Phân tích quy trình

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động xây dựng danh mục thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện can lộc năm 2010 (Trang 29)

3.1.2.1 Thu thập thông tin

HĐTĐT đã tiến hành thu thập các thông tin cần thiết cho việc xây dựng dự thảo DMT năm 2010. Các thông tin mà HĐTĐT thu thập được như bảng sau:

Bng 3.1 Các thông tin mà BV thu thp được

STT Thông tin Nội dung

1 Ngân sách thuốc BV 10,8 tỷ VND 2 Ngân sách toàn BV 22,5 tỷ VND 3 Tổng số lượng các thuốc

thường xuyên được sử dụng

Hơn 221 hoạt chất và hơn 94 biệt dược 4 Các ADRs đã xảy ra tại BV

năm 2009

Có 1 trường hợp, Bệnh nhân bị dịứng muộn khi dùng kháng sinh tiêm

5 Đề nghị bổ sung thuốc từ các khoa phòng

Thu thập từ các khoa phòng lâm sàng trong BV

Qua bảng phân tích số liệu trên ta thấy BV CL đã tiến hành thu thập các thông tin cần thiết cho việc xây dựng DMT 2010. Đó là các thông tin liên quan đến kinh phí thuốc (ngân sách thuốc, ngân sách BV), hay thông tin liên quan đến độ an toàn của thuốc (thông tin về ADRs) còn ít, điều này cho thấy công tác theo dõi ADR của bệnh viện chưa hiệu quả, đặc biệt, BV đã thu thập thông tin đề nghị thuốc từ các khoa phòng. Tuy nhiên , các thông tin này chưa thật sự đầy đủ và rõ ràng, chi tiết. Thông tin về ADRs mới chỉở mức ghi chép về số lượng các ca mà chưa ghi cụ thể hơn là thuốc nào gây ra dị ứng. Ngoài ra, việc thu thập các thông tin cần thiết để phân tích tình hình sử dụng thuốc năm 2009 vẫn chưa được thực hiện đầy đủ. Trong khi đó, phân tích mô hình sử dụng thuốc năm trước sẽ giúp BV rất nhiều trong việc XD một DMT mới phù hợp hơn.

3.1.2.2 Hội đồng thuốc điều trị của BVCL:

a) Cơ cấu tổ chức:

Bng 3.2: Cơ cu t chc ca HĐTĐT BVCL

STT Chức danh trong HĐTĐT Chức danh trong BV

1 Chủ tịch hội đồng Giám đốc BV 2 Phó chủ tịch thường trực

Trưởng khoa dược 3 Phó chủ tịch HĐ Phó giám đốc BV

4 Thư ký hội đồng Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp 5 Ủy viên hội đồng Phó giám đốc BV

6 Ủy viên hội đồng Trưởng khoa sản 7 Ủy viên hội đồng Trưởng khoa ngoại 8 Ủy viên hội đồng Trưởng khoa nhi

9 Ủy viên hội đồng Trưởng khoa truyền nhiễm 10 Ủy viên hội đồng Trưởng phòng khám

11 Ủy viên hội đồng Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu 12 Ủy viên hội đồng Trưởng phòng điều dưỡng 13 Ủy viên không thường trực

hội đồng

Trưởng phòng tài chính

Số lượng các thành viên là 13 người, đây là số lượng thường gặp ở các BV khác, các thành viên trong HĐTĐT mang tính đại diện cao cho các khoa phòng trong BV. Một HĐTĐT có nhiều thành viên đại diện cao cho các khoa phòng thì sẽ có tính đa ngành, các quyết định của HĐTĐT cũng được đánh giá trên nhiều khía cạnh. Từ đó ta thấy cơ cấu của HĐTĐT BV CL đã được tổ chức tương đối tốt.

b) Cách thức hoạt động của HĐTĐT BVCL: - Số lần họp trong năm 2010: 11 buổi

- Thời gian trung bình mỗi cuộc họp: 90 phút

- Các quyết định của cuộc họp HĐTĐT đã được văn bản hóa.

