Tình hình, đặc điểm của nhóm hộ điều tra

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và năng lực ứng phó của cộng đồng miền núi xã y can, huyện trấn yên, tỉnh yên bái (Trang 59)

Điều tra trên tổng số 276 hộ của 12 thôn trên toàn xã. Những ngƣời tham gia phỏng vấn đều là chủ hộ, việc lựa chọn các hộ mang tính đại diện có cả các hộ gia đình kinh tế khá, trung bình và nghèo.

52

3.3.1 Đặc điểm của các hộ

3.3.1.1 Đặc điểm chủ hộ

Bảng 3.14: Đặc điểm các hộ gia đình tham gia điều tra

Đặc điểm chính Số lƣợng Tỷ lệ Giới tính ngƣời phỏng vấn Nam 90/276 32,6% Nữ 186/276 67,4% Dân tộc Kinh 210/276 76,1% Dao 57/276 20,7% Tày 7/276 2,5% Khác 2/276 0,7% Trình độ học vấn Từ cấp 2 trở lên 208/276 75,4% Dƣới cấp 2 68/276 24,6%

Nghề nghiệp Nông-lâm nghiệp 254/276 92,0%

Hƣởng lƣơng nhà nƣớc 16/276 5,8%

Nghề khác 2/276 0,7%

Thời gian sinh sống tại địa phƣơng

Dƣới 5 năm 9/276 3,3%

6-20 năm 33/276 12,0%

Trên 20 năm 234/276 84,8%

(Nguồn: Điều tra năm 2014)

Qua kết quả điều tra cho thấy xã Y Can chủ yếu có 2 nhóm dân tộc chính là ngƣời Kinh (76,1%), ngƣời Dao (20,7%) còn lại các dân tộc khác chiếm tỷ lệ thấp. Về trình độ học vấn thì trình độ dƣới cấp 2 chiếm khoảng 1/3 dân số (34,6%), điều này cho thấy trình độ học vấn của ngƣời dân còn thấp (bảng 3.14).

Nghề nghiệp chủ yếu là nghề nông-lâm nghiệp, sinh kế chủ yếu từ nông lâm nghiệp, điều này phù hợp với các báo cáo cũng nhƣ kết quả phỏng vấn. Trong khi đó BĐKH ảnh hƣởng lớn đến lĩnh vực nông lâm nghiệp. Do lĩnh vực nông-lâm nghiệp phụ thuộc lớn vào khí hậu thời tiết. Nên BĐKH đã và đang ảnh hƣởng lớn đến sinh kế, đời sống của ngƣời dân.

53

Tình hình di cƣ ít, các hộ gia đình sinh sống ở xã Y Can tƣơng đối ổn định, có 84,8% số hộ gia đình đã sinh sống trong địa bàn xã trên 20 năm, chỉ có 3,3% là các hộ gia đình sống dƣới 5 năm, đây là các gia đình trẻ mới tác hộ (bảng 3.14).

3.3.1.2 Sinh kế chính của các hộ

Sinh kế chính của của các hộ gia đình tại Y Can từ nông lâm-nghiệp. Thu nhập chủ yếu từ trồng lúa (88%), ngô (44,2%), về lâm nghiệp chủ yếu thu nhập từ trồng quế (32,2%). Chăn nuôi chính của ngƣời dân trong xã chủ yếu là chăn nuôi gà (34,1%) và chăn nuôi lợn (33,7%), ngoài ra có chăn nuôi trâu (23,2%) (bảng 3.15). Nhƣ vậy sinh kế của ngƣời dân đa số ngƣời dân là nông – lâm nghiệp, chủ yếu sản xuất nhỏ lẻ phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Qua phỏng vấn cán bộ xã phụ trách về nông nghiệp và chủ tịch UBND xã cho biết, thu nhập chính của ngƣời dân từ nông nghiệp (chủ yếu là lúa và ngô) và lâm nghiệp (trồng quế, keo, bồ đề). Thu nhập của các hộ gia đình từ hoạt động nông nghiệp khoảng 40%, từ lâm nghiệp 50%. Thu nhập của ngƣời dân từ nông nghiệp chủ yếu giải quyết vấn đề lƣơng thực và chi tiêu hàng ngày, còn lại thu nhập từ lâm nghiệp để chi tiêu cho các việc lớn của gia đình nhƣ làm nhà, mua sắm các vận dụng trong gia đình.

