KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1.5. Về tiền sử hút thuốc.
- Trên toàn thế giới, yếu tố nguy cơ phổ biến nhất của BPTNMT là hút thuốc, xếp sau đó mới là tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà và ngoài trời. Người bệnh có thể sử dụng một hay nhiều loại thuốc như thuốc lá, cigar, và nhiều loại thuốc hút đặc trưng ở mỗi quốc gia [21]. ở Việt Nam 2 loại phổ biến là thuốc lá và thuốc lào. Theo NHLBI (2001) hút thuốc là nguyên nhân gây ra 80%-90% của BPTNMT bao gồm cả GPN.
- Trong nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy có 63/72 BN hút thuốc (chiếm 87,5%). 2 BN nữ đều không hút thuốc. Tỷ lệ BN sử dụng cả thuốc lá và thuốc lào là 47,2%. Các kết quả tương tự cũng đã được báo cáo ở nhiều nghiên cứu trước đây: Đặng Duy Chính (2004) với 89,6% BN hút thuốc và không BN nữ nào hút thuốc [7]; Nguyễn Quỳnh Loan thì 82,4% BN BPTNMT có hút thuốc [9]. Và Isa.Cerveri báo cáo tỷ lệ hút thuốc ở BN BPTNMT là 100% [22].
- Lượng thuốc hút trung bình của bệnh nhân là 25,63 ± 15,75; Trong đó, tỷ lệ hút trên 20 bao-năm là 374% (25BN) chiếm tỷ lệ cao nhất. Điều này phù hợp với các kết quả nghiên cứu trước đó [7].
- Các kết quả nghiên cứu tại Việt Nam phù hợp với báo cáo của nhiều tổ chức uy tín trên thế giới, ngày càng khẳng định mối nguy cơ rất lớn từ việc hút thuốc mà từ đó, bỏ thuốc là yếu tố tiên quyết, quan trọng hàng đầu trong dự phòng và điều trị BPTNMT nói chung và GPN nói riêng. Theo NHLBI (2003): Nguy cơ tử vong do bệnh ở người hút thuốc lá tăng theo số bao-năm (nguy cơ tử vong tăng từ 1 lần ở người không hút thuốc lên 66 lần ở người hút 80 bao-năm) [24].