- Các vấn đề chính hay được bàn luận trong các cuộc họp của HĐTĐT: + Lựa chọn thuốc, các phác đồ điều trị mới

+ Đấu thầu thuốc

+ Quy định thực hiện chỉ thị 05/2004/BYT về giám sát sử dụng thuốc trong BV

HĐTĐT BVCL hoạt động tương đối tích cực, tính trung bình họp 1 lần/tháng tương đối định kỳ, nhờđó HĐTĐT ra các quyết định một cách nhanh chóng và kịp thời. Các vấn đề hay được bàn bạc đều là những vấn đề quan trọng nhất đồng thời là những nhiệm vụ chính của HĐTĐT. HĐTĐT bước đầu đã văn bản hóa được các quyết định của mình trong các cuộc họp nhờ thư ký HĐTĐT ghi chép lại. Tuy nhiên, các mục tiêu, mục đích, cũng như các kế hoạch chiến lược của HĐTĐT vẫn chưa được quy định thành văn bản. Điều này sẽ cản trở HĐTĐT thực hiện những mục tiêu và kế hoạch của mình.

b) Nhiệm vụ chính của HĐTĐT BVCL là xây dựng một DMT phù hợp với cơ sở mình. Do MHBT của BV tương đối ổn định, ít thay đổi qua các năm nên DMT BV cũng thay đổi không nhiều.Căn cứ vào đề nghị của các khoa phòng, HĐTĐT BVCL sẽ xây dựng các tiêu chí để đánh giá, bổ sung hay loại bỏ thuốc từ DMT năm trước, từđó xây dựng dự thảo DMT hoạt chất cho BV.

3.1.2.3 Các tiêu chí lựa chọn thuốc của BV:

Qua các cuộc họp của mình, HĐTĐT BVCL đã thống nhất được các tiêu chí lựa chọn thuốc sau đây:

- Mô hình bệnh tật của BV

- Kinh phí dành cho mua thuốc của BV - Hiệu quảđiều trị

- Độ an toàn của thuốc

Đây đều là những yếu tố hết sức quan trọng để xem xét, đánh giá và lựa chọn thuốc. Bên cạnh những tiêu chí được đưa ra, BV còn có các yếu tố tác động đến việc lựa chọn thuốc, đó là: Bng 3.3: Các yếu t tác động đến quá trình la chn thuc STT Nội dung yếu tố 1 Tài liệu cung cấp có số liệu đầy đủ 2 Chỉ định tiên tiến của sản phẩm 3 Mức độ kháng thuốc (kháng sinh)

4 Thuốc có trong danh mục thuốc chủ yếu do Bộ Y Tế ban hành 5 Ý kiến của chuyên gia về thuốc

6 Số lượng, mức độ, tần suất xảy ra phản ứng có hại của thuốc 7 Tương tác thuốc – thuốc

8 Tương tác thuốc – thức ăn

9 Mức độảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống 10 Khoảng cách chia liều của thuốc

11 Thời gian điều trị trung bình của thuốc 12 Đường đưa thuốc

13 An toàn cho điều dưỡng và bác sỹ khi điều trị.

Các tiêu chí cũng như yếu tố tác động đến quá trình lựa chọn thuốc của BV đã được xây dựng tương đối đầy đủ. Tuy nhiên mức độ tác động của các yếu tố này đến quá trình lựa chọn thuốc có khác nhau và HĐTĐT BV chưa có một tiêu chuẩn nào để đánh giá mức độ tác động của từng yếu tố đã hợp lý hay chưa. HĐTĐT BV đưa thêm càng nhiều yếu tố tác động thì việc đánh giá thuốc sẽ càng được chính xác và minh bạch. Một số yếu tố mà HĐTĐT có thể

xem xét là: thông tin dược động học của thuốc, hay thuốc có thể được sử dụng bởi các đối tượng đặc biệt,…

3.1.2.4Các nguồn thông tin mà BV sử dụng để lựa chọn thuốc:

Bng 3.4: Các ngun thông tin BV s dng đểđánh giá thuc

STT Nguồn thông tin Cấp thông tin

1 Dược thư quốc gia Cấp III 2 Tạp chí Dược lâm sàng Cấp III

3 Vidal Cấp III

4 MIMS Cấp III

5 Thuốc và biệt dược Cấp III 6 MEDLINE - www.nlm.nih.gov Cấp III

7 WHO—www.who.int Cấp III

Nguồn thông tin BV sử dụng khá tiện ích và phong phú, bao gồm nhiều loại thông tin khác nhau. Tuy nhiên, nguồn thông tin BV chủ yếu sử dụng là nguồn thông tin cấp III và không dùng nguồn thông tin cấp I, II để đánh giá. Điều này mang lại sự tiện lợi khi tra cứu nhưng lại hạn chế tính cập nhật và chính xác của nguồn thông tin. Hơn nữa, BV cũng đã sử dụng các tài liệu chính thống để tham khảo như Dược thư quốc gia hay tạp chí dược lâm sang bên cạnh việc tham khảo một số tài liệu mang tính chất quảng cáo như MIMS hay Vidal.

