3.6.1 Áp dụng các mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu
Tại xã Y Can và một vài xã lân cận, đã thực hiện một số mô hình thích ứng với BĐKH, do một số tổ chức Phi chính phủ hỗ trợ, có tính ứng dụng cao đề xuất nhân rộng, đó là mô hình Canh tác lúa bền vững, VAC (Vƣờn – Ao – Chuồng), VACR (Vƣờn – Ao – Chuồng – Rừng), nhóm thú y cộng đồng, nhóm hợp tác nông dân, nhóm tiết kiệm và tích lũy cộng đồng (Accumulating Saving and Credit Association - ASCA).
Mô hình canh tác lúa bền vững là mô hình đƣợc xây dựng dựa trên mô hình canh tác lúa cải tiến (SRI), mô hình có tác dụng giảm phát thải khí nhà kính (CH4). Áp dụng mô hình này sẽ giảm đƣợc giống, không sử dụng phân hóa học (chỉ sử dụng phân chuồng và phân hữu cơ vi sinh làm từ chế phẩm vi sinh EMIC), giảm đáng kể thuốc bảo vệ thực vật, không sử dụng thuốc trừ cỏ, tiết kiệm nƣớc tƣới, tiết kiệm công phun thuốc trừ cỏ và thuốc bảo vệ thực vật, giảm sâu bệnh, tăng chất lƣợng gạo, giá bán lúa (gạo) cao hơn phƣơng pháp canh tác thông thƣờng. Ngƣời nông dân áp dụng mô hình này giảm chi phí đầu vào, tăng giá trị sản phẩm, tăng thu nhập, bảo vệ môi trƣờng, thích ứng với BĐKH (cần ít nƣớc tƣới). Mô hình này đã đƣợc thử nghiệm thành công, ngƣời dân và chính quyền địa phƣơng (xã, huyện) mong muốn đƣợc đƣa vào áp dụng rộng rãi.
Mô hình VAC/VACR là mô hình bền vững, thích ứng với BĐKH, giảm chi phí đầu vào. Các hợp phần trong mô hình VAC/VACR có liên quan chặt chẽ với nhau, tận dụng đƣợc nguồn thức ăn và phế thải của các hợp phần, có thể sử dụng phế thải của hợp phần này làm thức ăn của hợp phần kia, ví dụ: chất thải của vƣờn (V) nhƣ cỏ, phế phẩm cây trồng làm thức ăn cho cá (A) và cho vật nuôi (C), chất thải của chăn nuôi (C) có thể sử dụng làm phân bón cho cây (V) và làm thức ăn cho cá (A), nƣớc ở ao (A) để tƣới cho cây (V) và rửa chuồng (C), các sản phẩm của ao (A) có thể cung cấp thức ăn cho chăn nuôi (C) nhƣ: tôm, tép, cua, ốc, bèo, và để làm phân cho cây trồng (V) nhƣ: bèo, rong, rêu, bùn ao…Ngoài ra có thể kết hợp với mô hình Biogas, làm phân vị sinh để tận dụng các loại phế thải chăn nuôi và trồng trọt để tại ra nhiên liệu sạch, cải thiện thu nhập (hình 3.13)
76
(Nguồn: Hội làm vườn Việt Nam, 2012)
Hình 3.13: Mô hình VAC
Nhóm thú y cộng đồng và nhóm tích lũy và tiết kiệm cộng đồng (ASCA), là hai mô hình đƣợc tổ chức Tầm nhìn thế giới hỗ trợ, thử nghiệm tại huyện Trấn Yên, đƣợc ngƣời dân và chính quyền địa phƣơng đánh giá cao, mong muốn nhân rộng. Mô hình nhóm thú y cộng đồng cải thiện đáng kể về chất lƣợng dịch vụ thú y tại nơi mô hình hoạt động, nâng cao trách nhiệm của các cán bộ thú y, có sự gắn kết chặt chẽ giữa ngƣời chăn nuôi và cán bộ thú y. Mô hình tích lũy và tiết kiệm cộng đồng, cũng nâng cao sự gắn kết giữa các hộ gia đình trong cộng đồng. Cả hai mô hình này đều tăng cƣờng sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình phát triển kinh tế. Trong bối cảnh BĐKH, chăn nuôi và trồng trọt phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, luôn đối mặt với các rủi ro nhƣ dịch bệnh, thiên tai, thì việc gắn kết, nâng cao tính đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau trong phát triển kinh tế là cần thiết. Trong một nhóm, nếu hộ gia đình nào gặp rủi ro, thất bại thì các thành viên trong nhóm cùng hỗ trợ để xây dựng lại, khôi phục sản xuất.
