Bổ sung các vi chất dinh dưỡng bằng sữa công thức

Một phần của tài liệu Hiệu quả bổ sung sữa công thức lên trình trạng dinh dưỡng,một số chỉ tiêu sinh hóa trẻ em 5 tuổi học một số trường mầm non tại yên định,thanh hóa luận văn thạc sĩ sinh học (Trang 27 - 31)

Thành phần chính và vai trò của các vi chất trong sữa công thức chủ yếu là:

Protein(đạm): là vật liệu xây dựng nên các tế bào, mô, cơ quan, dịch tiêu hoá, các nội tiết tố, các enzim,…Thiếu prtein trẻ sẽ ngừng tăng trưởng, sụt cân, kém tiêu hoá, dễ mắc bệnh,…Protein trong sữa gần như được cơ thể hấp thu hoàn toàn sau khi hấp thu. Protein trong sữa chủ yếu là whey, casein. Đạm whey là đạm nước chiết tách ra từ khối đạm có đặc tính dễ phân hóa thành các đơn vị nhỏ, nên dễ hấp thu, còn gọi là đạm hấp thu nhanh. Còn đạm casein là thành phần đạm đặc, đạm chứa nhiều phốtpho và tiêu hủy chậm. Ngoài ra còn có thể bổ sung thêm nucleotit, vitamin.

Chất béo: cần thiết cho nhiều quá trình như dự trữ, cung cấp năng lượng, sản xuất kích thích tố, làm ấm cơ thể. Vitamin tan trong chất béo cùng với các axit béo thiết yếu cần cho sự phát triển của cơ thể cũng như hệ thần kinh của trẻ nhỏ. Tuỳ vào từng loại sữa mà hàm lượng chất béo của chúng khác nhau. Ví dụ: sữa nguyên chất chứa 4% chất béo, sữa tách béo chứa 1%,...

Gluxit: trong sữa chủ yếu là lactose tuỳ vào loại sản phẩm mà có thể bổ sung đường saccarose, glucose,…cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Vitamin: trong sữa gần như có đầy đủ các axit amin cần thiết như A, C, D, E, các vitamin nhóm B, axit folic,…

- Vitamin A: cần cho sự phát triển thị lực, tăng khả năng miễn dịch, chống nhiễm trùng, chống ôxi hoá. Thiếu vitamin A gây chậm tăng trưởng.

- Vitamin D: có vai trò quan trọng trong việc hấp thu canxi và phốt pho cần thiết cho quá trình tạo xương. Thiếu vitamin D trẻ có thể bị còi xương, ảnh hưởng đến sự phát triển tầm vóc của trẻ sau này.

- Vitamin E: đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa thiệt hại cho các cấu trúc như cấu trúc của màng tế bào.

- Vitamin nhóm B: sữa chứa một lượng đáng kể các vitamin B. Vitamin B1 (Thiamin) cần thiết cho quá trình chuyển hoá cacbonhydrat, thần kinh và

chức năng tim. Vitamin B2 (Riboflavin) cần thiết cho việc giải phóng năng lượng từ thực phẩm và giúp tạo làn da khoẻ mạnh. Vitamin B6 (Pyridoxine) là vitamin thiết yếu tham gia vào quá trình chuyển hoá protein, cần thiết cho sự hình thành tế bào hồng cầu, duy trì hệ thống miễn dịch và hệ thần kinh khoẻ mạnh. Vitamin B12 cần thiết để duy trì các dây thần kinh và các tế bào hồng cầu khỏe mạnh.

- Vitamin C: cần thiết cho các cấu trúc, sự duy trì mạch máu, cơ, sụn và xương. - Axit folic: đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của ống thần kinh giai đoạn thai nhi. Thiếu axit folic ở bà mẹ mang thai dễ dẫn đến khuyết tật ống thần kinh của thai nhi. Ở trẻ nhỏ nó có vai trò quan trọng trong sự hình thành phát triển của hồng cầu, bạch cầu.

Khoáng chất: sữa cung cấp tương đối đầy đủ các khoáng chất đặc biệt là canxi, phôtpho hai chất khoáng không thể thiếu trong cấu trúc của xương và răng.

- Sắt (Fe): thành phần sữa tự nhiên thiếu sắt vì thế trong sữa chế biến được bổ sung thêm sắt. Sắt tham gia cấu tạo nên huyết sắc tố (Hb), huyết sắc tố có chức năng vận chuyển ôxi và cácbonic đảm bảo cho hô hấp diễn ra bình thường. Thiếu sắt ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển não bộ ở trẻ nhỏ. Ở người lớn thiếu sắt gây thiếu ôxy não ảnh hưởng đến quá trình học tập, làm việc.

- Kẽm (Zn): làm tăng khả năng miễn dịch, tăng cảm giác ngon miệng ở trẻ SDD. Đặc biệt kẽm giúp sự phân chia tế bào, tăng cường chuyển hoá vì kim loại này tham gia vào sinh tổng hợp và điều hòa hocmon tăng trưởng.

- Iốt (I): là nguyên liệu tạo nên nội tiết tố tuyến giáp. Có chức năng điều chỉnh tỷ lệ trao đổi chất của cơ thể. Nếu thiếu iốt dẫn đến trì trệ cả về thể chất lẫn tinh thần.

- Magiê (Mg): cần thiết cho sự phát triển xương, tổng hợp protein, co cơ và chức năng thần kinh.

- Kali (K): có vai trò quan trọng đối với sự cân bằng chất lỏng, co cơ dẫn truyền thần kinh.

Dựa trên nghiên cứu, phân tích thành dinh dưỡng của sữa mẹ và nhu cầu dinh dưỡng của các đối tượng khác nhau mà các chuyên gia dinh dưỡng đã tính toán và bổ sung vào sữa công thức các chất dinh dưỡng như các axit amin thiết yếu, vitamin, khoáng chất hoặc lấy bớt hàm lượng chất béo nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của từng đối tượng. Một số chất được thêm vào như: Lyzin, DHA, ARA, Taurin, omega3, omega6,… Lyzin là loại axit amin thiết yếu mà cơ thể có nhu cầu cao nhưng thường bị thiếu hụt trong khẩu phần ăn của người Việt Nam và dễ bị phân huỷ trong quá trình chế biến thức ăn. Thiếu lyzin trẻ sẽ không tổng hợp được protein nên có triệu chứng gầy, teo cơ, biếng ăn…Các axit béo chiếm đến 60% thành phần cấu trúc của não bộ, trong đó DHA (Decosa hexaenoic acid), ARA (Arachidonic acid) là những thành phần chiếm tỉ lệ lớn. Taurin là một loại axit amin có nhiều trong sữa mẹ, trong cơ thể taurin tập trung nhiều ở cơ xương và hệ thần kinh trung ương. Taurin có chức năng chống ôxi hoá, bảo vệ cơ thể trước các tia phóng xạ, hỗ trợ cho sự phát triển bình thường của hệ thần kinh trung ương, hệ thống thị lực trước và sau khi sinh.

Một phần của tài liệu Hiệu quả bổ sung sữa công thức lên trình trạng dinh dưỡng,một số chỉ tiêu sinh hóa trẻ em 5 tuổi học một số trường mầm non tại yên định,thanh hóa luận văn thạc sĩ sinh học (Trang 27 - 31)