Diễn biến của các yếu tố BĐKH tại xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và năng lực ứng phó của cộng đồng miền núi xã y can, huyện trấn yên, tỉnh yên bái (Trang 42)

Yên Bái

3.2.1 Diễn biến các yếu tố khí hậu trong thời gian qua

Yên Bái chia ra nhiều tiểu vùng khí hậu, Y Can thuộc tiểu vùng Trấn Yên - Văn Yên - Thành phố Yên Bái - Ba Khe: thuộc thung lũng sông Hồng dƣới chân hệ thống núi Hoàng Liên - Pú Luông, nhiệt độ trung bình 23-24oC, lƣợng mƣa 1800- 2200mm/năm và là vùng có mƣa phùn kéo dài trong thời kỳ đầu năm.

3.2.1.1 Diễn biến về nhiệt độ

Trong 31 năm từ năm 1982 đến năm 2012 nhiệt độ bình quân tại Yên Bái là 23,2oC. Nhiệt độ cao nhất là vào tháng 5 đến tháng 9 (từ 26,7oC – 26,8oC), trong đó tháng 6 là tháng nóng nhất trong năm (28,40C) nhiệt độ thấp nhất tháng 12 đến tháng 2 năm sau (từ 16,1oC – 17,5oC) trong đó tháng lạnh nhất là tháng 1 (16,10C). Cũng trong thời gian này năm có nhiệt độ thấp nhất là năm 2011 (22,320C), năm có nhiệt độ nóng nhất là 1998 (23,940C) (bảng 3.2).

Bảng 3.2: Đặc trƣng nhiệt độ tháng (0C) tại Yên Bái

Đơn vị tính: 0,10C TB 161 175 199 237 267 284 283 280 268 244 209 175 Năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1982 175 168 203 227 264 282 285 276 262 251 219 149 1983 140 160 184 237 274 287 292 279 272 246 194 150 1984 129 148 190 237 260 279 284 279 264 226 218 167 1985 141 170 168 220 273 285 281 279 262 244 210 172 1986 159 162 199 238 265 285 280 281 261 236 208 185 1987 180 199 228 233 284 287 288 279 268 250 212 149 1988 175 166 173 222 277 285 283 277 265 237 200 182

35 1989 148 160 190 237 258 280 282 281 274 238 212 175 1990 169 167 198 235 253 279 278 294 272 246 220 189 1991 171 181 214 228 264 277 280 281 278 248 200 186 1992 154 162 198 240 269 282 274 287 273 228 190 187 1993 154 178 201 237 265 294 292 282 269 235 213 167 1994 171 187 179 252 271 275 276 276 264 232 218 188 1995 153 159 193 238 264 285 281 270 270 255 195 168 1996 153 158 198 208 264 278 280 275 267 244 220 167 1997 172 165 199 243 277 290 272 279 251 255 221 183 1998 171 187 204 253 275 288 290 285 272 246 212 190 1999 171 189 211 248 253 285 291 279 270 244 213 152 2000 179 155 199 245 267 275 283 286 267 248 205 191 2001 179 167 210 239 262 282 281 280 276 248 196 176 2002 165 190 215 251 262 281 284 272 264 236 203 184 2003 158 203 211 255 278 283 286 284 264 250 223 172 2004 165 172 200 236 256 280 279 281 269 242 218 175 2005 154 173 183 235 283 290 282 276 271 246 218 163 2006 174 178 197 247 263 288 291 272 266 260 230 170 2007 155 216 209 226 259 290 288 281 262 244 194 189 2008 146 131 205 239 264 276 280 278 273 252 199 168 2009 147 215 203 241 261 285 282 287 275 253 201 187 2010 175 199 213 230 275 289 291 275 276 242 199 180 2011 121 170 166 228 257 285 285 278 266 238 221 163 2012 145 156 201 255 278 286 283 280 259 250 218 176

(Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn Yên Bái, 2013)

Xu thế thay đổi nhiệt độ

Qua biểu đồ diễn biến thay đổi nhiệt độ cho thấy trong 31 năm (1982-2012) nhiệt độ có xu thế tăng lên, trung bình mỗi năm tăng 0,0780C (hình 3.2). Điều này phù hợp với các nghiên cứu của tác giả Ngô Đức Thành và Phan Văn Tân, cũng nhƣ ảnh hƣởng của BĐKH, nhiệt độ toàn cầu và Việt Nam tăng lên.