3.6.2 Vận động chính sách
Qua kết quả nghiên cứu (phần 3.5.1.1) cho thấy, việc thực thi các chính sách trên địa bàn huyện Trấn Yên cũng nhƣ xã Y Can còn nhiều hạn chế, từ cấp huyện trở xuống, chƣa có chính sách hay ƣu tiên gì cụ thể nhằm ứng phó với BĐKH, chính quyền địa phƣơng cũng chƣa phân bổ kinh phí cho các hoạt động ứng phó với BĐKH. Do đó cần tăng cƣờng công tác vận động chính sách, đặc biệt với cấp huyện và cấp xã, đảm bảo việc thực thi các chính sách về BĐKH đƣợc thực hiện có hiệu quả.
77
Vận động UBND huyện, phòng Tài nguyên môi trƣờng huyện và các cơ quan có liên quan, thực hiện xây dựng kế hoạch ứng phó BĐKH theo chỉ đạo của cấp trên.
Vận động địa phƣơng (cấp huyện trở xuống) thực thi đầy đủ các chính sách của tỉnh, của trung ƣơng về ứng phó với BĐKH. Vận động UBND huyện và các cơ quan có liên quan, xây dựng các chƣơng trình, dự án nhằm ứng phó với BĐKH, phân bổ kinh phí cho các hoạt động ứng phó BĐKH.
Vận động UBND huyện, UBND xã, các cơ quan có liên quan ban hành các chính sách, văn bản nhằm ứng phó BĐKH.
3.6.3 Nâng cao nhận thức cộng đồng
Qua quá trình nghiên cứu đã cho thấy, ngƣời dân và đa số cán bộ cấp xã và một số cán bộ cấp huyện, chƣa có kiến thức, nhận thức đầy đủ về BĐKH, tác động của BĐKH. Do họ chƣa đƣợc tham gia các khóa tập huấn hay truyền thông về BĐKH, mà họ chỉ đƣợc biết qua tivi, đài, báo, nên chƣa hiểu rõ về BĐKH, đặc biệt các biểu hiện, tác động BĐKH tại địa phƣơng, nơi họ đang sinh sống, họ chƣa có các biện pháp ứng phó với BĐKH một cách phù hợp. Do đó cần nâng cao nhận thức cộng đồng về BĐKH. Cần tổ chức các khóa tập huấn, truyền thông về BĐKH cho ngƣời dân và cán bộ địa phƣơng. Đa dạng các hình thức truyền thông, ƣu tiên truyền thông trực tiếp theo nhóm nhỏ, kết hợp với tƣ vấn. Xem xét đƣa hình thức truyền thông bằng hình thức nghệ thuật, truyền thông kết hợp với thực hành có sự tham gia.
Cần đƣa nội dung về ứng phó với BĐKH vào trong nội dung hoạt động của các cơ quan, ban ngành địa phƣơng nhƣ: đƣa nội dung BĐKH vào nghị quyết và sinh hoạt của đảng bộ, chi bộ, nội dung hoạt động của đoàn thanh niên, hội nông dân, hội phụ nữ. Lồng ghép các hoạt động ứng phó với BĐKH vào các hoạt động của các ban, ngành, cơ quan, đơn vị ở địa phƣơng nhƣ: đƣa vào nội dung hoạt động của ngành Tài nguyên và Môi trƣờng, Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Y tế, Giáo dục, Cơ quan khuyến nông.