3.1.2.5 Xây dựng dự thảo DMT:

Dựa trên DMT năm 2009, các thông tin thu được từ đề nghị của các khoa phòng trong BV, đồng thời căn cứ vào các quy định, quy chế hiện hành của BYT, Bảo hiểm xã hội, HĐTĐT tiến hành dự thảo DMT hoạt chất năm 2010.

Mẫu đơn xin đề nghị bổ sung thuốc mới vào DMT đã được HĐTĐT thiết kế và phê chuẩn như sau:

Sở Y tế Hà Tĩnh Bệnh viện ĐK Can Lộc

-***-

ĐƠN XIN ĐỀ NGHỊ BỔ SUNG THUỐC MỚI

Trưởng khoa:……….Chữ ký:………..Ngày:…………. Tên người gửi: Chữ ký: Ngày:

Tên gốc: Phân loại điều trị:

Tên thương mại Nhà cung cấp:

Đơn vị tính

Thuốc này có trong DMT TY của BYT không: có/không Chỉđịnh đề nghị:

Nguyên lý tác dụng:

Tác dụng không mong muốn hay gặp và tương tác thuốc: Thận trọng và chống chỉđịnh:

Các hạn chế kê đơn (ví dụ như chỉ dùng cho chuyên gia): Có hướng dẫn kê đơn không?(nếu có thì đính kèm)

Liều dùng trung bình: Độ dài điều trị trung bình

Các thuốc đã được phê chuẩn với cùng chỉđịnh trên: Liệt kê các thuốc có thể bị thay thế khi bổ sung thuốc này Số bệnh nhân ước tính trong 1 năm

Lượng tiêu thụước tính của thuốc trong 1 năm

Các ưu điểm vượt trội của thuốc: (đính kèm tài liệu tham khảo)

HĐTĐT dựa trên các thông tin trên tiến hành phân tích lựa chọn các thuốc vào trong danh mục thuốc của bệnh viện của năm tiếp theo. HĐTĐT còn dựa trên các thông tin từ các nguồn khoa phòng điều trị về các thuốc không đáp ứng được nhu cầu điều trị, thuốc kém chất lượng, thuốc gây nên tương tác và các ADR.

Phân loại nhóm thuốc có ý nghĩa quan trọng đối với công tác dược tại bệnh viện, đối với các bệnh viện trong nước ta thì việc phân loại nhóm thuốc theo tác dụng điều trị giống danh mục thuốc chủ yếu phổ biến hầu hết các bệnh viện.

Kết quả của quá trình đánh giá và lựa chọn thuốc là bản dự thảo DMT năm 2010 chia làm 24 nhóm tác dụng dược lý như sau:

Bng 3.5: Cơ cu DMT 2010 phân chia theo tác dng dược lý

STT Nhóm tác dụng dược lý Số lượng hoạt chất

Tỷ lệ

(%)

1 Thuốc chế phẩm YHCTr 44 6,98

2 Thuốc chống nhiễm khuẩn 76 12,06

3 Thuốc tim mạch 60 9,52

4 Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm NSAIDS điều trị gut và các bệnh xương khớp