36

(Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn Yên Bái, 2013)

Hình 3.2: Xu thế biến đổi nhiệt độ

3.2.1.2 Diễn biến về lượng mưa

Chế độ mƣa: Nhìn chung Y Can thuộc vùng có lƣợng mƣa trung bình, theo số liệu của cơ quan khí tƣợng thuỷ văn Yên Bái thì tổng lƣợng mƣa trung bình năm trong 31 năm trở lại đây ở trạm Yên Bái là 1.869mm. Lƣợng mƣa phân bố rất không đồng đều theo các tháng trong năm. Tháng mƣa nhiều nhất là tháng 5 đến tháng 9 (từ 201 - 259mm), các tháng mƣa ít nhất là từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau (22-37mm), tháng có lƣợng mƣa thấp nhất là tháng 12 (22mm) (bảng 3.3). Lƣợng mƣa chênh lệch lớn giữa mùa mƣa và mùa khô, lƣợng mƣa trung bình các tháng từ tháng 5 đến tháng 9 là 271,8mmm/tháng trong khi đó lƣợng mƣa trung bình 3 tháng 12, 1 và 2 là 31,1 mm/tháng. Do đó, mùa khô thƣờng xảy ra tình trạng hạn hán, thiếu nƣớc phục vụ sản xuất và đời sống của ngƣời dân. Vào mùa mƣa, có năm mƣa to gây ra tình trạng lũ lụt gây thiệt hại nặng nề cho mùa màng, tính mạng và tài sản của nhân dân. Nhiều công trình giao thông, thuỷ lợi, trƣờng học, nhà ở cũng bị phá huỷ và hƣ hại nghiêm trọng. Đặc biệt gần đây nhất là năm 2008 lũ lụt nghiêm trọng xảy ra tại xã thiệt hại nặng nề về tài sản, hoa màu.

37

Bảng 3.3: Đặc trƣng mƣa tháng (mm) tại trạm Yên Bái

Đơn vị tính: mm TB 34 37 70 135 201 256 304 339 259 155 57 22 Năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1982 31 33 49 135 92 227 361 733 540 128 69 8 1983 42 67 71 99 184 173 255 306 152 252 136 28 1984 28 26 43 159 185 641 127 315 341 203 87 12 1985 47 49 64 140 97 352 244 353 219 220 153 4 1986 33 41 28 242 460 256 459 255 485 144 23 6 1987 31 23 25 158 54 207 272 406 400 133 74 2 1988 28 55 23 45 231 189 134 222 379 213 25 9 1989 43 30 137 109 232 316 336 115 191 417 11 26 1990 51 62 160 117 327 257 287 107 502 137 68 8 1991 46 16 117 59 170 288 273 262 22 88 48 22 1992 47 88 37 65 166 454 551 98 277 47 35 53 1993 23 62 83 139 143 89 250 390 207 34 12 10 1994 36 38 70 44 237 316 466 349 303 350 21 32 1995 33 24 50 83 140 349 322 613 314 54 56 5 1996 21 17 143 76 210 503 342 415 152 31 221 7 1997 13 20 201 733 103 129 822 354 238 293 5 30 1998 13 13 68 111 158 175 168 293 147 31 110 60 1999 21 29 40 192 214 169 143 216 309 279 126 42 2000 13 66 52 78 212 137 399 312 46 226 4 26 2001 17 43 92 117 145 268 379 388 146 169 40 6 2002 37 37 59 60 208 207 227 227 111 115 30 52 2003 47 45 28 86 220 204 260 324 235 77 30 5 2004 26 36 80 217 373 190 189 429 144 3 40 13 2005 38 29 104 147 138 288 282 492 330 107 45 48 2006 4 31 38 52 137 273 200 733 127 91 12 10 2007 106 16 45 133 190 170 148 133 433 78 21 20 2008 25 57 49 94 168 164 122 378 320 354 128 19 2009 11 20 35 99.1 377.1 264.0 288.5 267.6 201.2 92.7 7.3 11.9 2010 85 7 35 114 250 183 497 358 242 126 25 65