3.6.4 Lồng ghép ứng phó với BĐKH vào lập kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội.
Để các hoạt động ứng phó với BĐKH có hiệu quả, đồng bộ ở các ngành, lĩnh vực, cần đƣợc đƣa vào trong quá trình xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội các cấp, từ cấp huyện, xã, thôn và tất cả các ngành, lĩnh vực nhƣ: Tài nguyên và Môi trƣờng, Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Y tế, Văn hóa, Giáo dục, Xây dựng, các đoàn thể nhƣ: Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên. Để lồng ghép ứng phó BĐKH vào
78
lập kế hoạch phát triển KT-XH, chính quyền địa phƣơng và các cơ quan cần hƣớng dẫn, chỉ đạo trong việc lập kế hoạch cho cơ quan, đơn vị của mình.
Chính quyền địa phƣơng và cơ quan chuyên môn (Tài chính, Kế hoạch) cần phân bổ kinh phí, hƣớng dẫn việc lập kế hoạch cho các hoạt động ứng phó với BĐKH. Bên cạnh đó cần đƣa vấn đề ứng phó với BĐKH vào nghị quyết của đảng ủy và Hội đồng nhân dân các cấp.
Tăng cƣờng giám sát của các cơ quan cấp trên và Hội đồng nhân dân về việc thực hiện lồng ghép BĐKH vào lập kế hoạch phát triển KT-XH của địa phƣơng và các ngành, lĩnh vực.
79
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết luận
Mục tiêu nghiên cứu đã đạt đƣợc, các câu hỏi nghiên cứu đã đƣợc trả lời đầy đủ. 1. BĐKH tại xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái rõ rệt:
- Nhiệt độ trung bình trong 31 năm qua (1982 - 2012) có xu hƣớng tăng, trung bình mỗi năm tăng 0,0780C.
- Lƣợng mƣa trung bình trong 31 năm qua (1982-2012) có xu hƣớng giảm, trung bình mỗi năm giảm 0,6359 mm.
- Thiên tai và các hiện tƣợng thời tiết cực đoan nhƣ: lũ sông, lũ suối, rét đậm, rét hại, hạn hán gây thiệt hại đáng kể cho địa phƣơng. Ảnh hƣởng lớn đến đời sống và sinh kế của ngƣời dân. Các thiên tai và hiện tƣợng thời tiết cực đoan trên xảy ra ngày càng thƣờng xuyên với cƣờng độ lớn hơn.
2. BĐKH tác động xấu đến đời sống, sức khỏe và sinh kế của ngƣời dân, ảnh hƣởng tiêu cực đến phát triển KT-XH của địa phƣơng.
- Dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi ngày càng nghiêm trọng, làm giảm năng suất và sản lƣợng, chi phí cho công tác phòng trừ dịch bệnh tăng, giảm thu nhập của ngƣời dân.
- Các loại thiên tai và thời tiết cực đoan nhƣ: lũ sông, lũ suối, hạn hán gây thiệt hại cho sản xuất, giảm năng suất, chất lƣợng, sản lƣợng cây trồng và vật nuôi, tăng chi phí sản xuất.
- Sự biến đổi thất thƣờng, không theo quy luật của các yếu tố khí hậu, ranh giới các mùa trong năm không rõ rệt, nóng, lạnh thất thƣờng, ảnh hƣởng xấu đến sức khỏe của ngƣời dân, năng xuất lao động giảm, chi phí cho y tế tăng.
- BĐKH ảnh hƣởng đến nguồn nƣớc sinh hoạt và nƣớc sản xuất. Tình trạng thiếu nƣớc vào mùa không tăng lên, mùa mƣa bị ngập lụt. Các nguồn nƣớc ngày càng bị ô nhiễm, ảnh hƣởng xấu đến sức khỏe và sản xuất.
3. Năng lực ứng phó với BĐKH của địa phƣơng còn nhiều hạn chế.
- Cấp trung ƣơng và cấp tỉnh có nhiều chính sách về ứng phó BĐKH, nhƣng từ cấp huyện đến cấp xã, việc thực thi các chính sách này còn nhiều hạn chế. Từ cấp huyện đến cấp xã còn thiếu các chính sách, chƣơng trình, dự án hay ƣu tiên cho ứng phó với BĐKH.
