Các giải pháp đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Khả năng thích ứng của doanh nghiệp việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 50)

1. Chủ động tiếp cận thông tin, tìm hiểu các cam kết để có chiến lược phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Khi hội nhập kinh tế quốc tế, doanh nghiệp không chỉ chịu sự điều chỉnh về mặt luật pháp trong nước mà phải chấp nhận luật chơi của các tổ chức quốc tế. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải chủ động nắm thông tin về việc ban hành văn bản

pháp lý mới trong nước, về các cam kết của trong hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với các đối tác kinh tế, với các tổ chức kinh tế quốc tế và cần tìm hiểu định chế của WTO qua đó hiểu rõ những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp, chủ động sắp xếp lại sản xuất và kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

Những cam kết của Việt Nam đối với các đối tác và tổ chức kinh tế quốc tế khi nước tat ham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mà các doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá cần quan tâm tìm hiểu là:

- Hiệp định về thuế: quy định mức thuế và lịch trình cắt giảm thuế hàng hoá; - Hiệp định về hải quan: trị giá hải quan và giám định trước khi xếp lên tầu; - Hiệp định về các rào cản kỹ thuật đối với thương mại;

- Hiệp định về hàng hoá nhập khẩu; - Hiệp định về các biện pháp tự vệ; - Hiệp định về nông nghiệp;

- Hiệp định về hàng dệt và may mặc, …

Tuỳ vào lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp mà từ đó chủ động tìm hiểu thông tin. Năm 2006, thuế nhập khẩu của Việt Nam đối với các nước Asean ở mức chung là 0 - 5%, các doanh nghiệp sẽ phải cạnh tranh mạnh mẽ với sản phẩm của nước bạn ngay trên thị trường trong nước. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng có cơ hội tiếp cận thị trường các nước trong khu vực, nếu tìm hiểu kỹ luật chơi của AFTA, doanh nghiệp sẽ giảm bớt mức độ rủi ro khi thâm nhập thị trường.

2. Mở rộng và tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế kinh tế

Các doanh nghiệp Việt Nam phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường khó có thể đáp ứng được những yêu cầu và những đơn hàng lớn có thể lên tới hàng trăm triệu USD. Vì vậy, cần phải mở rộng và tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế. Quá trình mở rộng và tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp có thể sẽ là quá trình tích tụ, tập trung vốn để hình thành nên công ty lớn, tập đoàn mạnh.

Các công ty lớn có tiềm lực về vốn, về ứng dụng khoa học công nghệ, mở rộng thị trường và thường nắm giữ các luồng lưu thông hàng hoá chính. Trong khi đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có khả năng điều chỉnh linh hoạt, tạo thành mạng lưới hoạt động rộng khắp trên thị trường cả trong và ngoài nước.

Từ thực tiễn cho thấy, muốn đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao khả năng cạnh tranh và nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, các doanh nghiệp Việt Nam cần mở

rộng các hình thức liên doanh, liên kết giữa kinh tế nhà nước với các thành phần kinh tế khác đặc biệt các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Đại đa số các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang hoạt động trong điều kiện không đủ vốn cần thiết, ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường trong và ngoài nước. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có ít khả năng vay vốn từ ngân hàng thương mại mà chủ yếu phải dựa vào vốn tự có, huy động từ bản thân nhà quản lý, gia đình người thân và nhân viên. Nguyên nhân của tình trạng này một phần từ chính doanh nghiệp: một số doanh nghiệp cố ý làm trái pháp luật, giả mạo giấy tờ để vay vốn ngân hàng; nhiều doanh nghiệp không thực hiện đúng chế độ thống kê kế toán, phản ánh không chính xác tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình, xây dựng báo cáo tài chính chỉ mang tính chất đối phó. Vì vậy, doanh nghiệp cần có hệ thống ghi chép và theo dõi hoạt động kinh doanh của mình, minh bạch tình hình tài chính sẽ tạo lòng tin và thuyết phục ngân hàng cho vay. Việc liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp không chỉ góp phần khắc phục tình trạng thiếu vốn, mà còn đòi hỏi các doanh nghiệp phải làm ăn trung thực, thực hiện tốt chế độ thống kê và báo cáo tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngoài ra để khác phục tình trạng thiếu vỗn, doanh nghiệp cần đa dạng hoá nguồn vốn bằng việc kêu gọi các thành viên tăng vốn góp, đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá và tham gia vào thị trường chứng khoán. Sử dụng hiệu quả vốn huy động vào sản xuất kinh doanh, hạn chế tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau nếu không các doanh nghiệp dễ bị các tập đoàn lớn của các nước trong khu vực đánh bại.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần tham gia vào các Hiệp hội ngành nghề kinh doanh của mình vừa thu thập thông tin cần thiết về đối tác, thông tin thị trường, tiến bộ công nghệ và sản phẩm vừa tạo nên sự gắn kết giữa các doanh nghiệp hỗ trợ nhau về vốn, kinh nghiệm quản lý và ứng dụng công nghệ tiến tiến trong sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp nước ngoài.

3. Chủ động nắm thông tin và những biến động trên thị trường, chiếm lĩnh thị trường nội địa, ra sức thâm nhập thị trường thế giới. thị trường nội địa, ra sức thâm nhập thị trường thế giới.

