằm đáp ứng những nhu cầu đó một cách kịp thời. Acer hiện nay đã sở hữu nhiều thương hiệu mạnh: eMachine, Packard Bell, Gateway và đã tạo ra một công ty máy tính đa thương hiệu với trị giá 20 tỷ USD với 25 triệu máy

tính mỗi năm. Sau khi mua lại Packard Bell và Gateway Acer đã xác định rõ con đường cho chiến lược đa nhãn hiệu của mình. Từ việc xác định được phân khúc thị trường để định vị cho nhãn hiệu của mình theo địa lý, sau đó phân biệt hoá sản phẩm bằng nhãn hiệu, và cuối cùng xác định công cụ marketing và bán hàng nhằm định vị cho mỗi nhãn hiệu của tập đoàn Acer phù hợp với từng phân khúc người tiêu dùng. Phân khúc người tiêu dùng dựa trên hai tiêu thức chủ yếu trong quy trình mua là danh tiếng đang có của thương hiệu trên thị trường và các công nghệ được ứng dụng cho các sản phẩm của thương hiệu đó. Acer đã xác định được 4 cụm tiêu chí khác nhau từ những người chịu ảnh hưởng từ nhãn hiệu của công ty và công nghệ. Người tiêu dùng, những người có xu hướng nghe theo người ngang hàng với họ để mua những gì phù hợp với túi tiền của mình.

Hiện tại Acer đặt nhiều thương hiệu tại mỗi khu vực khác nhau và với mỗi khu vực Acer dự kiến sẽ giới thiệu 3 thương hiệu. Vừa qua, Acer đã giới thiệu chiến lược phát triển đa thương hiệu cho bốn thương hiệu vốn đã rất nổi tiếng trên thế giới, bao gồm Acer, Gateway, Packard Bell và eMachines. Trong chiến lược này, Acer sẽ khai thác thế mạnh vốn có của từng thương hiệu với từng đối tượng khách hàng mục tiêu, nhờ đó duy trì được nét đặc thù riêng và cá tính riêng của mỗi thương hiệu. Mục tiêu đặt ra rất rõ ràng: tránh sự trùng lắp khi xây dựng thương hiệu và đảm bảo sự đồng nhất trong quá trình truyền thông, đồng thời duy trì những đặc tính riêng của mỗi thương hiệu và gia tăng số lượng người sử dụng

Ông Gianfranco Lanci, CEO kiêm Chủ tịch Tập đoàn Acer khẳng định. “Acer, Gateway và Packard Bell sở hữu ba đặc tính thương hiệu riêng biệt vớimục tiêu phát triển đa dạng hóa các loại sản phẩm của thương hiệu mình. ba tập đoàn sẽ phối hợp chặt chẽ với nhau để phát huy tốt nhất những kinh

nghiệm, năng lực vốn có của mình nhằm mang đến cho khách hàng những sản phẩm công nghệ phù hợp, đáp ứng tốt nhất nhu cầu riêng của mỗi người.” Cùng với chiến lược này, những người đứng đầu Tập đoàn Acer cũng cho biết tập đoàn cũng sẽ tích cực tham gia vào thị trường các thiết bị hỗ trợ Internet cũng như các dòng điện thoại thông minh vào đầu năm 2009 với sự hỗ trợ của ba thương hiệu Gateway, Packard Bell và eMachines. Với tầm vóc toàn

cầu cùng chiến lược phát triển đa thương hiệu mới, Acer đang không ngừng phát triển một cách vững chắc và luôn theo đuổi mục tiêu “Phá vỡ những ngăn

c. Chiến lược sản phẩm khách hàng

Thương hiệu Acer đã trở nên khá quen thuộc. Trong khi đó, hai thươnghiệu Gateway và Packard Bell, luôn đồng nghĩa với Phong Cách và ThờiTrang, gần gũi hơn với những ai xem máy tính như một người bạn đồng hành trong cuộc sống hàng ngày và trong các giao tiếp xã hội, để trao đối thông tin và thưởng thức những trải nghiệm đa phương tiện.

Và cuối cùng là eMachines hướng đến những ai vừa mới làm quen với thế giới công nghệ và mong muốn sở hữu một chiếc máy tính tiện lợi và hiệu quảVề thị trường phân bố sản phẩm: Packard Bell sẽ tập trung ở khu vực Châu Âu, Gateway sẽ thẳng tiến đến thị trường Mỹ, Nam Mỹ, Canada và cả thị

trường Châu Á, trong đó bao gồm cả thị trường Việt Nam đầy tiềm năng. Acer cũng đang tập trung sức lực vào những thị trường hấp dẫn của mình như Bắc

Mỹ, Châu Á Thái Bình Dương, Châu Âu… d. Chiến lược phân phối

Acer sẽ tiếp tục trung thành với mô hình kinh doanh theo kênh phân

phối đang triển khai. Vào năm 2001, mô hình kinh doanh trực tiếp (direct business) trong ngành công nghiệp máy tính là rất mạnh, trong khi đó mô hình kinh doanh theo kênh phân phối không được ủng hộ rộng rãi. Tuy nhiên, khi ngành công nghiệp máy tính phát triển, mô hình kinh doanh theo kênh phân phối lại trở thành chủ đạo và trên thực tế đã bắt đầu thể hiện sức mạnh. "Chiến lược và phương hướng kinh doanh của chúng tôi trong vài năm trở lại đây là hoàn toàn đúng đắn", chủ tịch Acer nhấn mạnh. Mô hình kinh doanh theo kênh phân phối của Acer là bền vững, khả thi

và có thể được tái sử dụng nhiều lần. Trong quá trình đó, khi ngành công nghiệp máy tính phát triển và hội tụ với nhau, thì mô hình này sẽ trở nên bền vững hơn nữa. Trong tương lai, Acer sẽ tập trung 100% vào mô hình kinh doanh theo kênh phân phối và cải thiện tính cạnh tranh của nó, và sẽ chia sẻ kết quả tăng trưởng và lợi ích với tất cả đối tác của mình. Sau khi tái cấu trúc công ty vào năm 2000, Acer đã xây dựng một mô hình hiệu quả cao cho mảng kinh doanh nhãn hiệu; mô hình này đã đề ra nền tảng cho sự phát triển và thành công của Acer trong vài năm gần đây. Mô hình này - có thể được áp dụng lại nhiều lần tại nhiều quốc gia khác nhau - hiện đang được nhiều công ty tham khảo và khẳng định rằng tầm nhìn dài hạn của Acer trong việc áp dụng mô hình kinh doanh gián tiếp (kinh doanh theo kênh phân phối) để cạnh tranh với mô hình kinh doanh trực tiếp .

Một phần của tài liệu Quản trị chiến lược tập đoàn acer (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w