80
- Cơ cấu tổ chức của địa phƣơng tƣơng đối đầy đủ, nhƣng chƣa có cơ quan, tổ chức nào, hay cán bộ nào đƣợc giao nhiệm vụ cụ thể về BĐKH.
- Các nguồn lực cộng đồng trong ứng phó với BĐKH còn hạn chế. Nguồn lực tự nhiên đa dạng, phong phú, tuy nhiên khai thác chƣa hợp lý, đang bị cạn kiện và gây ô nhiễm, nghèo về tài nguyên khoáng sản. Nguồn nhân lực của địa phƣơng có sẵn và dồi dào, tuy nhiên kiến thức và kỹ năng của ngƣời dân trong ứng phó BĐKH còn hạn chế. Nguồn lực về vật chất và tài chính cũng rất hạn chế, điều kiện kinh tế của xã còn nghèo, sản xuất chủ yếu dựa vào nông lâm nghiệp quy mô nhỏ. Nguồn lực về văn hóa và xã hội của cộng đồng, đặc biệt là nhóm dân tộc Dao tƣơng đối phong phú, các phong tục về bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã, bảo vệ nguồn nƣớc, bảo vệ môi trƣờng tƣơng đối tốt, tuy nhiên các phong tục đang bị mai một và dần có nguy cơ biến mất, cần đƣợc khôi phục lại. Tính đoàn kết, giúp đỡ nhau trong cộng đồng ở mức cao cần đƣợc duy trì và phát triển.
- Ngƣời dân giàu kiến thức bản địa, có nhiều kinh nghiệm truyền thống trong ứng phó với thiên tai, tuy nhiên trong bối cảnh BĐKH, nhiều kinh nghiệm không còn đúng với quy luật. Có nhiều kinh nghiệm, phong tục truyền thống của cộng đồng tốt nhƣng đang dần bị mai một, cần khôi phục lại.
- Kiến thức và nhận thức của ngƣời dân và kể cả cán bộ xã, cán bộ huyện về BĐKH còn hạn chế.
4. Đề xuất đƣợc một số biện pháp ứng phó với BĐKH cho xã Y Can.
- Áp dụng một số mô hình sinh kế thích ứng với BĐKH thích hợp: mô hình Canh tác lúa bền vững, VAC (Vƣờn – Ao – Chuồng), VACR (Vƣờn – Ao – Chuồng – Rừng), nhóm thú y cộng đồng, nhóm hợp tác nông dân, nhóm tiết kiệm và tích lũy cộng đồng (Accumulating Saving and Credit Association - ASCA).
- Tăng cƣờng công tác vận động chính sách cho cấp huyện, xã và thôn. Đảm bảo việc thực thi chính sách cấp tỉnh và trung ƣơng một cách hiệu quả. Cấp huyện và xã cần ban hành các chính sách về BĐKH. Xây dựng các chƣơng trình, dự án nhằm ứng phó với BĐKH.
- Nâng cao nhận thức của cộng đồng về BĐKH. Đa dạng hóa các hình thức truyền thông, tập huấn, nhằm nâng cao nhận thức cho cả ngƣời dân và cán bộ xã, cán bộ huyện về BĐKH. Đƣa nội dung BĐKH vào nội dung hoạt động của các cơ quan, tổ chức tại địa phƣơng.
81
- Lồng ghép BĐKH vào kế hoạch phát KT-XH của địa phƣơng. Cơ quan tài chính, kế hoạch của tỉnh, huyện cần hƣớng dẫn, chỉ đạo các cơ quan liên quan, đƣa nội dung BĐKH vào trong quá trình lập kế hoạch. Cần đƣa chủ đề BĐKH vào nghị quyết của Đảng và Hội đồng nhân nhân. Phân bổ kinh phí cho các hoạt động ứng phó với BĐKH.
Khuyến nghị
1. Nghiên cứu sâu về sự thay đổi đa dạng sinh học, ảnh hƣởng sự thay đổi đa dạng sinh học đến sinh kế của cộng đồng tại địa phƣơng.