38

2011 21 29 133 66 188 335 372 343 359 170 111 14 2012 61 25 43 56 672 54 330 406 214 74 62 31

(Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn Yên Bái, 2013)

Xu thế lƣợng mƣa

Trong 31 năm từ năm 1982 đến 2012 lƣợng mƣa trung bình năm có xu hƣớng giảm khoảng 0,6359 mm/năm (hình 3.3). Mức độ giảm này không đáng kể, tuy nhiên kết hợp với các tác nhân khác góp phần gây khó khăn cho phát triển kinh tế và đời sống địa phƣơng. Với địa hình không bằng phẳng, có nhiều núi cao, độ dốc lớn, canh tác nông lâm nghiệp chủ yếu trên các sƣờn đồi và núi, nên hạn hán ngày càng xảy ra nghiêm trọng, ảnh hƣởng đến sản xuất cũng nhƣ đời sống ngƣời dân, đặc biệt vào mùa khô.

(Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn Yên Bái, 2013)

Hình 3.3: Xu thế lƣợng mƣa trung bình năm Xu thế lƣợng mƣa theo mùa

Lƣợng mƣa trung bình năm trong 31 năm qua từ 1982 đến 2012 có xu hƣớng giảm nhƣ đã phân tích trên, bên cạnh đó xu hƣớng biến đổi lƣợng mƣa vào mùa mƣa

39

xem xét 5 tháng có lƣợng mƣa lớn nhất trong năm (tháng 5-tháng 9) cũng có xu hƣớng giảm, tuy nhiên giảm không đáng kể (hình 3.4).

(Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn Yên Bái, 2013)

Hình 3.4: Xu thế lƣợng mƣa mùa mƣa Xu thế lƣợng mƣa mùa khô

Xem xét lƣợng mƣa của 5 tháng có lƣợng mƣa trung bình thấp nhất là tháng 1, 2, 3, 11 và 12 cho thấy xu thế lƣợng mƣa cũng giảm. Đây là thời gian có lƣợng mƣa thấp đều dƣới 100mm, trƣớc đây vào thời gian này địa bàn Yên Bái nói chung và xã Y Can nói riêng thƣờng đối mặt với hạn hán, cùng với sự biến đổi lƣợng mƣa, xu hƣớng giảm vào thời gian này càng làm cho hạn hán nghiêm trọng hơn (hình 3.5).

40

(Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn Yên Bái, 2013)

Hình 3.5: Xu thế lƣợng mƣa mùa khô

3.2.1.3 Diễn biến về độ ẩm

Theo số liệu khí tƣợng năm 2009, Yên Bái có độ ẩm tƣơng đối trung bình cả năm ở trạm Yên Bái là 85%. Độ ẩm giữa các tháng có sự chênh lệch, do phụ thuộc vào lƣợng mƣa và chế độ bốc hơi. Tháng có độ ẩm thấp nhất là 11,12 và tháng 1 với độ ẩm từ 80- 85%. Tháng có độ ẩm cao nhất là các tháng 6,7,8 với độ ẩm từ 80 - 85% (Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2010-2015 của tỉnh Yên bái, 2011).

3.2.1.4 Diễn biến của thiên tai

Qua kết quả quả điều tra, phỏng vấn sâu và các ghi chép của xã. Y Can đã và đang đối mặt với các loại thiên tai nhƣ: Lũ sông, lũ suối, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, rét đậm, rét hại, lốc xoáy. Trong đó, thiên tai phổ biến hàng năm và gây thiệt hại đáng kể là lũ sông, lũ suối, hạn hán, rét đậm, rét hại. Các thiên tai này chủ yếu ảnh hƣởng đến sản xuất nông nghiệp, thiệt hại tài sản, hoa màu, vật nuôi.

Theo kết quả điều tra có 97,1% ngƣời dân nêu ra lũ sông, lũ suối trên địa bàn xã, tiếp đó là rét đậm, rét hại cũng có 86,2% ghi nhận (bảng 3.4).