Tuy nhiên hiện nay ngƣời dân đang gặp rất nhiều khó khăn, các loại thiên tại, dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi đang phá hại sản xuất. Vụ xuân năm 2014 theo phản ánh của đa số ngƣời dân, do thời tiết mƣa kéo dài liên tục gần 4 tháng liên tục vào đầu năm, nên lúa bị sâu bệnh phá hại nặng (bệnh khô vằn, đạo ôn và rầy) làm giảm khoảng 40% năng suất so với hàng năm. Vụ xuân năm 2014 do mƣa kéo dài nên ngô không thụ phấn đƣợc, bắp ngô không có hạt, năng suất trên toàn xã cũng chỉ đạt 30% so với những năm trƣớc.

Với tác động của BĐKH, nhiệt độ tăng lên, mƣa không thuận lợi, có lúc tăng, có lúc giảm, lƣợng mƣa không đều, thời gian mƣa không đều, có lúc mƣa liên tục vài tháng liền, có thời gian gần 3 tháng không có mƣa, cùng với sự thất thƣờng của thiên tai, tần xuất tăng lên, cƣờng độ tăng lên, mức độ thiệt hại tăng lên, năng xuất lúa có xu hƣớng giảm qua các năm, trong khi đó nỗ lực của ngƣời dân và ngành nông nghiệp về đầu tƣ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, tăng đầu tƣ, thâm canh cho nông nghiệp nhƣng vẫn không giúp cho tăng năng xuất cây trồng lên. Đó là kết quả thống nhất của các cuộc thảo luận nhóm với các cán bộ phụ trách nông nghiêp xã và huyện. Trƣởng phòng Nông nghiệp huyện cho biết thêm “như vụ Xuân năm 2014, với nỗ lực đầu tư

54

cho nông nghiệp đặc biệt là đầu tư thâm canh cho cây lúa nhưng theo thống kê của ngành nông nghiệp năng xuất lúa giảm khoảng 300kg/ha/vụ”.

Bảng 3.15: Sinh kế của các hộ gia đình

Loại sinh kế Số lƣợng Tỷ lệ Trồng lúa 243/276 88,0% Trồng ngô 122/276 44,2% Trồng sắn 36/276 13,0% Trồng Quế 89/276 32,2% Trồng keo 52/276 18,8% Cây trồng khác 25/276 9,1% Thủy sản 12/276 4,3% Nuôi gà 94/276 34,1% Nuôi Lợn 93/276 33,7% Trâu, bò 64/276 23,2% Chăn nuôi khác 7/276 2,5% Làm thuê 43/276 15,6%

Kinh doanh, buôn bán 8/276 2,9%

Thu nhập từ tiền lƣơng/trợ cấp 23/276 8,3%

Nguồn khác (làm bánh…) 4/276 1,4%

(Nguồn: Điều tra năm 2014)

3.3.2 Hiểu biết của ngƣời dân về biến đổi khí hậu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.2.1 Đánh giá của người dân về biến đổi khí hậu

Đối với ngƣời dân, BĐKH là một vấn đề khá mới, đa số ngƣời dân chƣa hiểu rõ thế nào là BĐKH, các biểu hiện của BĐKH, nguyên nhân cũng nhƣ tác động của BĐKH. Đa số cho rằng BĐKH là do ô nhiễm môi trƣờng nhƣ rác thải, nƣớc thải và thƣờng nhẫm lẫn BĐKH và thiên tai.