2. Nghiên cứu thêm tại các xã khác trong vùng, với các nhóm dân tộc khác nhƣ H’Mông, Thái, Tày để đánh giá tác động của BĐKH và năng lực ứng phó cộng đồng, từ đó có cái nhìn tổng quan hơn cho vùng Tây Bắc.
3. Xem xét nhân rộng các mô hình sinh kế thích ứng với BĐKH phù hợp, đó là mô hình canh tác lúa bền vững, VAC/VACR, nhóm thú y cộng đồng và nhóm tiết kiệm và tích lũy cộng đồng (ASCA).
4. Thực hiện các hoạt động vận động chính sách tại địa phƣơng, bao gồm việc thực thi các chính sách của nhà nƣớc, ban hành các chính sách mới sao cho phù hợp với địa phƣơng, nhằm ứng phó với BĐKH.
5. Nâng cao nhận thức cộng đồng về BĐKH cho cả ngƣời dân và cán bộ cấp huyện, xã và thôn. Đa dạng hóa các hình thức tập huấn, truyền thông về BĐKH. Đƣa nội dung ứng phó BĐKH vào nội dung hoạt động của các cơ quan, ban, ngành các cấp. Tăng cƣờng sự tham gia cộng đồng vào các hoạt đông ứng phó với BĐKH.
6. Lồng ghép ứng phó với BĐKH vào kế hoạch phát triển KT-XH của địa phƣơng. Lồng ghép BĐKH vào kế hoạch của các cơ quan chuyên môn, cơ quan đoàn thể. Cần đƣa nội dung ứng phó với BĐKH vào Nghị quyết của cơ quan Đảng, Hội đồng nhân dân các cấp. Cần phân bổ kinh phí cho các hoạt động ứng phó với BĐKH.
7. Xem xét, nghiên cứu, lựa chọn, khôi phục, duy trì, phát triển kiến thức bản địa tốt trong ứng phó với thiên tai, BĐKH. Khôi phục và phát triển các phong tục truyền thống tốt của cộng đồng, nhằm bảo vệ rừng, bảo vệ động vật, nguồn nƣớc và môi trƣờng.
8. Đẩy mạnh công tác trồng và bảo vệ rừng, chú trọng đến rừng đầu nguồn. Xem xét nhân rộng mô hình bảo vệ rừng cộng đồng, mà một số nơi đã và đang thực hiện có hiệu quả.
82
9. Nghiên cứu, thử nghiệm và nhân rộng các mô hình, giải pháp sinh kế bền vững cho cộng đồng. Giảm thiếu tối đa việc sử dụng các loại hóa chất trong sản xuất nông lâm nghiệp, chăn nuôi. Tăng cƣờng sử dụng các mô hình sản xuất hữu cơ, tiết kiệm đầu vào, tăng hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trƣờng.
83
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2008). Chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu;
2. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2012). Kịch bản biến đổi khí hậu, nƣớc biển dâng cho Việt Nam, NXB Tài nguyên - môi trƣờng và bản đồ Việt Nam;
3. Nguyễn Xuân Dũng, Hoàng Văn Thắng (2013). Bƣớc đầu nghiên cứu đề xuất khung đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến đa dạng sinh học, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia “Nâng cao sức chống chịu trƣớc biến đổi khí hậu”, NXB Khoa học và Kỹ Thuật;
4. Vũ Cao Đàm (1999). Giáo trình Phƣơng pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học và Kỹ Thuật;
5. Trần Thọ Đạt, Vũ Thị Hoài Thu (2012). Biến đổi khí hậu và sinh kế ven biển, NXB Giao thông vận tải;
6. Trƣơng Quang Học (2010). Ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu tới đa dạng sinh học ở Việt Nam, Kỷ yếu Hội nghị Môi trƣờng toàn quốc 2010, NXB Khoa học và Kỹ Thuật;
7. Trƣơng Quang Học (2010). Biến đổi toàn cầu: cơ hội và thách thức trong nghiên cứu khoa học và đào tạo, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trƣờng: 25 năm xây dựng và phát triển”, Khoa học và Kỹ Thuật;