41

Bảng 3.4: Thiên tai chính tại xã Y Can

Loại thiên tai Số lƣợng Tỷ lệ

Lũ sông/suối 268/276 97,1% Lũ quét 106/276 38,4% Hạn hán 208/276 75,4% Rét đậm, rét hại 238/276 86,2% Mƣa đá 49/276 17,8% Lốc xoáy 46/276 16,7% Sạt lở đất 96/276 34,8%

(Nguồn: Điều tra năm 2014)

(Nguồn: thảo luận nhóm năm 2014)

Hình 3.6: Hồ sơ lịch sử thiên tai xã Y Can

Trong 50 năm trở lại đây đã ghi nhận những lần thiên tai mà cả xã không thể nào quên, đó là lũ sông các năm 1968, 1971, 1981, 1986, 1995, 2008. Các đợt rét đậm, rét hại năm 2007. Các đợt hạn hán vào mùa khô ảnh hƣởng đến sản xuất vụ xuân nhƣ năm 2009, 2010 (hình 3.6).

Trong các đợt lũ có trận lũ lịch sử, là nỗi kinh hoàng của ngƣời dân đó là trận “Đại hồng thủy” năm 1968, theo ngƣời dân mô tả, trận lũ này có đỉnh lũ cao nhất, mực

42

nƣớc sông dâng cao hơn mực nƣớc năm 1971. Khi đó có khoảng 90% nhà của bị ngập, vài trăm ngôi nhà bị trôi. Theo mô tả của những ngƣời có tuổi tại thôn Quyết Tiến, Hòa Bình, Bình Minh, Hạnh Phúc và Tự Do cho biết: trƣớc đây ven sông Hồng là những làng mạc đông đúc, ruộng đồng trù phú, sau thiên tai đó vài trăm hộ gia đình bị trôi hết nhà cửa, tài sản, đã di chuyển vào phía bên trong, làm nhà tạm trên các đồi cao, sau đó định cƣ tại đó. Theo mô tả của đa số các cụ có tuổi trong xã cho rằng, trƣớc đây ven sông Hồng còn có 1 ngôi chùa gọi là chùa Y Can, 1 ngôi đình là đình Kỳ Can, và 1 ngôi Miếu nhƣng do trận lũ năm 1968 cả Đình, Chùa và Miếu bị trôi hết. Đến nay, sau hơn 40 năm dấu tích làng xóm vẫn còn đó là những lùm cây, cây cọ, cây cau trồng trong vƣờn nhà của các hộ gia đình (hình 3.7).

Hình 3.7: Dấu tích còn lại sau trận lũ năm 1968

Theo kịch bản thiên tai của xã Y Can, khi nƣớc sông lên to thôn Quyết Tiến và thôn Hòa Bình sẽ có diện tích bị ảnh hƣởng nặng nhất (21ha), còn các thôn An Phú, An Hòa và An Thành không bị ảnh hƣởng bởi nƣớc sông do trên cao (bảng 3.5).

43

Bảng 3.5: Các khu vực và diện tích xảy ra khi ngập úng

Thôn Báo động 1 Báo động 2 Báo động 3

Thôn Quyết Tiến 2 ha 6 ha 21 ha

Thôn Quyết Thắng 2 ha 6 ha 19,3 ha Thôn Hoà Bình 3 ha 7 ha 21 ha Thôn Thắng Lợi 4 ha 6 ha 15 ha Thôn Bình Minh 4 ha 6 ha 16 ha Thôn Hạnh Phúc 4 ha 6 ha 11 ha Thôn Tự Do 4 ha 7 ha 11 ha

Thôn Khe Chè 0 ha 0.5 ha 1ha

Thôn Minh An 0ha 0.5ha 1ha

Cộng 23 ha 45 ha 116.3ha

(Nguồn: UBND xã Y Can, 2014)

3.2.3 Kịch bản biến đổi khí hậu khu vực Yên Bái

Quy trình tính toán nhằm xây dựng các kịch bản BĐKH cho khu vực tỉnh Yên Bái đƣợc thực hiện tƣơng tự nhƣ quy trình xây dựng kịch bản BĐKH cho Việt Nam. Các kịch bản phát thải đƣợc sử dụng ứng với phƣơng án phát thải trung bình (B2). Các yếu tố nhƣ nhiệt độ trung bình và lƣợng mƣa là kết quả sử dụng phƣơng pháp chi tiết hóa thống kê; các yếu tố cực trị của nhiệt độ và lƣợng mƣa là sản phẩm của mô hình khí hậu khu vực PRECIS.

