Khả năng thích ứng của nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Khả năng thích ứng của doanh nghiệp việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 39)

II. Bối cảnh Việt Nam

2.Khả năng thích ứng của nguồn nhân lực

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thì khả năng thích ứng của đội ngũ lao động trong các doanh nghiệp Việt Nam đối với môi trường làm việc mới có tác động rất lớn tới năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp.

Việt Nam có một nguồn nhân lực dồi dào góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường. Nhóm hàng xuất khẩu chiếm tỷ trọng khá lớn và đạt kim ngạch cao của Việt Nam chủ yếu dựa vào các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp có lợi thế cạnh tranh về lực lượng lao động, chủ yếu dựa trên nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ. Trong các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, hàng gia công còn chiếm tỷ trọng lớn như dệt-may, giày, dép….. Những mặt hàng này, hiện nay đang có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới là do giá nhân công rẻ và sự khéo léo của đội ngũ công nhân. Hiện nay, giá lao động của công nhân Việt Nam được đánh giá là thấp trong khu vực. Giá lao động rẻ là một yếu tố tạo ra sức cạnh tranh cho những ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động trong dây chuyền. Các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp lắp rắp điện tử, dệt-may…. cũng đang được phát triển dựa trên lợi thế cạnh tranh về nguồn lao động khéo tay, giá nhân công rẻ.

Tuy nhiên, trong các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn một bộ phận không nhỏ lao động không qua đào tạo, bù lại, đại đa số lao động là lao động trẻ, có sức khoẻ.

Thực tế cho they các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu tập trung trong các lĩnh vực, sản phẩm có tỷ trọng tư bản vốn thấp, hàm lượng chất xám không cao, thích hợp với hướng hoạt động kinh doanh sử dụng nhiều lao động thủ công, nâng cao khả năng cạnh tranh nhờ chi phí lao động thấp, v.v… Tuy nhiên, nhìn ở góc độ dài hạn, điều đó sẽ làm giảm đáng kể năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Khả năng thích ứng của doanh nghiệp việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 39)