Doanh nghiệp cần phải chủ động tìm hiểu nắm thông tin về thị trường nhất là những thông tin liên quan đến những sản phẩm và đối tác của doanh nghiệp mình từ đó có những chiến lược kinh doanh, cạnh tranh thích hợp. Sử dụng công nghệ mới, tăng tính cạnh tranh bằng sản phẩm có hàm lượng trí thức cao, giảm giá thành, xây dựng thương hiệu, phát triển hệ thống phân phối cho sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, quán triệt triết lý khách hàng,

tức là khách hàng cần gì, cần thoả mãn nhu cầu thế nào và ở đâu thì đáp ứng yêu cầu đó.

Cùng với việc phát triển thị trường nội địa mỗi doanh nghiệp đều hướng tới mở rộng thị trường kinh doanh. Các quốc gia đều có sự khác biệt về chính trị, kinh tế…, chịu sự tác động của nền kinh tế thế giới ở mức độ khác nhau, doanh nghiệp cần thường xuyên theo dõi, phân tích biến động thị trường, giá cả hàng hóa cả trong và ngoài nước, cân nhắc kỹ để điều hòa hợp lý hoạt động kinh doanh sao có lợi cho doanh nghiệp.

4. Đào tạo và nâng cao trình độ nguồn nhân lực

Con người chính là nhân tố trung tâm quyết định sự thành bại của doanh nghiệp, do vậy, doanh nghiệp cần có chiến lược đào tạo để có một đội ngũ cán bộ và lực lượng lao động lành nghề, có trình độ cao thích ứng với hội nhập quốc tế.

Trước hết, muốn tồn tại và thành công trên thương trường mà đặc biệt là thị trường nước ngoài đòi hỏi phải có nhà quản trị doanh nghiệp giỏi, có tầm nhin chiến lược và quản lý chiến lược kinh doanh của mình một cách hiệu quả, có khả năng xử lý tình huống kinh doanh tốt. Tuy nhiên, đa phần đội ngũ cán bộ quản trị doanh nghiệp nước ta còn yếu kém cả về kiến thức hội nhập, pháp luật quốc tế và trình độ ngoại ngữ. Doanh nghiệp cần có chương trình, kế hoạch đào tạo, đồng thời, nâng cao hiệu quả đào tạo, học tập kinh nghiệm của các chuyên gia nước ngoài hình thành đội ngủ các nhà quản trị không chỉ giỏi trong việc xây dựng các chiến lược ngắn và dài hạn mà còn có khả năng tổ chức triển khai thực hiện những chiến lược đã được lập ra.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần quan tâm lợi ích chính đáng của lao động, giải quyết tốt quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động. Có chính sách thu hút và đối đãi đối với nhân tài, xây dựng một đội ngũ lao động chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo. Tạo điều kiện có lao động trẻ - lực lượng lao động quyết định nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp - phát huy năng lực.

5. Đẩy mạnh đổi mới và ứng dụng công nghệ trong doanh nghiệp nhằm tăng hiệu quả quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm, sử dụng tối ưu các hiệu quả quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm, sử dụng tối ưu các nguồn lực hiện có

Trình độ khoa học công nghệ, khả năng tiếp cận và đổi mới công nghệ là một trong yếu tố nhằm tăng chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu của doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Doanh nghiệp nào biết tận dụng điều kiện vốn có, cải tiến kỹ thuật để tăng nhanh tốc độ nghiên cứu và triển khai sản xuất sản phẩm mới sẽ thúc đẩy năng lực cạnh tranh, tạo động lực phát triển của doanh nghiệp. Nhìn chung, nhiều mặt hàng của Việt Nam còn bị hạn chế về chất lượng, giá cả, mẫu mã hàng hoá, ứng

dụng khoa học công nghệ giúp doanh nghiệp tránh khỏi tình trạng sản phẩm lạc hậu mang tính kết cấu, nâng cao chất lượng và phát triển tính năng của sản phẩm.

Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin và sự phát triển hết sức nhanh chóng của thương mại điện tử, phần lớn các doanh nghiệp nước ngoài đều áp dụng thương mại điện tử hoặc áp dụng những phương tiện công nghệ thông tin hiện đại phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp Việt Nam muốn hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp nước ngoài bắt buộc phải sử dụng công nghệ thông tin và áp dụng thương mại điện tử.

6. Xây dựng văn hoá kinh doanh và phục vụ khách hàng

Văn hoá kinh doanh đó là văn hoá được hình thành và phát triển trong hoạt động kinh doanh bao gồm văn hoá thương nhân, văn hoá thương trường và văn hoá trong doanh nghiệp. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, xây dựng văn hoá kinh doanh là đòi hỏi tất yếu, nó chỉ có thể được xây dựng trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh, tôn trọng pháp luật, đặt chữ tín lên hàng đầu.

Nâng cao tầm văn hoá kinh doanh của các doanh nhân, hình thành văn hoá kinh doanh trong các doanh nghiệp, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải kinh doanh có hiệu quả, có năng lực cạnh tranh cao, tôn trọng luật pháp, bảo đảm nghĩa vụ đối với Nhà nước, đoàn kết gắn bó trong mỗi doanh nghiệp, gắn bó doanh nghiệp với cộng đồng và xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Khả năng thích ứng của doanh nghiệp việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 50)