Trong phƣơng pháp chi tiết hóa thống kê, sự phù hợp của các hàm chuyển đƣợc nhận định thông qua độ lớn của hệ số tƣơng quan tuyến tính giữa nhiệt độ, lƣợng mƣa mô phỏng, phân tích bằng mô hình toàn cầu và quan trắc ở Việt Nam.

Ở Yên Bái, chuỗi số liệu nhiệt độ trung bình và lƣợng mƣa của trạm Yên Bái, với độ dài chuỗi là 1961- 2000 để khảo sát mối quan hệ tƣơng quan và thiết lập hàm chuyển đƣợc sử dụng trong quá trình tính toán. Kết quả khảo sát cho thấy, mối quan hệ của nhiệt độ trung bình tháng, giữa số liệu quan trắc và số liệu tái phân tích khá chặt chẽ. Hầu hết các tháng có hệ số tƣơng quan > 0,8. Với mối quan hệ này ta có thể sử dụng một cách đơn giản hàm hồi quy tuyến tính 1 biến làm hàm chuyển (UBND tỉnh Yên Bái, 2011).

44

Bảng 3.6. Hệ số tƣơng quan của nhiệt độ

Hệ số 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Rxy 0,96 0,95 0,91 0,92 0,82 0,85 0,77 0,79 0,87 0,90 0,96 0,97

A 1,02 1,08 1,05 0,96 0,83 0,76 0,75 0,74 0,93 0,93 0,92 0,97

B 0,03 0,05 0,04 0,06 -0,08 -0,02 -0,05 -0,01 -0,01 0,00 -0,05 0,01

(Nguồn: UBND tỉnh Yên Bái, 2011)

Tiếp đó tiến hành khảo sát thử mối quan hệ giữa tỷ chuẩn mƣa đã quy về trạm từ nguồn số liệu tái phân tích đã nêu và nguồn số liệu quan trắc. Kết quả cho thấy mối quan hệ giữa lƣợng mƣa quan trắc và số liệu tái phân tích cho kết quả rất kém, hệ số tƣơng quan thấp không bảo đảm tiêu chuẩn để có thể tiến hành hồi quy. Nói cách khác, không thể xây dựng đƣợc các hàm chuyển từ các mối quan hệ này. Do vậy, với yếu tố lƣợng mƣa chủ yếu sử dụng kết quả trực tiếp từ mô hình toàn cầu.

Sử dụng mô hình khí hậu khu vực PRECIS để dự báo các yếu tố cực trị nhiệt độ, lƣợng mƣa ở Yên Bái với miền tính trong khoảng: 21020’- 22020’, 103050’- 105005’; độ phân giải: 25x25km (0.22x0.220); kích thƣớc: 3x5 lƣới.

3.2.3.1 Kịch bản về nhiệt độ

Nhiệt độ trung bình

a) Mùa đông (tháng XII – II)

Theo kịch bản phát thải trung bình B2 cho Yên Bái, vào giữa thế kỷ 21, nhiệt độ tăng từ 1,4 đến 1,7oC trên đại bộ phận diện tích toàn tỉnh. So với kịch bản BĐKH của Việt Nam, nhiệt độ trung bình mùa đông ở miền Bắc vào thế kỷ 21 tăng 1,4 đến 1,80C.

Vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ tại Yên Bái tăng từ 2,4 đến 2,6oC. Theo kịch bản BĐKH cho Viêt Nam, nhiệt độ trung bình mùa Đông vào cuối thế kỷ 21 tăng từ 2,5 đến

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và năng lực ứng phó của cộng đồng miền núi xã y can, huyện trấn yên, tỉnh yên bái (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)