Tuy nhiên thông qua các cuộc phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm với ngƣời dân và cán bộ xã cho thấy, cảm nhận của ngƣời dân về sự thay đổi thời tiết khí hậu rõ rệt, đa số ngƣời dân và cán bộ xã đƣợc hỏi đều cho rằng trƣớc đây thời tiết có 4 mùa rõ rệt

55

(Xuân - Hạ - Thu - Đông), nhƣng hiện nay thì không còn rõ rệt nhƣ vậy nữa, có khi giữa mùa đông lại có ngày nắng nóng nhƣ mùa hè, có khí giữa mùa hè lại có những ngày mà ban đêm lạnh phải đắp chăn, đặc biệt họ không có cảm nhận rõ về thời tiết vào mùa xuân và mùa thu. Thời tiết các mùa không theo quy luật nhƣ trƣớc đây. Trƣởng thôn Tự Do (Ông Trần Chí Thanh) cho biết “như mấy hôm nay theo lịch là tháng 7 âm, theo quy luật thời gian này có mưa ngâu, ông Ngâu bà Ngâu gặp nhau sẽ có mưa nhiều và thời tiết mát mẻ hơn, nhưng từ đầu tháng đến nay chẳng có mưa gì cả và trời nắng nóng còn hơn cả giữa mùa hè tháng 6”.

Đa số ngƣời dân cho rằng sự biến đổi về nhiệt độ (nóng, lạnh), mƣa (lƣợng mƣa, thời gian mƣa) và diễn biến thiên tai ở mức cao (93,5% cho rằng sự BĐKH với mức độ biến đổi nhiều), 98,2% cho rằng nhiệt độ tăng lên, 87,3% cho rằng mƣa cũng tăng, trong đó đa số có ý kiến rằng số ngày mƣa tăng lên, còn lại 12,7% cho rằng mƣa giảm đi (bảng 3.16). Bởi vì đầu năm 2014 từ tháng 1 đến tháng 4 xảy ra hiện tƣợng mƣa liên tục trong thời gian gần 4 tháng, tuy lƣợng mƣa không lớn. So sánh với số liệu quan trắc về lƣợng mƣa trung bình cũng nhƣ lƣợng mƣa ở cả mùa mƣa và mùa khô đều có xu hƣớng giảm nhƣng không rõ rệt, lƣợng mƣa giảm không đáng kể nên ngƣời dân khó cảm nhận một cách hoàn toàn về lƣợng mƣa giảm, tuy nhiên khi hỏi về hiện tƣợng hạn hán thì đa số cho rằng tình hình hạn hán ngày càng nghiêm trọng trong khí nhà nƣớc đã hỗ trợ cải thiện đáng kể hệ thống thủy lợi. Qua phỏng vấn sâu cho thấy về mƣa có sự biến đổi cũng khá lớn, đặc biệt về diễn biến phức tạp, nhƣ có thời điểm mƣa liên tục kéo dài trong thời gian lâu, có thời điểm thì khô hạn kéo dài, sau đó khi mƣa thì mƣa rất to, theo ý kiến ngƣời dân trong những năm gần đây số cơn mƣa to xuất hiện nhiều. Bên cạnh đó hiện tƣợng mƣa bất thƣờng cũng xảy ra, ví dụ nhƣ: địa điểm mƣa, có khi mƣa tập trung rất to ở một địa điểm nào đó nhƣng khu vực bên cạnh thì nắng hạn. Trong địa bàn 1 thôn có thời điểm ở giữa thôn thì mƣa to, ở cuối thôn lại không mƣa.

Với thiên tai, ngƣời dân hiểu rất rõ về các loại thiên tai, diễn biến, ảnh hƣởng, cũng nhƣ biết cách ứng phó với thiên tai. Ngƣời dân cũng nhận thức đƣợc thiên tại trong những năm gần đây diễn biến phức tạp, khó lƣờng khó dự báo, có 91,3% ngƣời dân cho rằng thiên tai diễn biến khó lƣờng, khó dự báo, không theo quy luật (bảng 3.16).

56

Bảng 3.16: Đánh giá của ngƣời dân về BĐKH

Nội dung Số lƣợng Tỷ lệ

Đánh giá về mức độ BĐKH 30 năm qua

Biến đổi nhiều 258 93,5%

Biến đổi vừa phải 18 6,5%

Biến đổi ít 0 0%

Không biến đổi 0 0%

Đánh giá về sự biến đổi nhiệt độ

Tăng 271 98,2%

Giảm 5 1,8%

Đánh giá về sự biến đổi lƣợng mƣa

Tăng 241 87,3%

Giảm 35 12,7%

Đánh giá diễn biến thiên tai Không thay đổi 9 3,3%

Theo quy luật 15 5,4%

Không theo quy luật,

diễn biến khó lƣờng 252 91,3%

(Nguồn: Điều tra năm 2014)

