Chương 4 BÀN LUẬN

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt động marketing các sản phẩm của công ty dược phẩm sanofi aventis việt nam và dòng sản phẩm cạnh tranh đồng thời trên địa bàn phía nam từ 2009 2011 (Trang 64)

Sanofi aventis là một công ty Dược phẩm có thương hiệu và thị phần lớn tại Việt Nam:

 Có hai nhà máy sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP châu Âu

Nhập khẩu các loại thuốc chuyên khoa hàng đầu thế giới do Sanofi aventis sản xuất tại các nước có nền công nghiệp Dược hiện đại bậc nhất trên thế giới. Sanofi aventis Việt Nam có ưu điểm nổi trội hơn các hãng dược phẩm khi vừa có thể sản xuất, vừa được trực tiếp nhập khẩu thuốc.

 Sanofi aventis có 2 nhà máy sản xuất để sản xuất thuốc của Sanofi aventis và sản xuất thuốc theo đơn đặt hàng của các hãng dược phẩm hàng

đầu khác (sản phẩm Panadol của GSK).

 Sanofi aventis Việt Nam nhập khẩu trực tiếp thuốc của công ty mẹ được sản xuất tại nước ngoài về mà không cần nhập khẩu ủy thác qua một công ty dược phẩm trong nước khác. Các sản phẩm này được Sanofi aventis trực tiếp phân phối hoặc thông qua một trung gian phân phối khác (Diethem Việt Nam). Trong khi các hãng dược phẩm khác không được trực tiếp phân phối thuốc, phải thông qua một trung gian phân phối. Điều này khiến cho các doanh nghiệp không chủ động trong nhập khẩu, phân phối.

Do đó, Sanofi aventis Việt Nam có đầy đủ các “gam” hàng từ các loại thuốc kháng sinh, thuốc hô hấp, thuốc thần kinh, thuốc ung thư đến thuốc OTC. Với một danh mục sản phẩm đa dạng cả về chiều dài, rộng, sâu, Sanofi aventis không thể tập trung đầu tư chi phí Marketing như nhau đối với tất cả các sản phẩm, mà tùy thuộc vào khả năng có thể chiếm lĩnh và làm chủ thị trường trong tương lai và khả năng mang lại lợi nhuận cao cho công ty.

Đối với các thuốc đang Xâm nhập vào thị trường:

Sanofi aventis đầu tư chi phí R&D lớn để nghiên cứu và đưa sản phẩm với công năng vượt trội trong điều trị vào thị trường. Trong khi đó trên thị

trường chỉ có các sản phẩm cũ, hiệu quả điều trị không cao bằng, các sản phẩm mới này được đầu tư chi phí lớn để giới thiệu cho bác sĩ biết đến công năng và cách sử dụng sản phẩm để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất. Với chính sách sản phẩm vượt trội, các SP này được đặt giá hớt váng, giá cao để

nhằm bù đắp lại chi phí nghiên cứu và chi phí Marketing và thu lợi nhuận tối

đa cho doanh nghiệp trong thời gian đang độc chiếm thị trường.

Cùng với đó, chính sách xúc tiến hỗ trợ kinh doanh không chỉ mang tính giới thiệu công năng, cách sử dụng thuốc cho bác sĩ, cố gắng trong thời gian còn bảo hộ tận dụng tối đa ưu thế để tối đa hóa thị phần. Thuốc mới, là “cứu cánh” cho bệnh nhân, là một “lợi ích” cho bác sĩ.

Đối với các thuốc đang chia sẻ thị phần với các đối thủ khác

Đây là thách thức không chỉđối với Sanofi aventis. Sản phẩm nào cũng có một chu kỳ sống, và sự có sự phân chia lại thị trường theo thời gian khi có sự xuất hiện của các sản phẩm mới.

Các thuốc đã có mặt trên thị trường từ lâu, đã đi sâu vào tâm trí và thói quen sử dụng thuốc của bác sĩ, khi có thêm các thuốc mới với công dụng điều trị

có thể vượt trội hoặc không, đều đứng trước nguy cơ thị phần bị chia sẻ.Khi đó bác sĩ và người bệnh có thêm cơ hội lựa chọn thuốc và xác suất được lựa chọn của các thuốc đều thay đổi. Khi đó để duy trì thị phần trên phân khúc thị trường vốn có, Sanofi aventis và các hãng được phẩm lớn hầu hết đều tăng chi phí Marketingcho sản phẩm. Mục đích để tăng sự nhận biết các tác dụng vượt trội của sản phẩm so với các sản phẩm cạnh tranh, để tác dụng điều trị là yếu tố tiên quyết

để cạnh tranh với các sản phâm cạnh tranh trên thị trường. Bên cạnh đó, việc duy trì mối quan hệ của các hãng, các công ty với bác sĩ cũng là một yếu tố quan trọng về thói quen kê toa hay vì tâm lý “chịu ơn” của bác sĩ.

Đặc biệt đối với các công ty tư nhân hay dùng hoa hồng và chiết khấu để

tăng lượng kê toa của bác sĩ.

Ngoài ra, đối với các hãng thuốc hàng đầu trên thế giới, khi sự cạnh tranh diễn ra quá gay gắt, chi phí Marketing quá lớn, tỷ suất lợi nhuận của sản phẩm quá nhỏ không chiếm lĩnh được các khúc thị trường vốn trước là của mình (Campto), hay xâm nhập không thành công (Co- Aprovel ở thị trường Bạch Mai), hãng sẽ có xu hướng giảm đầu tư (như Co- Aprovel) hay ngừng đầu tư, nhượng quyền cho hãng khác (như Campto), và nghiên cứu đầu tư vào sản phẩm mới có khả năng chiếm lĩnh thị trường hơn, vì mục tiêu lợi nhuận và uy tín thương hiệu của công ty.

Đối với các thuốc chiếm thị phần lớn.

Đây là các thuốc đã vượt qua các giai đoạn cạnh tranh khốc liệt trên thị

trường, hoặc không có các đối thủ cạnh tranh có thể phân chia đáng kể lại thị

trường. Có được điều này là do các thuốc này có công năng vượt trội đã được khẳng định qua thời gian như: Taxotere (Sanofi aventis).

Khi đó chi phí Marketing sẽ cân nhắc giảm đi khi vẫn giữ vững được phân khúc thị trường hoặc giữ nguyên để bảo vệ phân khúc thị trường. Cá biệt có trường hợp tăng thêm để chiếm lĩnh tối đa thị trường.

Trong trường họp này, chính sách sản phẩm giữ vai trò chủ chốt.Sản phẩm vượt qua tất cả các sản phẩm cạnh tranh khác và tồn tại vững chắc trên thị trường là nhờ thuốc có ưu điểm vượt trội trong điều trị.Đây là điều không thể thay thế bởi bất kỳ một chính sách nào khác. Tuy nhiên để đạt được điều này cần sự kết hợp nhuần nhuyễn các chính sách giá, phân phối và đặc biệt là chính sách XTHTKD đúng đắn hỗ trợ cho việc đưa thông tin thuốc và giải quyết các vấn đề khác để thuốc đạt được mục tiêu điều trị cho bệnh nhân kịp thời và hiệu quả.

Một phần của tài liệu Khảo sát hoạt động marketing các sản phẩm của công ty dược phẩm sanofi aventis việt nam và dòng sản phẩm cạnh tranh đồng thời trên địa bàn phía nam từ 2009 2011 (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)