44 6,98

5 Vitamin và các chất vô cơ 42 6,67

6 Hormon, nội tiết tố 40 6,35

7 Thuốc đường tiêu hóa 60 9,52

8 Dung dịch điều chỉnh nước, điện giải và cân bằng acid-base

32 5,08

9 Thuốc tác dụng trên đường hô hấp 21 3,33

11 Thuốc chống dịứng và dùng trong các trường hợp quá mẫn.

24 3,81 12 Thuốc tác dụng đối với máu 24 3,81

13 Thuốc cấp cứu và chống độc 20 3,17

14 Thuốc có tác dụng thúc đẻ, cầm máu sau đẻ và chống đẻ non

12 1,90

15 Thuốc gây tê, mê 8 1,72

16 Thuốc điều trị ung thư và điều hoà miễn dịch 2 0,32

17 Thuốc lợi tiểu 12 1,90

18 Thuốc điều trị da liễu 16 2,54

19 Thuốc giãn cơ và ức chế cholinesterase 4 0,63 20 Thuốc chống co giật và chống động kinh 10 1,59

21 Thuốc điều trịđau nửa đầu và chóng mặt 6 0,95

22 Thuốc chống Parkinson 4 0,63

23 Huyết thanh và globulin miễn dịch 4 0,63

24 Thuốc chống rối loạn tâm thần 8 1,27

Tổng 630 100

Kết quả phân tích cơ cấu DMT phân chia theo tác dụng dược lý, cơ bản vẫn có đầy đủ các nhóm thuốc để phù hợp với nhu cầu điều trị của một BV đa khoa tuyến huyện. Qua bảng trên ta thấy nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất 12,06 %, tiếp đến là nhóm thuốc tim mạch và đường tiêu hoá mỗi loại chiếm 9,52%, sau sự đa dạng và phong phú của các nhóm thuốc trên là nhóm các thuốc chế phẩm YHCTr, thuốc hạ sốt giảm đau chống viêm NSAIDS và nhóm thuốc vitamin chiếm tỷ lệ mỗi loại gần 7%.

DMT sử dụng tại BV

thuốc trong năm làm cơ sở cho kế hoạch đấu thầu thuốc tập trung tại Sở y tế, để lựa chọn nhà cung ứng và các mặt hàng thuốc sử dụng tại đơn vị dựa trên căn cứ về nguồn kinh phí và ngân sách BV.

Do đặc thù của tỉnh Hà Tĩnh tiến hành đấu thầu tập trung tại Sở Y tế nên HĐTĐT của bệnh viện không can thiệp sâu vào việc lựa chọn thuốc. Danh mục thuốc hoạt chất được xây dựng, sau đó theo như kết quả đấu thầu tại Sở y tế tỉnh mà mỗi bệnh viện sẽ lựa chọn các biệt dược đã trúng thầu của từng hoạt chất vào Danh mục thuốc của Bệnh viện. Danh mục thuốc của bệnh viện dựa trên danh mục thuốc chủ yếu do Bộ Y tế ban hành, vì vậy các thuốc này được bảo hiểm y tế chi trả.

Khoa Dược của Bệnh viện thường xuyên theo dõi các thông tin thuốc giả thuốc kém chất lượng do Cục Quản Lý Dược Việt Nam. Thông tin thuốc giả thuốc kém chất lượng được gửi tới Khoa Dược bệnh viện. Cán bộ của đơn vị thông tin thuốc sẽ kiểm tra các thuốc trong danh mục thuốc bệnh viện. Nếu có các thuốc trong danh sách các thuốc đình chỉ lưu hành, thuốc kém chất lượng, bệnh viện sẽ thu hồi toàn bộ số thuốc chuyển trả đơn vị cung ứng và gửi báo cáo lên Sở Y Tế tỉnh, ngưng hoạt động cung ứng thuốc đình chỉ, kém chất lượng trong toàn bệnh viện. Trong năm 2010 bệnh viện không có thuốc nào thuộc danh mục thuốc đình chỉ và kém chất lượng.

Bệnh viện chưa xây dựng chuyên khảo về các thuốc trong danh mục thuốc. Chuyên khảo là cuốn cẩm nang về các thuốc trong danh mục trong đó có đầy đủ các thông tin về tên thuốc hàm lượng nồng độ, chỉ định chống chỉ định, tương tác thuốc, hướng dẫn cách sử dụng thuốc, độ dài của đợt điều trị… Bệnh viện cũng chưa tiến hành phân tích nào về vấn đề kinh tế như phân tích chi phí- hiệu quả của thuốc.

BV đã tiến hành lựa chọn được DMT với 630 biệt dược trúng thầu được phân chia theo 24 nhóm tác dụng.

3.1.2.7 Phê chuẩn danh mục thuốc

Căn cứ vào kết quả đấu thầu, sau khi việc lựa chọn xong các thuốc trong Danh mục thuốc của một năm, Giám đốc bệnh viện, chủ tịch HĐT&ĐT, trưởng khoa Dược bệnh viện đồng phê chuẩn Danh mục thuốc được xây dựng. Quyết định này được thông báo đến toàn thể cán bộ nhân viên trong các khoa phòng bệnh viện. Đồng thời với sự phê duyệt Danh mục thuốc mới, Khoa Dược bệnh viện chuẩn bị Danh mục thuốc mới này gửi đến tất cả các khoa phòng trong bệnh viện. Quyết định này thể hiện quyền pháp lý của Danh mục thuốc và vai trò của HĐTĐT. Khoa Dược triển khai mua sắm thuốc theo danh mục thuốc chủ yếu sử dụng tại đơn vị đã được phê duyệt.

Một phần của tài liệu Đánh giá hoạt động xây dựng danh mục thuốc tại bệnh viện đa khoa huyện can lộc năm 2010 (Trang 29)