3.3.2.2 Đánh giá của người dân về mức độ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu

Tuy ngƣời dân không hiểu rõ về BĐKH, do đa số họ chƣa đƣợc tập huấn về BĐKH. Nhƣng khi phân tích sơ qua về các tác động của BĐKH, đa số ngƣời dân cho rằng BĐKH đã và đang ảnh hƣởng lớn đến đời sống, kinh tế và xã hội của địa phƣơng. Có 46,4% cho rằng BĐKH ảnh hƣởng rất lớn đến đời sống ngƣời dân; có 50,4% cho rằng BĐKH ảnh hƣởng lớn đến đời sống ngƣời dân; 46,7% ngƣời dân cho rằng

BĐKH ảnh hƣởng rất lớn đến phát triển kinh tế gia đình và 50,7% cho rằng ảnh

hƣởng lớn; 40,6% cho rằng BĐKH ảnh hƣởng rất lớn đến xã hội địa phƣơng và (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

57

Bảng 3.17: Đánh giá về mức độ ảnh hƣởng của BĐKH đến đời sống, KT-XH

Lĩnh vực ảnh hƣởng Số lƣợng Tỷ lệ Ảnh hƣởng đến đời sống Không ảnh hƣởng 1 0,4% Ít ảnh hƣởng 7 2,5% Ảnh hƣởng nhiều 139 50,4% Ảnh hƣởng rất nhiều 128 46,4% Ảnh hƣởng đến phát triển kinh tế gia đình Không ảnh hƣởng 0 0,0% Ít ảnh hƣởng 6 2,2% Ảnh hƣởng nhiều 140 50,7% Ảnh hƣởng rất nhiều 129 46,7% Ảnh hƣởng đến xã hội Không ảnh hƣởng 1 0,4% Ít ảnh hƣởng 9 3,3% Ảnh hƣởng nhiều 152 55,1% Ảnh hƣởng rất nhiều 112 40,6%

(Nguồn: Điều tra năm 2014)

3.3.3 Hiểu biết của ngƣời dân về thiên tai tại địa phƣơng

Với BĐKH, ngƣời dân chƣa nắm rõ, nhƣng với thiên tai thì đa số ngƣời dân nắm rõ về các loại thiên tai thƣờng xảy ra tại địa phƣơng, bởi vì tất cả họ đều đã đƣợc chứng kiến các thiên tai này, họ cũng có nhiều kinh nhiệm trong ứng phó với thiên tai.

Qua các cuộc thảo luận nhóm với ngƣời dân, với cán bộ xã, cán bộ thôn, các cuộc phỏng vấn sâu và kết quả điều tra đều thống nhất xã Y Can thƣờng đối mặt với các thiên tai nhƣ: lũ sông, lũ suối, lũ quét, sạt lở đất, hạn hán, rét đậm rét hại, mƣa đá, lốc xoáy với tần xuất, cƣờng độ và mức độ thiệt hại khác nhau. Trong đó lũ sông, lũ suối xảy ra với tần xuất cao (xảy ra hàng năm), lũ quét, hạn hán và rét đậm rét hại cũng xảy ra phổ biến (đa số xảy ra hàng năm nhƣng có năm không xuất hiện). Rét đậm, rét hại xảy ra với tần xuất trung bình nhƣng mức độ thiệt hại lớn cho sản xuất

58

nhƣ: làm chết vật nuôi, chết trâu, bò, chết cây cối, hoa màu và ảnh hƣởng đến đời sống (bảng 3.18).

Bảng 3.18: Các loại thiên tai tại địa phƣơng

Các loại thiên tai Tần xuất sảy ra Mức độ thiệt hại

Lũ sông/suối Cao Lớn

Lũ quét Trung bình Trung bình

Hạn hán Trung bình Trung bình

Rét đậm, rét hại Trung bình Lớn

Mƣa đá Thấp Thấp

Lốc xoáy Thấp Thấp

Sạt lở đất Thấp Thấp

(Nguồn: Điều tra năm 2014)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và năng lực ứng phó của cộng đồng miền núi xã y can, huyện trấn yên, tỉnh yên bái (Trang 59)