Triệu chứng thực thể.

Một phần của tài liệu Đặc điểm rối loạn thông khí của bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có giãn phế nang (Trang 37)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.2.3. Triệu chứng thực thể.

Triệu chứng cơ năng và toàn thân trong các bệnh nhân giãn phế nang chỉ đơn thuần là các triệu chứng lâm sàng, không có định hướng gợi ý GPN. Triệu chứng thực thể là yếu tố lâm sàng chính và quan trọng gợi ý tình trạng GPN: Lồng ngực hình thùng, xương sườn nằm ngang, co kéo cơ hô hấp, rung thanh giảm, gõ phổi quá trong, nghe phổi thấy rì rào phế nang giảm và các ran tắc nghẽn (rit, ngáy) cũng như ran bội nhiễm (ẩm, nổ). Ngoài ra khám thực thể còn giúp đánh giá biến chứng tâm phế mạn (gan to, TM cổ nổi, Harzer, phù).

Qua thu thập số liệu chúng tôi nhận thấy: Các triệu chứng thực thể được ghi nhận lại đầy đủ nhất là ran phổi và rì rào phế nang.(bảng 3.5)

BN có ran nổ, ran ẩm chiếm tỷ lệ 56,9%; ran rít ran ngáy chiếm tỷ lệ 59,7%); số BN có ran nói chung là 86,7%; hai nhóm ran này không phải luôn luôn song hành. Triệu chứng RRPN có tới 63,9% (46BN) có giảm RRFN. Kết quả này tương đối phù hợp với sinh lý bệnh BPTNMT và đợt cấp với bội nhiễm, tăng tiết dịch phế quản, co thắt phế quản. Kết quả cũng phù hợp với một số nghiên cứu trước [7].

Các triệu chứng thực thể còn lại mặc dù quan trọng nhưng hầu như không được ghi nhận trong hồ sơ 1 cách đầy đủ như: hình dạng lồng ngực, co kéo cơ hô hấp, rung thanh, gõ lồng ngực, tình trạng gan, dấu hiệu harzer. Quan sát thực tế tại bệnh viện giúp giải thích phần nào lý do thiếu thông tin: quá tải BN khiến cho việc khám xét chủ yếu tập trung vào những triệu chứng quan trọng cho vấn đề điều trị và tiên lượng bệnh; các phương tiện cận lâm sàng đầy đủ, độ chính xác cao thay thế phần nào vai trò của lâm sàng; tình trạng BN thường nặng nên việc thực hành khám xét làm hồ sơ vào viện của SV gặp nhiều khó khăn.

Một số triệu chứng không góp phần chẩn đoán bệnh nhưng có ý nghĩa quan trọng trong điều trị và tiên lượng được ghi nhận đầy đủ. Nhịp thở trung bình của BN là 23,99 ± 4,63 ck/Phút; nhịp tim trung bình của BN là 91,9±1,52 nhịp/phút. Kết quả này tương tự với các nhận xét của Đặng Duy Chính hay Vũ Văn Khâm.

Các triệu chứng của tâm phế mạn không được ghi nhận đầy đủ và không tương xứng với tỷ lệ tâm phế mạn được chẩn đoán.

Một phần của tài liệu Đặc điểm rối loạn thông khí của bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có giãn phế nang (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(68 trang)
w